Hệ thống dù hạ cánh khẩn cấp vừa mới được giới thiệu cùng với trực thăng Zefhir của Italia. Đây là loại dù được gắn trực tiếp lên trục trực thăng, được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp trực thăng bị hư hỏng khi bay dẫn đến mất động năng. Nguồn ảnh: QQ.Trong trường hợp xảy ra sự cố, phi công chỉ việc giật dù và chiếc dù này có thể đưa máy bay tiếp đất nhẹ nhàng thay vì để kíp lái phải hứng chịu một cú rơi mất kiểm soát như trong quá khứ. Nguồn ảnh: QQ.Theo hãng sản xuất, loại dù này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả rất tốt, có thể ứng dụng được trong tương lai vào các dòng trực thăng có công suất lớn, trọng tải nặng hơn. Nguồn ảnh: QQ.Ở thời điểm hiện tại, nhiều hệ thống dù hạ cánh được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ đã có khả năng hãm được tốc độ rơi tự do của khoang lái có trọng lượng lên tới nhiều tấn - đồng nghĩa với việc các hệ thống dù tương tự cũng có đủ khả năng làm dù khẩn cấp cho các loại trực thăng tấn công hạng nặng. Nguồn ảnh: QQ.Điểm yếu lớn nhất và có thể coi là cố hữu của loại dù này đó là nó cần phải được gắn trên đỉnh trục cánh quạt - vị trí thường được sử dụng để gắn ăng-ten hoặc radar trên các loại trực thăng tấn công. Nguồn ảnh: QQ.Ngoài ra, khi triển khai dù khẩn cấp này, phi công cũng cần đưa trực thăng về trạng thái thăng bằng trước khi có thể bung dù. Nguồn ảnh: QQ.Hiện tại, loại trực thăng duy nhất trên thế giới có khả năng thoát hiểm cho phi công đó là Ka-52 của Nga. Tuy nhiên loại trực thăng này lại trang bị ghế phóng thoát hiểm như máy bay phản lực thay vì được trang bị dù. Nguồn ảnh: QQ.Trong trường hợp khẩn cấp, phi công sẽ kích hoạt quy trình khẩn cấp gồm hai bước. Bước thứ nhất sẽ kích nổ trục cánh quạt của Ka-52 khiến sáu lá cánh của nó bị văng ra xung quanh theo lực ly tâm đồng thời bước này cũng sẽ kích nổ tấm kính lái. Bước hai ghế phóng sẽ được kích hoạt để phi công thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên hệ thống này được đánh giá là kém hiệu quả hơn nhiều so với các hệ thống phóng trên chiến đấu cơ phản lực vì bản thân phi công lái trực thăng cũng có khả năng chịu gia tốc trọng trường rất kém, khó có thể sống sót qua cú phóng ghế thoát hiểm giống như các phi công phản lực tiêm kích. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Trực thăng chiến đấu Ka-52 của Nga ở Syria.
Hệ thống dù hạ cánh khẩn cấp vừa mới được giới thiệu cùng với trực thăng Zefhir của Italia. Đây là loại dù được gắn trực tiếp lên trục trực thăng, được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp trực thăng bị hư hỏng khi bay dẫn đến mất động năng. Nguồn ảnh: QQ.
Trong trường hợp xảy ra sự cố, phi công chỉ việc giật dù và chiếc dù này có thể đưa máy bay tiếp đất nhẹ nhàng thay vì để kíp lái phải hứng chịu một cú rơi mất kiểm soát như trong quá khứ. Nguồn ảnh: QQ.
Theo hãng sản xuất, loại dù này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả rất tốt, có thể ứng dụng được trong tương lai vào các dòng trực thăng có công suất lớn, trọng tải nặng hơn. Nguồn ảnh: QQ.
Ở thời điểm hiện tại, nhiều hệ thống dù hạ cánh được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ đã có khả năng hãm được tốc độ rơi tự do của khoang lái có trọng lượng lên tới nhiều tấn - đồng nghĩa với việc các hệ thống dù tương tự cũng có đủ khả năng làm dù khẩn cấp cho các loại trực thăng tấn công hạng nặng. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm yếu lớn nhất và có thể coi là cố hữu của loại dù này đó là nó cần phải được gắn trên đỉnh trục cánh quạt - vị trí thường được sử dụng để gắn ăng-ten hoặc radar trên các loại trực thăng tấn công. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, khi triển khai dù khẩn cấp này, phi công cũng cần đưa trực thăng về trạng thái thăng bằng trước khi có thể bung dù. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại, loại trực thăng duy nhất trên thế giới có khả năng thoát hiểm cho phi công đó là Ka-52 của Nga. Tuy nhiên loại trực thăng này lại trang bị ghế phóng thoát hiểm như máy bay phản lực thay vì được trang bị dù. Nguồn ảnh: QQ.
Trong trường hợp khẩn cấp, phi công sẽ kích hoạt quy trình khẩn cấp gồm hai bước. Bước thứ nhất sẽ kích nổ trục cánh quạt của Ka-52 khiến sáu lá cánh của nó bị văng ra xung quanh theo lực ly tâm đồng thời bước này cũng sẽ kích nổ tấm kính lái. Bước hai ghế phóng sẽ được kích hoạt để phi công thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên hệ thống này được đánh giá là kém hiệu quả hơn nhiều so với các hệ thống phóng trên chiến đấu cơ phản lực vì bản thân phi công lái trực thăng cũng có khả năng chịu gia tốc trọng trường rất kém, khó có thể sống sót qua cú phóng ghế thoát hiểm giống như các phi công phản lực tiêm kích. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng chiến đấu Ka-52 của Nga ở Syria.