Kể từ khi ra đời, mọi thế hệ xe tăng đều phải gắn liền với lớp giáp chống đạn mạnh mẽ. Trước và trong CTTG 2, có một ngoại lệ đối với các tăng hạng nhẹ thường có lớp giáp mỏng để tăng sức cơ động. Sau năm 1945, với sự nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, các xe tăng vẫn đạt được tốc độ cao với lớp giáp dày như dòng tăng T-54/55, T-62 của Liên Xô. Thế nhưng, vẫn có một vài quốc gia với tư duy “khác người” chọn lựa thiết kế những chiếc xe tăng có giáp mỏng dù họ có quyền tạo ra được sản phẩm hơn thế. Mà xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30 của Quân đội Pháp là một ví dụ điển hình. Nguồn ảnh: QQHầu hết các chuyên gia quân sự nhận định, AMX-30 nằm trong top xe tăng chiến đấu chủ lực có lớp giáp tồi, tệ hại nhất lịch sử. Nguồn ảnh: QQ Xe tăng AMX-30 được phát triển cùng thời với dòng tăng T-54/55 của Liên Xô, do hãng GIAT Industries phát triển từ những năm 1950. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện vào năm 1960 và đi vào phục vụ năm 1963. Nguồn ảnh: WikipediaThoạt tiên, ban đầu AMX-30 là một chiếc xe tăng có các chỉ số cơ động, hỏa lực tác chiến ấn tượng. Tuy nhiên, GIAT đã không thể cân bằng được hỏa lực với giáp bảo vệ, vì thế mà lớp giáp AMX-30 rất mỏng. GIAT đi theo hướng phát triển các dòng tăng hạng nhẹ thời CTTG 2 với có giáp mỏng nhưng chạy nhanh mà quên mất rằng họ đang ở một thời đại rất khác. Và họ đang phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực với tính năng pha trộn giữa tăng hạng nặng, tăng hạng trung và tăng hạng nhẹ (giáp dày, hỏa lực mạnh và sự cơ động một cách cân bằng). Nguồn ảnh: QQTheo Military-Today, giáp của AMX-30 "mỏng kinh khủng", nó chỉ có thể chống chịu các loại pháo cỡ nòng nhỏ 23-30mm và mảnh đạn pháo. Còn với pháo tăng cỡ 100mm trên T-54/55, hay các khẩu súng chống RPG-7 thì quá dễ dàng "để tát vỡ mặt" AMX-30. Nguồn ảnh: QQMặt trước thân xe và tháp pháo của AMX-30 chỉ dày 80mm được vát nghiêng vừa phải, hai bên hông "mỏng như giấy" 35-40mm còn đuôi chỉ 30mm. Nguồn ảnh: WikipediaNgười Pháp đã từng có phương án nâng cấp giáp bảo vệ cho xe tăng AMX-30 với công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA), tuy nhiên ít được áp dụng. Trong ảnh là phiên bản AMX-30B2 BRENUS với gạch ERA gắn vào thân và tháp pháo cung cấp lớp bảo vệ tương đương 400mm thép góc chạm 60 độ. Nguồn ảnh: QQTất nhiên, ngoài giáp bảo vệ thì xe tăng AMX-30 sở hữu hỏa lực đáng mơ ước so với các thế hệ tăng T-54/55. Nó được trang bị cỗ pháo chính CN-105 F-1 cỡ 105mm có thể so sánh với khẩu L7 "huyền thoại nước Anh" nhưng chiều dài nòng kém hơn một chút. Nguồn ảnh: QQTrong ảnh là khóa nòng của khẩu pháo CN-105 F1 trên AMX-30, khẩu này có thể bắn hầu hết các loại đạn tiêu chuẩn 105mm của khối NATO. Cơ số đạn 47 viên. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống điều khiển hỏa lực trên AMX-30 được đánh giá cao, vượt trội so với các đời T-54/55. Nguồn ảnh: WikipediaVề khả năng tác xạ của pháo 105mm trên AMX-30, theo Wikipedia, với đạn nổ mạnh chống tăng có cánh ổn định (HEAT) Obus G, cỗ tăng có khả năng xuyên giáp thép dày 400mm với cực ly tiêu diệt cách 3.000m trong điều kiện tầm nhìn tốt, ban ngày. Nguồn ảnh: QQĐáng chú ý, khác với nhiều xe tăng cùng thời và cả loại mới về sau, AMX-30 gần như là cỗ xe tăng chủ lực duy nhất sử dụng vũ khí đồng trục không phải súng máy 7,62mm mà là pháo tự động 20mm với 1.000 viên đạn. Nguồn ảnh: QQVới trọng lượng 36 tấn, trang bị động có diesel HS-110 công suất 720 mã lực, AMX-30 là một trong những cỗ xe tăng nhanh nhất thế giới thời bấy giờ với tốc độ đến 65km/h, dự trữ hành trình 650km, có khả năng lội nước sâu 4m (có chuẩn bị ống thở). Nguồn ảnh: QQTuy được sản xuất với số lượng khá lớn lên tới 3.571 chiếc (tất nhiên là chỉ bằng "hạt cát" so với số lượng T-54/55), nhưng AMX-30 cũng chỉ có hơn 10 quốc gia sử dụng với số lượng không quá 300 chiếc mỗi nước. Quốc gia mua nhiều AMX-30 nhất là Ả Rập Xê-út với 250 đơn vị. Với một chiếc xe tăng không phải dạng “nồi đồng cối đá Liên Xô” thì chiến thuật sử dụng AMX-30 không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: WikipediaQuân đội Pháp – quốc gia sử dụng chính AMX-30 hiện đã loại biên chế hoàn toàn chiếc xe tăng này. Chỉ còn một số lượng nhỏ AMX-30 trong các kho lưu trữ và huấn luyện. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kể từ khi ra đời, mọi thế hệ xe tăng đều phải gắn liền với lớp giáp chống đạn mạnh mẽ. Trước và trong CTTG 2, có một ngoại lệ đối với các tăng hạng nhẹ thường có lớp giáp mỏng để tăng sức cơ động. Sau năm 1945, với sự nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, các xe tăng vẫn đạt được tốc độ cao với lớp giáp dày như dòng tăng T-54/55, T-62 của Liên Xô. Thế nhưng, vẫn có một vài quốc gia với tư duy “khác người” chọn lựa thiết kế những chiếc xe tăng có giáp mỏng dù họ có quyền tạo ra được sản phẩm hơn thế. Mà xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30 của Quân đội Pháp là một ví dụ điển hình. Nguồn ảnh: QQ
Hầu hết các chuyên gia quân sự nhận định, AMX-30 nằm trong top xe tăng chiến đấu chủ lực có lớp giáp tồi, tệ hại nhất lịch sử. Nguồn ảnh: QQ
Xe tăng AMX-30 được phát triển cùng thời với dòng tăng T-54/55 của Liên Xô, do hãng GIAT Industries phát triển từ những năm 1950. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện vào năm 1960 và đi vào phục vụ năm 1963. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thoạt tiên, ban đầu AMX-30 là một chiếc xe tăng có các chỉ số cơ động, hỏa lực tác chiến ấn tượng. Tuy nhiên, GIAT đã không thể cân bằng được hỏa lực với giáp bảo vệ, vì thế mà lớp giáp AMX-30 rất mỏng. GIAT đi theo hướng phát triển các dòng tăng hạng nhẹ thời CTTG 2 với có giáp mỏng nhưng chạy nhanh mà quên mất rằng họ đang ở một thời đại rất khác. Và họ đang phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực với tính năng pha trộn giữa tăng hạng nặng, tăng hạng trung và tăng hạng nhẹ (giáp dày, hỏa lực mạnh và sự cơ động một cách cân bằng). Nguồn ảnh: QQ
Theo Military-Today, giáp của AMX-30 "mỏng kinh khủng", nó chỉ có thể chống chịu các loại pháo cỡ nòng nhỏ 23-30mm và mảnh đạn pháo. Còn với pháo tăng cỡ 100mm trên T-54/55, hay các khẩu súng chống RPG-7 thì quá dễ dàng "để tát vỡ mặt" AMX-30. Nguồn ảnh: QQ
Mặt trước thân xe và tháp pháo của AMX-30 chỉ dày 80mm được vát nghiêng vừa phải, hai bên hông "mỏng như giấy" 35-40mm còn đuôi chỉ 30mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Người Pháp đã từng có phương án nâng cấp giáp bảo vệ cho xe tăng AMX-30 với công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA), tuy nhiên ít được áp dụng. Trong ảnh là phiên bản AMX-30B2 BRENUS với gạch ERA gắn vào thân và tháp pháo cung cấp lớp bảo vệ tương đương 400mm thép góc chạm 60 độ. Nguồn ảnh: QQ
Tất nhiên, ngoài giáp bảo vệ thì xe tăng AMX-30 sở hữu hỏa lực đáng mơ ước so với các thế hệ tăng T-54/55. Nó được trang bị cỗ pháo chính CN-105 F-1 cỡ 105mm có thể so sánh với khẩu L7 "huyền thoại nước Anh" nhưng chiều dài nòng kém hơn một chút. Nguồn ảnh: QQ
Trong ảnh là khóa nòng của khẩu pháo CN-105 F1 trên AMX-30, khẩu này có thể bắn hầu hết các loại đạn tiêu chuẩn 105mm của khối NATO. Cơ số đạn 47 viên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên AMX-30 được đánh giá cao, vượt trội so với các đời T-54/55. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về khả năng tác xạ của pháo 105mm trên AMX-30, theo Wikipedia, với đạn nổ mạnh chống tăng có cánh ổn định (HEAT) Obus G, cỗ tăng có khả năng xuyên giáp thép dày 400mm với cực ly tiêu diệt cách 3.000m trong điều kiện tầm nhìn tốt, ban ngày. Nguồn ảnh: QQ
Đáng chú ý, khác với nhiều xe tăng cùng thời và cả loại mới về sau, AMX-30 gần như là cỗ xe tăng chủ lực duy nhất sử dụng vũ khí đồng trục không phải súng máy 7,62mm mà là pháo tự động 20mm với 1.000 viên đạn. Nguồn ảnh: QQ
Với trọng lượng 36 tấn, trang bị động có diesel HS-110 công suất 720 mã lực, AMX-30 là một trong những cỗ xe tăng nhanh nhất thế giới thời bấy giờ với tốc độ đến 65km/h, dự trữ hành trình 650km, có khả năng lội nước sâu 4m (có chuẩn bị ống thở). Nguồn ảnh: QQ
Tuy được sản xuất với số lượng khá lớn lên tới 3.571 chiếc (tất nhiên là chỉ bằng "hạt cát" so với số lượng T-54/55), nhưng AMX-30 cũng chỉ có hơn 10 quốc gia sử dụng với số lượng không quá 300 chiếc mỗi nước. Quốc gia mua nhiều AMX-30 nhất là Ả Rập Xê-út với 250 đơn vị. Với một chiếc xe tăng không phải dạng “nồi đồng cối đá Liên Xô” thì chiến thuật sử dụng AMX-30 không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quân đội Pháp – quốc gia sử dụng chính AMX-30 hiện đã loại biên chế hoàn toàn chiếc xe tăng này. Chỉ còn một số lượng nhỏ AMX-30 trong các kho lưu trữ và huấn luyện. Nguồn ảnh: Wikipedia