Một trong những thứ vũ khí Liên Xô khiến Mỹ sợ hãi nhất chính là các loại vệ tinh có khả năng đánh chặn vệ tinh. Trong thời kỳ chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, việc Liên Xô tung tin họ đang phát triển một loại vệ tinh chuyên để đánh chặn các vệ tinh của đối phương đã khiến tình báo Mỹ gần "bấn loạn". Nguồn ảnh: Gizmodo.Chưa dừng ở lại đó họ còn lên ý tưởng cho việc triển khai vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, tuy nhiên khi bị tình báo Mỹ phát hiện ý đồ này Liên Xô đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc trên và tuyên bố họ chưa từng có kế hoạch nào như vậy. Nguồn ảnh: Gizmodo.Trực thăng tấn công Mi-24 cũng là thứ vũ khí Liên Xô khiến tình báo Mỹ phải "lao tâm khổ tứ". Ở thời điểm Mi-24 xuất hiện nó gần như là mẫu trực thăng tấn công theo đúng nghĩa nhất, vượt trội hơn các dòng trực thăng vũ trang cùng thời khác của Mỹ. Và dĩ nhiên cơ quan tình báo quân đội của Mỹ luôn muốn có được bản thiết kế của dòng trực thăng này khi nó còn đang trong giai đoạn phát triển. Nguồn ảnh: Gizmodo.Trạm vũ trụ Mir. Trong Chiến tranh Lạnh, trạm Mir hay trạm vũ trụ Hòa Bình do Liên Xô xây dựng là minh chứng rõ ràng nhất cho thời kỳ chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Tình báo Mỹ cùng NASA đã tốn rất nhiều nhân lực để phân tích khả năng hoạt động của Mir nhằm cải thiện trạm vũ trụ ISS của họ. Nguồn ảnh: Wiki.Phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplan là thứ chỉ duy nhất Liên Xô có mà Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Dù tuyên bố không có hứng thú với Ekranoplan nhưng thật ra tình báo Mỹ lại rất muốn sở hữu công nghệ của phương tiện đường thủy đặc biệt này. Nguồn ảnh: Flight.Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Dù Mỹ cũng sở hữu các loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng kích thước, khả năng và sức chứa tên lửa của những tàu ngầm Mỹ hoàn toàn không thể so được với tàu ngầm Liên Xô. Chính vì vậy tình báo Mỹ không bao giờ tiếc tiền để có được các thiết kế tàu ngầm mới nhất của Liên Xô kể cả một bản vẽ đơn giản nhất. Nguồn ảnh: Wiki.Hệ thống phòng không bằng Laser. Nghe có vẻ khá viễn tưởng nhưng các cơ quan tình báo và quân sự của Mỹ đã như ngồi trên đống lửa vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước khi Liên Xô tuyên bố sở hữu công nghệ laser có thể sử dụng vào mục đích quân sự, điển hình như phòng không. Nguồn ảnh: Sputnik.Công nghệ phát hiện, định vị và theo dõi vệ tinh của Liên Xô. Với công nghệ này, Liên Xô có thể theo dõi được bất cứ vệ tinh nào của Mỹ trên quỹ đạo Trái Đất. Thực chất Liên Xô chưa từng hoàn thiện được công nghệ này nhưng để chắc chắn rằng Liên Xô sẽ không có được công nghệ đó, tình báo Mỹ cũng đã bỏ không ít công sức. Nguồn ảnh: Gizmodo.Cuối cùng, thông tin mà tình báo Mỹ muốn nắm rõ nhất của Liên Xô chính là các khu vực chứa tên lửa hạt nhân và khu vực triển khai chúng. Với nguy cơ bị tấn công hạt nhân phủ đầu bất cứ lúc nào, khá dễ hiểu vì sao Mỹ lại muốn nắm được những thông tin quý giá về các cơ sở này. Nguồn ảnh: Wiki.
Một trong những thứ vũ khí Liên Xô khiến Mỹ sợ hãi nhất chính là các loại vệ tinh có khả năng đánh chặn vệ tinh. Trong thời kỳ chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, việc Liên Xô tung tin họ đang phát triển một loại vệ tinh chuyên để đánh chặn các vệ tinh của đối phương đã khiến tình báo Mỹ gần "bấn loạn". Nguồn ảnh: Gizmodo.
Chưa dừng ở lại đó họ còn lên ý tưởng cho việc triển khai vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, tuy nhiên khi bị tình báo Mỹ phát hiện ý đồ này Liên Xô đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc trên và tuyên bố họ chưa từng có kế hoạch nào như vậy. Nguồn ảnh: Gizmodo.
Trực thăng tấn công Mi-24 cũng là thứ vũ khí Liên Xô khiến tình báo Mỹ phải "lao tâm khổ tứ". Ở thời điểm Mi-24 xuất hiện nó gần như là mẫu trực thăng tấn công theo đúng nghĩa nhất, vượt trội hơn các dòng trực thăng vũ trang cùng thời khác của Mỹ. Và dĩ nhiên cơ quan tình báo quân đội của Mỹ luôn muốn có được bản thiết kế của dòng trực thăng này khi nó còn đang trong giai đoạn phát triển. Nguồn ảnh: Gizmodo.
Trạm vũ trụ Mir. Trong Chiến tranh Lạnh, trạm Mir hay trạm vũ trụ Hòa Bình do Liên Xô xây dựng là minh chứng rõ ràng nhất cho thời kỳ chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Tình báo Mỹ cùng NASA đã tốn rất nhiều nhân lực để phân tích khả năng hoạt động của Mir nhằm cải thiện trạm vũ trụ ISS của họ. Nguồn ảnh: Wiki.
Phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplan là thứ chỉ duy nhất Liên Xô có mà Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Dù tuyên bố không có hứng thú với Ekranoplan nhưng thật ra tình báo Mỹ lại rất muốn sở hữu công nghệ của phương tiện đường thủy đặc biệt này. Nguồn ảnh: Flight.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Dù Mỹ cũng sở hữu các loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng kích thước, khả năng và sức chứa tên lửa của những tàu ngầm Mỹ hoàn toàn không thể so được với tàu ngầm Liên Xô. Chính vì vậy tình báo Mỹ không bao giờ tiếc tiền để có được các thiết kế tàu ngầm mới nhất của Liên Xô kể cả một bản vẽ đơn giản nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Hệ thống phòng không bằng Laser. Nghe có vẻ khá viễn tưởng nhưng các cơ quan tình báo và quân sự của Mỹ đã như ngồi trên đống lửa vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước khi Liên Xô tuyên bố sở hữu công nghệ laser có thể sử dụng vào mục đích quân sự, điển hình như phòng không. Nguồn ảnh: Sputnik.
Công nghệ phát hiện, định vị và theo dõi vệ tinh của Liên Xô. Với công nghệ này, Liên Xô có thể theo dõi được bất cứ vệ tinh nào của Mỹ trên quỹ đạo Trái Đất. Thực chất Liên Xô chưa từng hoàn thiện được công nghệ này nhưng để chắc chắn rằng Liên Xô sẽ không có được công nghệ đó, tình báo Mỹ cũng đã bỏ không ít công sức. Nguồn ảnh: Gizmodo.
Cuối cùng, thông tin mà tình báo Mỹ muốn nắm rõ nhất của Liên Xô chính là các khu vực chứa tên lửa hạt nhân và khu vực triển khai chúng. Với nguy cơ bị tấn công hạt nhân phủ đầu bất cứ lúc nào, khá dễ hiểu vì sao Mỹ lại muốn nắm được những thông tin quý giá về các cơ sở này. Nguồn ảnh: Wiki.