Đợt tấn công bằng tên lửa hành trình quy mô lớn đầu tiên của Nga sau nhiều tháng. Các vụ nổ vang dội ở nhiều thành phố lớn ở Ukraine, còi báo động không kích và các vụ nổ dữ dội vang lên ở nhiều thành phố của Ukraine, trong đó có Kiev, Lviv và Zaporozhye.Không quân Nga đã sử dụng khoảng 10 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và 9 chiếc Tu-22M3 phóng tên lửa vào nhiều mục tiêu ở Ukraine. Theo thông báo, các vụ nổ xảy ra ở nhiều nơi ở Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev.Theo thông tin của Ukraine, chỉ riêng trong đợt tấn công sáng 29/12, Nga đã phóng khoảng 120 tên lửa tầm xa, bao gồm tên lửa hành trình Kh-101/Kh-55, tên lửa siêu thanh Kh-22, tên lửa phòng không S-300 (được chuyển sang tấn công mục tiêu mặt đất) và một số lượng lớn UAV tự sát Geran-2. Loại tên lửa duy nhất mà Nga chưa sử dụng là tên lửa hành trình Kalibr, trước đây được phóng từ các tàu tên lửa của Hạm đội Biển Đen. Ngoài ra, Quân đội Ukraine còn phát hiện máy bay mang tên lửa MiG-31I của Nga cất cánh và có thể đã phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal.Ông Yuriy Ihnat, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine tuyên bố, Quân đội Nga đã tiến hành không kích quy mô lớn vào Ukraine vào ngày 29/12 bằng UAV tự sát Geran-2, tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, bao gồm cả “tên lửa Kh-22 cực kỳ khó đánh chặn”. Ông Ihnat Ignat thừa nhận, Quân đội Ukraine cho đến nay vẫn chưa thể đánh chặn thành công tên lửa Kh-22 và Quân đội Ukraine cũng chưa thể đánh chặn bất kỳ tên lửa nào trong số 300 tên lửa Kh-22 do Quân đội Nga phóng trong suốt cuộc xung đột vừa qua.Nguyên nhân chính mà lực lượng phòng không Ukraine không thể đánh chặn được tên lửa Kh-22, là do tên lửa này bay quá nhanh, quá cao. Loại tên lửa duy nhất có thể đánh chặn Kh-22 mà Ukraine có là loại Patriot của Mỹ, nhưng họ có số lượng quá ít. Kh-22 là loại tên lửa chống hạm, được Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ cuối thập niên 1960. Tên lửa có tổng trọng lượng 5,8 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ bay từ 2,5 đến 3 Mach, tầm bắn 500 km và mang đầu đạn nặng 1 tấn.Kh-22 được xếp vào là loại tên lửa chống hạm siêu thanh hạng nặng, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính ở đoạn hành trình và radar đơn xung dẫn đường ở giai đoạn cuối. Mục tiêu của nó là những tàu sân bay hoặc cụm tàu chiến của đối phương.Mặc dù tên lửa siêu thanh Kh-22 là vũ khí chống hạm, có từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng tầm bắn hơn 500 km, nên có thể bao phủ hầu hết các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Ukraine và vẫn là mối đe dọa lớn với Ukraine.Một “thành tích” của tên lửa Kh-22 là vào tháng 6 năm ngoái, đã phá hủy trung tâm mua sắm Kremenchuk ở Ukraine khiến 22 người thiệt mạng. Sau đó, ngay những ngày đầu năm 2024, một tên lửa Kh-22 đã đánh sập một tòa nhà chung cư ở Dnieper, khiến 43 người thiệt mạng. Có một số lý do khiến phòng không Ukraine không thể đánh chặn được dù chỉ một tên lửa Kh-22 đó là tên lửa này có tốc độ tương đối nhanh, từ Mach 2,5 đến Mach 3 và bay ở độ cao 15.000 đến 20.000 m. Tên lửa phòng không thông thường không thể đánh chặn được nó.Hiện Ukraine không có nhiều tên lửa đất đối không tầm xa tiên tiến, họ chỉ có một số tiểu đoàn Patriot, chủ yếu được triển khai xung quanh Kiev. Nhưng mục tiêu tấn công của Kh-22 chủ yếu là vào Kharkov, Donbass và các thành phố phía đông sông Dnipro.Các mục tiêu của tên lửa Kh-22 thường là các nhà máy hoặc tòa nhà dân sự lớn, do vậy tên lửa phòng không dã chiến thông thường của lực lượng phòng không của Ukraine tại các khu vực này đều bất lực. Trên thực tế, các mục tiêu bay cao và tốc độ cao như tên lửa Kh-22 tương đối dễ bị các tàu khu trục phòng không hải quân sử dụng tên lửa hải đối không tầm xa đánh chặn. Do vậy xu hướng của tên lửa chống hạm hiện nay là bay bám biển với tốc độ cận âm. Bên cạnh đó, do tên lửa Kh-22 bay rất cao, dẫn đến hạn chế bán kính chiến đấu các hệ thống phòng không tầm trung của Ukraine. Đây cũng chính là lý do khiến tên lửa Kh-22 bay “tràn lan” trên bầu trời mà phòng không Ukraine không thể đánh chặn được. Chỉ cần tên lửa Kh-22 của Nga tránh được trận địa của các tên lửa phòng không tầm xa như Patriot và không tấn công các thành phố lớn có hệ thống phòng không dày đặc như Kiev, thì tỷ lệ xuyên thủng thành công sẽ cực kỳ cao. Theo các nhà phân tích, các mục tiêu ở độ cao từ 15.000 đến 20.000 m và tốc độ từ Mach 2,5 đến Mach 3 không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ tên lửa phòng không nào. Tương tự như vậy, tỷ lệ bị đánh chặn của tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Granit của Nga khi tấn công các tòa nhà lớn là rất thấp.Tương tự, hiệu suất của tên lửa siêu thanh Kinzhal Kh-47M2 của Quân đội Nga rất mạnh, nhưng khi tấn công trận địa tên lửa phòng không Patriot bảo vệ Kiev vào tháng 5/2023, nó không thể xuyên thủng 100%, nhưng cả hai bên đều bị tổn thất. Điều khá hiếm là khi Ukraine thừa nhận tên lửa Kh-22 không thể bị đánh chặn nếu nhìn vào số liệu thống kê của Quân đội Ukraine về tỷ lệ đánh chặn phòng không của họ là rất cao. Ví dụ như trong cuộc không kích ngày 29/12 vừa qua, tỷ lệ đánh chặn phòng không của Quân đội Ukraine đạt tới 96%... Cũng theo thông báo của Ukraine, trong cuộc không kích quy mô lớn của Nga vào Ukraine ngày 29/12 vừa qua, phòng không Ukraine đã bắn hạ hầu hết các tên lửa đang bay tới: 87/90 tên lửa hành trình tầm xa Kh-101; 27/36 UAV tự sát Geran-2 của Nga. Theo các nhà phân tích, nếu lực lượng phòng không Ukraine chỉ cần đánh chặn được một nửa số tên lửa, thì đòn tấn công của Nga hiệu quả giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên hạ tầng của Ukraine vẫn đang bị phá hủy và các mục tiêu quan trọng thì họ vẫn chưa thể bảo vệ được, nên người ta nghi ngờ những tuyên bố về khả năng đánh chặn của phòng không Ukraine.
Đợt tấn công bằng tên lửa hành trình quy mô lớn đầu tiên của Nga sau nhiều tháng. Các vụ nổ vang dội ở nhiều thành phố lớn ở Ukraine, còi báo động không kích và các vụ nổ dữ dội vang lên ở nhiều thành phố của Ukraine, trong đó có Kiev, Lviv và Zaporozhye.
Không quân Nga đã sử dụng khoảng 10 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và 9 chiếc Tu-22M3 phóng tên lửa vào nhiều mục tiêu ở Ukraine. Theo thông báo, các vụ nổ xảy ra ở nhiều nơi ở Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev.
Theo thông tin của Ukraine, chỉ riêng trong đợt tấn công sáng 29/12, Nga đã phóng khoảng 120 tên lửa tầm xa, bao gồm tên lửa hành trình Kh-101/Kh-55, tên lửa siêu thanh Kh-22, tên lửa phòng không S-300 (được chuyển sang tấn công mục tiêu mặt đất) và một số lượng lớn UAV tự sát Geran-2.
Loại tên lửa duy nhất mà Nga chưa sử dụng là tên lửa hành trình Kalibr, trước đây được phóng từ các tàu tên lửa của Hạm đội Biển Đen. Ngoài ra, Quân đội Ukraine còn phát hiện máy bay mang tên lửa MiG-31I của Nga cất cánh và có thể đã phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Ông Yuriy Ihnat, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine tuyên bố, Quân đội Nga đã tiến hành không kích quy mô lớn vào Ukraine vào ngày 29/12 bằng UAV tự sát Geran-2, tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, bao gồm cả “tên lửa Kh-22 cực kỳ khó đánh chặn”.
Ông Ihnat Ignat thừa nhận, Quân đội Ukraine cho đến nay vẫn chưa thể đánh chặn thành công tên lửa Kh-22 và Quân đội Ukraine cũng chưa thể đánh chặn bất kỳ tên lửa nào trong số 300 tên lửa Kh-22 do Quân đội Nga phóng trong suốt cuộc xung đột vừa qua.
Nguyên nhân chính mà lực lượng phòng không Ukraine không thể đánh chặn được tên lửa Kh-22, là do tên lửa này bay quá nhanh, quá cao. Loại tên lửa duy nhất có thể đánh chặn Kh-22 mà Ukraine có là loại Patriot của Mỹ, nhưng họ có số lượng quá ít.
Kh-22 là loại tên lửa chống hạm, được Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ cuối thập niên 1960. Tên lửa có tổng trọng lượng 5,8 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ bay từ 2,5 đến 3 Mach, tầm bắn 500 km và mang đầu đạn nặng 1 tấn.
Kh-22 được xếp vào là loại tên lửa chống hạm siêu thanh hạng nặng, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính ở đoạn hành trình và radar đơn xung dẫn đường ở giai đoạn cuối. Mục tiêu của nó là những tàu sân bay hoặc cụm tàu chiến của đối phương.
Mặc dù tên lửa siêu thanh Kh-22 là vũ khí chống hạm, có từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng tầm bắn hơn 500 km, nên có thể bao phủ hầu hết các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Ukraine và vẫn là mối đe dọa lớn với Ukraine.
Một “thành tích” của tên lửa Kh-22 là vào tháng 6 năm ngoái, đã phá hủy trung tâm mua sắm Kremenchuk ở Ukraine khiến 22 người thiệt mạng. Sau đó, ngay những ngày đầu năm 2024, một tên lửa Kh-22 đã đánh sập một tòa nhà chung cư ở Dnieper, khiến 43 người thiệt mạng.
Có một số lý do khiến phòng không Ukraine không thể đánh chặn được dù chỉ một tên lửa Kh-22 đó là tên lửa này có tốc độ tương đối nhanh, từ Mach 2,5 đến Mach 3 và bay ở độ cao 15.000 đến 20.000 m. Tên lửa phòng không thông thường không thể đánh chặn được nó.
Hiện Ukraine không có nhiều tên lửa đất đối không tầm xa tiên tiến, họ chỉ có một số tiểu đoàn Patriot, chủ yếu được triển khai xung quanh Kiev. Nhưng mục tiêu tấn công của Kh-22 chủ yếu là vào Kharkov, Donbass và các thành phố phía đông sông Dnipro.
Các mục tiêu của tên lửa Kh-22 thường là các nhà máy hoặc tòa nhà dân sự lớn, do vậy tên lửa phòng không dã chiến thông thường của lực lượng phòng không của Ukraine tại các khu vực này đều bất lực.
Trên thực tế, các mục tiêu bay cao và tốc độ cao như tên lửa Kh-22 tương đối dễ bị các tàu khu trục phòng không hải quân sử dụng tên lửa hải đối không tầm xa đánh chặn. Do vậy xu hướng của tên lửa chống hạm hiện nay là bay bám biển với tốc độ cận âm.
Bên cạnh đó, do tên lửa Kh-22 bay rất cao, dẫn đến hạn chế bán kính chiến đấu các hệ thống phòng không tầm trung của Ukraine. Đây cũng chính là lý do khiến tên lửa Kh-22 bay “tràn lan” trên bầu trời mà phòng không Ukraine không thể đánh chặn được.
Chỉ cần tên lửa Kh-22 của Nga tránh được trận địa của các tên lửa phòng không tầm xa như Patriot và không tấn công các thành phố lớn có hệ thống phòng không dày đặc như Kiev, thì tỷ lệ xuyên thủng thành công sẽ cực kỳ cao.
Theo các nhà phân tích, các mục tiêu ở độ cao từ 15.000 đến 20.000 m và tốc độ từ Mach 2,5 đến Mach 3 không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ tên lửa phòng không nào. Tương tự như vậy, tỷ lệ bị đánh chặn của tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Granit của Nga khi tấn công các tòa nhà lớn là rất thấp.
Tương tự, hiệu suất của tên lửa siêu thanh Kinzhal Kh-47M2 của Quân đội Nga rất mạnh, nhưng khi tấn công trận địa tên lửa phòng không Patriot bảo vệ Kiev vào tháng 5/2023, nó không thể xuyên thủng 100%, nhưng cả hai bên đều bị tổn thất.
Điều khá hiếm là khi Ukraine thừa nhận tên lửa Kh-22 không thể bị đánh chặn nếu nhìn vào số liệu thống kê của Quân đội Ukraine về tỷ lệ đánh chặn phòng không của họ là rất cao. Ví dụ như trong cuộc không kích ngày 29/12 vừa qua, tỷ lệ đánh chặn phòng không của Quân đội Ukraine đạt tới 96%...
Cũng theo thông báo của Ukraine, trong cuộc không kích quy mô lớn của Nga vào Ukraine ngày 29/12 vừa qua, phòng không Ukraine đã bắn hạ hầu hết các tên lửa đang bay tới: 87/90 tên lửa hành trình tầm xa Kh-101; 27/36 UAV tự sát Geran-2 của Nga.
Theo các nhà phân tích, nếu lực lượng phòng không Ukraine chỉ cần đánh chặn được một nửa số tên lửa, thì đòn tấn công của Nga hiệu quả giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên hạ tầng của Ukraine vẫn đang bị phá hủy và các mục tiêu quan trọng thì họ vẫn chưa thể bảo vệ được, nên người ta nghi ngờ những tuyên bố về khả năng đánh chặn của phòng không Ukraine.