Khác với phần lớn các loại máy bay phản lực chiến đấu thông thường khác, động cơ tiêm kích F-35B có cấu tạo khá riêng biệt để phục vụ cho tính năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn của nó. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài một động cơ được gắn phía sau giúp máy bay di chuyển trên không như một phản lực cơ thông thường, chiến đấu cơ F-35B còn có một động cơ đẩy theo góc vuông 90 độ so với thân máy bay, có khả năng hút gió từ phía bên trên máy bay đẩy xuống dưới, tạo ra luồng khí nâng giúp chiếc chiến đấu cơ này di chuyển được theo phương thẳng đứng, có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.Với hệ thống này, chiếc F-35B có khả năng cất cánh chỉ trên đường băng khoảng 30 mét thậm chí ngắn hơn và hạ cánh gần như thẳng đứng tùy theo điều kiện bên ngoài có gió hay không. Ảnh: Một chiến đầu cơ F-35B đang mở cửa hút gió trên nóc máy bay để cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.Cấu tạo cực kỳ phức tạp của động cơ F-35B với phần phía vòi phun (Nozzle) phía sau cho phép nó bay như một máy bay phản lực thông thường nhưng cũng kèm theo một bộ phận quạt nâng (LiftFan) phía trên động cơ. Động cơ đẩy của máy bay F-35B sẽ điều khiển quạt nâng thông qua một trục điều khiển (Driveshaft). Với cấu tạo như thế này, việc bảo dưỡng F-35B sẽ là điều cực kỳ khó khăn vì nó có quá nhiều bộ phận thiết yếu, việc tháo-lắp động cơ cũng khó khăn không kém do kết cấu hai động cơ được nối với nhau. Nguồn ảnh: Sina.Ảnh mô phỏng trên máy tính những luồng không khí được đẩy xuống từ chiếc F-35B khi nó hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sina.Đánh đổi lại khả năng cất-hạ cánh tuyệt vời này chính là sự thiếu cơ động trên không, khó bảo dưỡng, bảo trì và cực kỳ dễ hỏng hóc của chiếc chiến đấu cơ F-35B. Nguồn ảnh: Sina.Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, hệ thống cánh quạt nâng giúp chiếc F-35B hạ cánh thẳng đứng thường gặp phải vấn đề quá nhiệt khi phi công tỏ ra thiếu kinh nghiệm, kéo dài quá trình hạ cánh của phi cơ lâu hơn bình thường. Thêm nữa, khi máy bay hoạt động một thời gian dài, hệ thống quạt nâng sẽ bị ảnh hưởng nhất là bộ phận hộp số của quạt nâng, dẫn tới nhiều hệ quả khác như quá nhiệt, quá tải động cơ, thậm chí là ngừng hoạt động quạt nâng, máy bay mất khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.So với chiếc tiêm kích F-35A, khả năng cơ động trên không của F-35B nằm ở mức "không thể chấp nhận được". Bộ phận khung máy bay F-35B có thiết kế rất khác cho với khung máy bay F-35A, hệ thống khung của F-35B sẽ chỉ chịu được tốc độ tối đa tương đương với Mach 1,2 và lực tác động tối đa chỉ khoảng 7G, điều này đồng nghĩa với việc chiếc F-35B sẽ bay với tốc độ quá chậm so với các máy bay của đối thủ và mặc dù chậm, nó cũng vẫn có một vòng cua rất lớn do chỉ chịu được 7G lực xoắn. Nguồn ảnh: Sina.Thực chất, toàn bộ chương trình F-35 của Mỹ bị kéo dài và đội giá một cách quá đáng phần lớn là do phiên bản F-35B này. Mặc dù vậy, những vấn đề mà chiếc F-35B gặp phải vẫn chưa thể được khắc phục triệt để trong nay mai mà có lẽ cần phải có một thời gian dài nữa với chi phí tốn kém hơn nữa mới có thể giải quyết được. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với phần lớn các loại máy bay phản lực chiến đấu thông thường khác, động cơ tiêm kích F-35B có cấu tạo khá riêng biệt để phục vụ cho tính năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn của nó. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài một động cơ được gắn phía sau giúp máy bay di chuyển trên không như một phản lực cơ thông thường, chiến đấu cơ F-35B còn có một động cơ đẩy theo góc vuông 90 độ so với thân máy bay, có khả năng hút gió từ phía bên trên máy bay đẩy xuống dưới, tạo ra luồng khí nâng giúp chiếc chiến đấu cơ này di chuyển được theo phương thẳng đứng, có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.
Với hệ thống này, chiếc F-35B có khả năng cất cánh chỉ trên đường băng khoảng 30 mét thậm chí ngắn hơn và hạ cánh gần như thẳng đứng tùy theo điều kiện bên ngoài có gió hay không. Ảnh: Một chiến đầu cơ F-35B đang mở cửa hút gió trên nóc máy bay để cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.
Cấu tạo cực kỳ phức tạp của động cơ F-35B với phần phía vòi phun (Nozzle) phía sau cho phép nó bay như một máy bay phản lực thông thường nhưng cũng kèm theo một bộ phận quạt nâng (LiftFan) phía trên động cơ. Động cơ đẩy của máy bay F-35B sẽ điều khiển quạt nâng thông qua một trục điều khiển (Driveshaft). Với cấu tạo như thế này, việc bảo dưỡng F-35B sẽ là điều cực kỳ khó khăn vì nó có quá nhiều bộ phận thiết yếu, việc tháo-lắp động cơ cũng khó khăn không kém do kết cấu hai động cơ được nối với nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Ảnh mô phỏng trên máy tính những luồng không khí được đẩy xuống từ chiếc F-35B khi nó hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sina.
Đánh đổi lại khả năng cất-hạ cánh tuyệt vời này chính là sự thiếu cơ động trên không, khó bảo dưỡng, bảo trì và cực kỳ dễ hỏng hóc của chiếc chiến đấu cơ F-35B. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, hệ thống cánh quạt nâng giúp chiếc F-35B hạ cánh thẳng đứng thường gặp phải vấn đề quá nhiệt khi phi công tỏ ra thiếu kinh nghiệm, kéo dài quá trình hạ cánh của phi cơ lâu hơn bình thường. Thêm nữa, khi máy bay hoạt động một thời gian dài, hệ thống quạt nâng sẽ bị ảnh hưởng nhất là bộ phận hộp số của quạt nâng, dẫn tới nhiều hệ quả khác như quá nhiệt, quá tải động cơ, thậm chí là ngừng hoạt động quạt nâng, máy bay mất khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Sina.
So với chiếc tiêm kích F-35A, khả năng cơ động trên không của F-35B nằm ở mức "không thể chấp nhận được". Bộ phận khung máy bay F-35B có thiết kế rất khác cho với khung máy bay F-35A, hệ thống khung của F-35B sẽ chỉ chịu được tốc độ tối đa tương đương với Mach 1,2 và lực tác động tối đa chỉ khoảng 7G, điều này đồng nghĩa với việc chiếc F-35B sẽ bay với tốc độ quá chậm so với các máy bay của đối thủ và mặc dù chậm, nó cũng vẫn có một vòng cua rất lớn do chỉ chịu được 7G lực xoắn. Nguồn ảnh: Sina.
Thực chất, toàn bộ chương trình F-35 của Mỹ bị kéo dài và đội giá một cách quá đáng phần lớn là do phiên bản F-35B này. Mặc dù vậy, những vấn đề mà chiếc F-35B gặp phải vẫn chưa thể được khắc phục triệt để trong nay mai mà có lẽ cần phải có một thời gian dài nữa với chi phí tốn kém hơn nữa mới có thể giải quyết được. Nguồn ảnh: Sina.