Cuộc tập trận quân sự Ấn - Mỹ Yudh Abhyas lần thứ 17 đã bắt đầu tại Căn cứ Chung Elmendorf-Richardson, bang Alaska (Mỹ). 350 binh sĩ từ Tiểu đoàn bộ binh số 7 Madras của Quân đội Ấn Độ, tham gia cùng với 300 quân Mỹ thuộc Phi đội 1 (Nhảy dù) của Lữ đoàn Kỵ binh 40.Cuộc tập trận kéo dài hai tuần, sẽ thực hành huấn luyện các khoa mục chung về chống nổi dậy và chống khủng bố (CI/CT) dưới sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc. Mục đích của cuộc tập trận chung này là nhằm học hỏi kinh nghiệm, khả năng hợp tác giữa cả hai quân đội, khi đối mặt với các ưu tiên địa chính trị đang thay đổi.Các khoa mục huấn luyện sẽ được tiến hành trong thời tiết lạnh giá, như sơ tán y tế bằng đường hàng không, huấn luyện leo núi, tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí nhỏ và một bài tập huấn luyện trinh sát thực địa ở vùng núi JBER. Việc Quân đội Ấn Độ cử lực lượng sang Mỹ huấn luyện chung trong điều kiện thời tiết băng giá, được giới quan sát cho rằng, đây là hành động của phía Ấn Độ, nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu lâu dài với Trung Quốc, tại khu vực “nóc nhà của thế giới”.Giữa bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thì hình ảnh của ít nhất chiếc UAV CH-4 tại sân bay Ngari Gunsa (Tây Tạng), đã được lan truyền trên mạng xã hội Twitter, cho thấy Quân đội Trung Quốc (PLA) đã và đang thực hiện các nhiệm vụ Trinh sát Giám sát Tình báo (ISR) trong khu vực.Một sĩ quan cấp cao của Quân đội Ấn Độ yêu cầu giấu tên, nói với tờ EurAsian Times rằng, sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực là dấu hiệu cho thấy sự “phô trương sức mạnh” của PLA và là lời “cảnh báo” đối với Ấn Độ.UAV CH-4 được chế tạo bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). UAV CH-3 và CH-4 về cơ bản là bản sao phiên bản sao UAV Predator và Reaper của Mỹ; được Trung Quốc cho là có tính năng tương đương, nhưng có giá rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 4 triệu USD/chiếc. Nói về lý do tại sao CH-4 có khả năng được lựa chọn cho các nhiệm vụ trinh sát ở Tây Tạng, nhà phân tích quốc phòng Joseph P Chacko của Ấn Độ cho biết, “UAV CH-4A có sải cánh lớn và phù hợp với điều kiện thời tiết cao nguyên và gió to của Tây Tạng”. Trung Quốc sử dụng UAV CH-4 cho nhiệm vụ trinh sát trên không ở Tây Tạng, nhằm duy trì thời gian trinh sát trên không lâu hơn. Ngược lại phía Ấn Độ cũng đang sử dụng các UAV giám sát trong khu vực với hiệu quả rất cao. Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn, Ấn Độ đã hỏi mua UAV MQ-9 Reaper của Mỹ, còn được gọi là Predator-B, đang phục vụ quân đội Mỹ, Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha; được phát triển bởi GA-ASI, MQ-9 có thể điều khiển từ xa qua vệ tinh.UAV MQ-9 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Honeywell TPE331-10, có thể mang trọng tải tối đa 1.746kg, bao gồm trọng tải bên ngoài 1.361kg. MQ-9 có thể sử dụng nhiều vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa GM-114 Hellfire, bom GBU-12 Paveway II và GBU-JDAM. MQ-9 khi làm nhiệm vụ trinh sát được trang bị hệ thống quan sát quang điện tử EO / IR, radar đa chế độ Lynx, radar giám sát hàng hải đa chế độ, các biện pháp hỗ trợ điện tử (ESM)... Tờ EurAsian Times trước đây đã đưa tin, các lực lượng vũ trang Ấn Độ, hiện đang thiếu các máy bay không người lái chiến đấu do nước này tự phát triển. Hiện Ấn Độ bị tụt hậu ít nhất một thập kỷ về công nghệ UAV so với Trung Quốc. Với sự bất cân xứng này, Ấn Độ đang xem xét một hợp đồng trị giá 3 tỷ USD, để mua 30 UAV chiến đấu MQ-9B. Sau khi được đưa vào biên chế, chúng được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng tấn công và giám sát của các lực lượng vũ trang Ấn Độ.Việc sử dụng số máy bay MQ-9B, sẽ giúp Ấn Độ trở thành quốc gia không thuộc NATO duy nhất, nhận được UAV chiến đấu này từ Mỹ. Phiên bản UAV bán cho Ấn Độ là Predator-B, đã được quân đội và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng trong các khu vực xung đột. Ngoài việc triển khai dọc theo Đường kiểm soát (LOC) gần Pakistan, số UAV MQ-9B này cũng có thể được sử dụng ở khu vực biên giới Ladakh, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã xung đột trong hơn một năm qua.Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ có thể triển khai chúng như một công cụ trinh sát và tấn công tiềm năng chống lại bất kỳ hành động sai trái nào trong Khu vực Ấn Độ Dương (IOR) của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã vướng vào cuộc tranh chấp biên giới, nơi mà như Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawaharlal Nehru đã nói, “khắc nghiệt đến ngọn cỏ không mọc được”. Trung Quốc nhận thức rõ rằng, Ấn Độ sẵn sàng “bảo vệ” nhưng không gây xung đột để giành lấy vị trí đó.Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tìm kiếm sự ủng hộ hoàn toàn của Nga và Mỹ về mặt chiến lược, trong đó cả Nga và Mỹ đều sẵn sàng cung cấp những vũ khí tốt nhất cho Ấn Độ, trong cuộc chiến với Trung Quốc tại nơi được coi là “nóc nhà của thế giới này”.
Cuộc tập trận quân sự Ấn - Mỹ Yudh Abhyas lần thứ 17 đã bắt đầu tại Căn cứ Chung Elmendorf-Richardson, bang Alaska (Mỹ). 350 binh sĩ từ Tiểu đoàn bộ binh số 7 Madras của Quân đội Ấn Độ, tham gia cùng với 300 quân Mỹ thuộc Phi đội 1 (Nhảy dù) của Lữ đoàn Kỵ binh 40.
Cuộc tập trận kéo dài hai tuần, sẽ thực hành huấn luyện các khoa mục chung về chống nổi dậy và chống khủng bố (CI/CT) dưới sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc. Mục đích của cuộc tập trận chung này là nhằm học hỏi kinh nghiệm, khả năng hợp tác giữa cả hai quân đội, khi đối mặt với các ưu tiên địa chính trị đang thay đổi.
Các khoa mục huấn luyện sẽ được tiến hành trong thời tiết lạnh giá, như sơ tán y tế bằng đường hàng không, huấn luyện leo núi, tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí nhỏ và một bài tập huấn luyện trinh sát thực địa ở vùng núi JBER.
Việc Quân đội Ấn Độ cử lực lượng sang Mỹ huấn luyện chung trong điều kiện thời tiết băng giá, được giới quan sát cho rằng, đây là hành động của phía Ấn Độ, nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu lâu dài với Trung Quốc, tại khu vực “nóc nhà của thế giới”.
Giữa bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thì hình ảnh của ít nhất chiếc UAV CH-4 tại sân bay Ngari Gunsa (Tây Tạng), đã được lan truyền trên mạng xã hội Twitter, cho thấy Quân đội Trung Quốc (PLA) đã và đang thực hiện các nhiệm vụ Trinh sát Giám sát Tình báo (ISR) trong khu vực.
Một sĩ quan cấp cao của Quân đội Ấn Độ yêu cầu giấu tên, nói với tờ EurAsian Times rằng, sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực là dấu hiệu cho thấy sự “phô trương sức mạnh” của PLA và là lời “cảnh báo” đối với Ấn Độ.
UAV CH-4 được chế tạo bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). UAV CH-3 và CH-4 về cơ bản là bản sao phiên bản sao UAV Predator và Reaper của Mỹ; được Trung Quốc cho là có tính năng tương đương, nhưng có giá rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 4 triệu USD/chiếc.
Nói về lý do tại sao CH-4 có khả năng được lựa chọn cho các nhiệm vụ trinh sát ở Tây Tạng, nhà phân tích quốc phòng Joseph P Chacko của Ấn Độ cho biết, “UAV CH-4A có sải cánh lớn và phù hợp với điều kiện thời tiết cao nguyên và gió to của Tây Tạng”.
Trung Quốc sử dụng UAV CH-4 cho nhiệm vụ trinh sát trên không ở Tây Tạng, nhằm duy trì thời gian trinh sát trên không lâu hơn. Ngược lại phía Ấn Độ cũng đang sử dụng các UAV giám sát trong khu vực với hiệu quả rất cao.
Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn, Ấn Độ đã hỏi mua UAV MQ-9 Reaper của Mỹ, còn được gọi là Predator-B, đang phục vụ quân đội Mỹ, Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha; được phát triển bởi GA-ASI, MQ-9 có thể điều khiển từ xa qua vệ tinh.
UAV MQ-9 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Honeywell TPE331-10, có thể mang trọng tải tối đa 1.746kg, bao gồm trọng tải bên ngoài 1.361kg. MQ-9 có thể sử dụng nhiều vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa GM-114 Hellfire, bom GBU-12 Paveway II và GBU-JDAM.
MQ-9 khi làm nhiệm vụ trinh sát được trang bị hệ thống quan sát quang điện tử EO / IR, radar đa chế độ Lynx, radar giám sát hàng hải đa chế độ, các biện pháp hỗ trợ điện tử (ESM)...
Tờ EurAsian Times trước đây đã đưa tin, các lực lượng vũ trang Ấn Độ, hiện đang thiếu các máy bay không người lái chiến đấu do nước này tự phát triển. Hiện Ấn Độ bị tụt hậu ít nhất một thập kỷ về công nghệ UAV so với Trung Quốc.
Với sự bất cân xứng này, Ấn Độ đang xem xét một hợp đồng trị giá 3 tỷ USD, để mua 30 UAV chiến đấu MQ-9B. Sau khi được đưa vào biên chế, chúng được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng tấn công và giám sát của các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Việc sử dụng số máy bay MQ-9B, sẽ giúp Ấn Độ trở thành quốc gia không thuộc NATO duy nhất, nhận được UAV chiến đấu này từ Mỹ. Phiên bản UAV bán cho Ấn Độ là Predator-B, đã được quân đội và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng trong các khu vực xung đột.
Ngoài việc triển khai dọc theo Đường kiểm soát (LOC) gần Pakistan, số UAV MQ-9B này cũng có thể được sử dụng ở khu vực biên giới Ladakh, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã xung đột trong hơn một năm qua.
Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ có thể triển khai chúng như một công cụ trinh sát và tấn công tiềm năng chống lại bất kỳ hành động sai trái nào trong Khu vực Ấn Độ Dương (IOR) của Hải quân Trung Quốc (PLAN).
Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã vướng vào cuộc tranh chấp biên giới, nơi mà như Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawaharlal Nehru đã nói, “khắc nghiệt đến ngọn cỏ không mọc được”. Trung Quốc nhận thức rõ rằng, Ấn Độ sẵn sàng “bảo vệ” nhưng không gây xung đột để giành lấy vị trí đó.
Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang tìm kiếm sự ủng hộ hoàn toàn của Nga và Mỹ về mặt chiến lược, trong đó cả Nga và Mỹ đều sẵn sàng cung cấp những vũ khí tốt nhất cho Ấn Độ, trong cuộc chiến với Trung Quốc tại nơi được coi là “nóc nhà của thế giới này”.