Mới nhất, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đã phát biểu với ấn phẩm 19FortyFive rằng, oanh tạc cơ tàng hình PAK DA thế hệ mới của Nga "sẽ không bao giờ bay".Ông này đánh giá, Moskva không có “nguồn lực, cơ sở công nghệ, chuyên môn và tất nhiên là nguồn tài chính đủ lớn để chế tạo bất cứ thứ gì như máy bay ném bom tàng hình trong tương lai gần”.Trong khi không muốn đi vào chi tiết cụ thể vì sợ tiết lộ các nguồn tin và phương pháp thu thập thông tin tình báo, vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng đang nghi ngờ về tương lai chiếc oanh tạc có đình đám của Nga.Nhân vật này nói rằng PAK DA "trông thực sự tốt nếu chỉ nhìn vào những bản đồ họa hay phát ngôn 'có cánh' của giới chức quân sự Nga, nhưng tôi tin rằng chiếc máy bay sẽ ở nguyên vị trí của nó: trong bản vẽ”.PAK DA là nỗ lực của Không quân Nga nhằm chế tạo một máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng tàng hình, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng lưu ý, "Poslanhik sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh” và “hoạt động tác chiến được hỗ trợ bởi máy bay không người lái”.Hãng thông tấn nhà nước TASS sau khi tham khảo ý kiến một số tướng lĩnh Nga đã tuyên bố rằng vào năm 2023, một “mô hình thử nghiệm” hoặc “mô hình trình diễn” sẽ sẵn sàng để tiến hành các bài kiểm tra cần thiết.Thông báo gần đây hơn của tờ TASS giải thích rằng Nga đang rất nỗ lực trong việc phát triển động cơ mới cho PAK DA và "kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy động cơ phù hợp với mọi thông số thiết kế".Tuy vậy theo một số chuyên gia người Mỹ, ví dụ như Tiến sĩ Robert Farley - Giảng viên cao cấp tại Đại học Kentucky: “Tôi sẽ nói rằng ngành hàng không Nga đang phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng vào lúc này"."Một mặt họ cần bù đắp những tổn thất phát sinh ở Ukraine và mặt khác cần phải tái sản xuất các linh kiện tiên tiến không còn được nhập khẩu từ nước ngoài. PAK DA sẽ không đứng đầu trong các ưu tiên mua sắm của hàng không Nga trong tương lai gần”.Bên cạnh đó, Tiến sĩ Adam Lowther - Giám đốc Chương trình Răn đe Chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Nebraska cũng đưa ra một nhận xét tương tự:vấn đề liệu PAK DA có bay hay không. Nó sẽ cất cánh. Câu hỏi thực sự là bên trong chiếc máy bay đó có gì. Liệu nó có bằng 20, 50, 80 hay 100% so với các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hay không"?Tuy nhiên ông John Veneable - thành viên cao cấp của Quỹ Di sản Mỹ lại có ý kiến trái chiều: "Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa con người vào không gian, đồng thời là nước đầu tiên phát triển và vận hành máy bay vận tải siêu thanh (Tupolev Tu-144)"."Nguồn gốc công nghệ tàng hình của Mỹ hiện nay được cho là dựa trên các khái niệm và phương trình toán học do một nhà vật lý lỗi lạc người Nga tìm ra"."Sẽ là đỉnh cao của sự kiêu ngạo khi tin rằng Tupolev không có khả năng phát triển một máy bay ném bom tàng hình, càng không thể nghĩ rằng PAK DA sẽ không bao giờ bay. Câu hỏi đặt ra là chương trình sẽ thành công khi nào và ứng dụng ra sao trong thực tế".
Mới nhất, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đã phát biểu với ấn phẩm 19FortyFive rằng, oanh tạc cơ tàng hình PAK DA thế hệ mới của Nga "sẽ không bao giờ bay".
Ông này đánh giá, Moskva không có “nguồn lực, cơ sở công nghệ, chuyên môn và tất nhiên là nguồn tài chính đủ lớn để chế tạo bất cứ thứ gì như máy bay ném bom tàng hình trong tương lai gần”.
Trong khi không muốn đi vào chi tiết cụ thể vì sợ tiết lộ các nguồn tin và phương pháp thu thập thông tin tình báo, vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng đang nghi ngờ về tương lai chiếc oanh tạc có đình đám của Nga.
Nhân vật này nói rằng PAK DA "trông thực sự tốt nếu chỉ nhìn vào những bản đồ họa hay phát ngôn 'có cánh' của giới chức quân sự Nga, nhưng tôi tin rằng chiếc máy bay sẽ ở nguyên vị trí của nó: trong bản vẽ”.
PAK DA là nỗ lực của Không quân Nga nhằm chế tạo một máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng tàng hình, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng lưu ý, "Poslanhik sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh” và “hoạt động tác chiến được hỗ trợ bởi máy bay không người lái”.
Hãng thông tấn nhà nước TASS sau khi tham khảo ý kiến một số tướng lĩnh Nga đã tuyên bố rằng vào năm 2023, một “mô hình thử nghiệm” hoặc “mô hình trình diễn” sẽ sẵn sàng để tiến hành các bài kiểm tra cần thiết.
Thông báo gần đây hơn của tờ TASS giải thích rằng Nga đang rất nỗ lực trong việc phát triển động cơ mới cho PAK DA và "kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy động cơ phù hợp với mọi thông số thiết kế".
Tuy vậy theo một số chuyên gia người Mỹ, ví dụ như Tiến sĩ Robert Farley - Giảng viên cao cấp tại Đại học Kentucky: “Tôi sẽ nói rằng ngành hàng không Nga đang phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng vào lúc này".
"Một mặt họ cần bù đắp những tổn thất phát sinh ở Ukraine và mặt khác cần phải tái sản xuất các linh kiện tiên tiến không còn được nhập khẩu từ nước ngoài. PAK DA sẽ không đứng đầu trong các ưu tiên mua sắm của hàng không Nga trong tương lai gần”.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Adam Lowther - Giám đốc Chương trình Răn đe Chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Nebraska cũng đưa ra một nhận xét tương tự:
vấn đề liệu PAK DA có bay hay không. Nó sẽ cất cánh. Câu hỏi thực sự là bên trong chiếc máy bay đó có gì. Liệu nó có bằng 20, 50, 80 hay 100% so với các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hay không"?
Tuy nhiên ông John Veneable - thành viên cao cấp của Quỹ Di sản Mỹ lại có ý kiến trái chiều: "Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa con người vào không gian, đồng thời là nước đầu tiên phát triển và vận hành máy bay vận tải siêu thanh (Tupolev Tu-144)".
"Nguồn gốc công nghệ tàng hình của Mỹ hiện nay được cho là dựa trên các khái niệm và phương trình toán học do một nhà vật lý lỗi lạc người Nga tìm ra".
"Sẽ là đỉnh cao của sự kiêu ngạo khi tin rằng Tupolev không có khả năng phát triển một máy bay ném bom tàng hình, càng không thể nghĩ rằng PAK DA sẽ không bao giờ bay. Câu hỏi đặt ra là chương trình sẽ thành công khi nào và ứng dụng ra sao trong thực tế".