Hình ảnh được công bố ghi lại khoảnh khắc tay súng của FSA dùng tên lửa TOW tấn công chiếc T-72 của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở vùng nông thôn phía bắc Latakia. Trước khi dính đạn, xe tăng T-72 vẫn mãi mê tấn công công mục tiêu mà không hay biết chính mình đang trở thành mục tiêu bị săn đuổi.Quả đạn đánh trúng đã tạo ra một tiếng nổ lớn kèm theo đó là quả cầu lửa khổng lồ và những mảnh vỏ của chiếc T-72 văng lên cao. Nhưng đó là tất cả những gì quả tên lửa TOW làm được và cỗ tăng dù không còn mới của SAA vẫn gần như nguyên vẹn và trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó khi kíp chiến đấu kịp trở lại xe sau phút mất bình tĩnh.Theo AMN, tên lửa TOW đã đánh trúng khu vực phía trước của tháp pháo chiếc T-72, gây ra một vụ nổ dữ dội. Sau vụ nổ, không có đám cháy bùng phát như nhiều vụ tấn công trước đây do phiến quân công bố, chính vì vậy kíp lái mới có thể thoát ra ngoài một cách an toàn nhưng gần như toàn bộ phần giáp bên sườn đều bị lột khỏi xe.Nếu những nhận định này là chuẩn xác thì đây là lần thứ 3 liên tiếp kể từ cuối năm 2019, tên lửa phiến quân không thể hạ gục tăng T-72 của quân đội Syria. Hôm 27/2, lực lượng khủng bố IS tại Syria đã đăng tải video quay lại cảnh chúng dùng tên lửa chống tăng tấn công chiếc tăng T-72 của quân đội chính phủ Syria ở khoảng cách rất gần.Chỉ sau ít giây được phóng đi, quả tên lửa có điều khiển đã lao trúng vào phần trước của chiếc xe tăng. Vụ tấn công xảy ra tại Đông Ghouta, ngoại ô Damascus. Cùng với hình ảnh được công bố, phiến quân cho biết chiếc xe tăng đã bị phá hủy nhưng không ghi lại cảnh xe tăng bốc cháy và phát nổ.Phạm vi tấn công tối đa của TOW khoảng 3.700m. Tên lửa này có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.Lần gần đây nhất TOW tham chiến vào năm 2003 trong chiến tranh Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).Sự xuất hiện của tên lửa này được coi là cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp tại những chiến trường nó góp mặt. Cụ thể, trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991, nhiều trận đấu tăng nổi tiếng đã xảy ra, như trận 73 Easting với một bên là liên quân Mỹ-Anh (gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 2) với bên kia là tăng - thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Iraq (trang bị xe tăng T-72).Cùng đối mặt với T-72 nhưng ở Syria lại có sự khác biệt rất lớn với T-72 của Iraq. Trong khi phần lớn T-72 Iraq đều bị phá hủy khi bị TOW đánh trúng thì tên lửa này nhiều lần chỉ làm xước da hay bong vỏ khi tấn công T-72 Syria. Khác biệt này có thể đến từ gói nâng cấp Nga thực hiện dành cho những chiếc T-72 của SAA, nhưng không rõ chi tiết gói nâng cấp này gồm những gì.
Hình ảnh được công bố ghi lại khoảnh khắc tay súng của FSA dùng tên lửa TOW tấn công chiếc T-72 của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở vùng nông thôn phía bắc Latakia. Trước khi dính đạn, xe tăng T-72 vẫn mãi mê tấn công công mục tiêu mà không hay biết chính mình đang trở thành mục tiêu bị săn đuổi.
Quả đạn đánh trúng đã tạo ra một tiếng nổ lớn kèm theo đó là quả cầu lửa khổng lồ và những mảnh vỏ của chiếc T-72 văng lên cao. Nhưng đó là tất cả những gì quả tên lửa TOW làm được và cỗ tăng dù không còn mới của SAA vẫn gần như nguyên vẹn và trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó khi kíp chiến đấu kịp trở lại xe sau phút mất bình tĩnh.
Theo AMN, tên lửa TOW đã đánh trúng khu vực phía trước của tháp pháo chiếc T-72, gây ra một vụ nổ dữ dội. Sau vụ nổ, không có đám cháy bùng phát như nhiều vụ tấn công trước đây do phiến quân công bố, chính vì vậy kíp lái mới có thể thoát ra ngoài một cách an toàn nhưng gần như toàn bộ phần giáp bên sườn đều bị lột khỏi xe.
Nếu những nhận định này là chuẩn xác thì đây là lần thứ 3 liên tiếp kể từ cuối năm 2019, tên lửa phiến quân không thể hạ gục tăng T-72 của quân đội Syria. Hôm 27/2, lực lượng khủng bố IS tại Syria đã đăng tải video quay lại cảnh chúng dùng tên lửa chống tăng tấn công chiếc tăng T-72 của quân đội chính phủ Syria ở khoảng cách rất gần.
Chỉ sau ít giây được phóng đi, quả tên lửa có điều khiển đã lao trúng vào phần trước của chiếc xe tăng. Vụ tấn công xảy ra tại Đông Ghouta, ngoại ô Damascus. Cùng với hình ảnh được công bố, phiến quân cho biết chiếc xe tăng đã bị phá hủy nhưng không ghi lại cảnh xe tăng bốc cháy và phát nổ.
Phạm vi tấn công tối đa của TOW khoảng 3.700m. Tên lửa này có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Lần gần đây nhất TOW tham chiến vào năm 2003 trong chiến tranh Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).
Sự xuất hiện của tên lửa này được coi là cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp tại những chiến trường nó góp mặt. Cụ thể, trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991, nhiều trận đấu tăng nổi tiếng đã xảy ra, như trận 73 Easting với một bên là liên quân Mỹ-Anh (gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 2) với bên kia là tăng - thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Iraq (trang bị xe tăng T-72).
Cùng đối mặt với T-72 nhưng ở Syria lại có sự khác biệt rất lớn với T-72 của Iraq. Trong khi phần lớn T-72 Iraq đều bị phá hủy khi bị TOW đánh trúng thì tên lửa này nhiều lần chỉ làm xước da hay bong vỏ khi tấn công T-72 Syria. Khác biệt này có thể đến từ gói nâng cấp Nga thực hiện dành cho những chiếc T-72 của SAA, nhưng không rõ chi tiết gói nâng cấp này gồm những gì.