Nhắc tới tiêm kích thế hệ bốn, không thể không nhắc tới chiến đấu cơ hạng nặng F-15. Mặc dù đã ra đời nửa thế kỷ, tuy nhiên những phiên bản mới nhất của F-15 là F-15EX vẫn được sản xuất; đây là phiên bản hiện đại hóa sâu của F-15 và đã tiến hành bay thử vào ngày 2/2 vừa qua, tại cơ sở của Boeing ở St. Louis.Mặc dù không có khả năng tàng hình như máy bay thế hệ 5, nhưng chiến đấu cơ F-15EX có những ưu điểm khác biệt, như có thể mang tới 22 tên lửa không đối không có điều khiển, lớn hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào; đồng thời nó sử dụng được đa dạng các loại vũ khí, thậm chí là cả vũ khí hạt nhân và siêu thanh.F-15EX được trang bị radar quét mảng pha chủ động AN/APG-82, có thể có khả năng phát hiện cả máy bay chiến đấu tàng hình (phạm vi phát hiện của chúng không được tiết lộ). Không quân Mỹ sẽ đặt hàng khoảng 200 chiếc F-15FX, dùng để thay thế cho số F-15C/D hết niên hạn.Hiện “bộ tứ” mạnh nhất của Không quân Mỹ gồm F-22, F-35, F-15EX và F/A-18 Block III Super Hornet; nếu hai phiên bản đầu của Lockheed Martin có khả năng tàng hình, thì hai phiên bản sau của Boeing chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4; tuy nhiên F/A-18 Block III, vẫn sẽ là tiêm kích hạm chủ lực trong tương lai của Hải quân Mỹ.Phiên bản tiêm kích F/A-18 Block III có những cải tiến rất đáng chú ý. Trước hết là các thùng nhiên liệu hợp quy, giúp tăng bán kính chiến đấu; trang bị cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), có thể giúp phát hiện hiệu quả hơn các mục tiêu tàng hình; mặc dù IRST không phải là mới, và nó không thể thay thế được radar.Một cải tiến lớn khác đối với Block III Super Hornet là màn hình trong buồng lái mới, có kích thước 10x19 inch, khác hoàn toàn với màn hình "thu nhỏ" (tất nhiên là theo tiêu chuẩn hiện đại) của những chiếc Super Hornet đời đầu. Trong chiến tranh hiện đại, khi phi công phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ, đây là một cải tiến quan trọng.Một chiến đấu cơ đến từ châu Âu là Rafale của Pháp, Rafale kết hợp hiệu suất bay tuyệt vời, giảm tín hiệu radar (tuy nhiên, đây không phải là máy bay tàng hình). Hiện tiêm kích Rafale có 3 phiên bản: Rafale C (biến thể đất liền một chỗ ngồi), Rafale B (biến thể đất liền hai chỗ ngồi) và Rafale M (biến thể hải quân một chỗ ngồi).Rafale được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động Thales RBE2 hiện đại. Về vũ khí, Rafale được trang bị tên lửa không đối không tầm xa MBDA Meteor mới nhất, tầm bắn 100 km, sử dụng động cơ xung kép, cho tên lửa có tốc độ đến 4 Mach.Một số nhà quan sát phương Tây coi Meteor là tên lửa không đối không nguy hiểm nhất và Rafale là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4 nguy hiểm nhất trên thế giới. Gần đây nhất, không quân Ấn Độ và Hy Lạp đã trang bị loại chiến đấu cơ này.Một chiến đấu cơ khác của châu Âu là Eurofighter Typhoon, đây là máy bay chiến đấu thế hệ 4 của châu Âu được cho là bị “lãng quên”. Tuy nhiên, về tính năng kỹ chiến thuật, Typhoon (ít nhất) không thua kém Rafale. Thậm chí còn vượt trội hơn một chút so với máy bay của Pháp.Nếu so sánh về vũ khí, thì tiêm kích Typhoon cũng giống như Rafale, có thể sử dụng tên lửa MBDA Meteor. Tuy nhiên Typhoon còn có khả năng mang tên lửa tấn công mặt đất Brimstone. Do trọng lượng và kích thước nhỏ (khoảng 50 kg), một chiếc Typhoon về lý thuyết, có thể mang 18 tên lửa như vậy.Cuộc cách mạng thực sự của Typhoon đó chính là tên lửa không đối đất SPEAR3, có tầm bắn đến 140 km. Bộ Quốc phòng Anh đã trao hợp đồng trị giá 550 triệu bảng Anh cho việc mua tên lửa SPEAR3 vào tháng 1/2021.Điểm yếu của Eurofighter Typhoon là radar; loại radar trang bị trên Typhoon làm loại CAPTOR tương đối cũ. Nhưng Typhoon sẽ sớm được thay thế bằng radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA) do Airbus phát triển; trước hết là trên số Typhoon của Không quân Đức và một phần của Tây Ban Nha.Máy bay chiến đấu hiện đại và mạnh nhất của Nga thuộc thế hệ 4++, chắc chắn là tiêm kích Su-35S. Trước đó, đã có thông tin về việc hiện đại hóa Su-30SM, khi lắp động cơ AL-41F-1S (giống trên Su-35S). Tuy nhiên Su-35S vẫn là máy bay chiến đấu hiện đại hơn.Su-35S được trang bị radar quét mảng pha thụ động N035 Irbis, có tầm phát hiện mục tiêu đến 400 km, xa nhất trong các loại radar trên máy bay chiến đấu hiện nay; cùng trạm định vị quang học tiên tiến OLS-35, tăng khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình. Su-35 có khả năng cơ động vượt trội và tầm bay tuyệt vời.Một trong những “điểm nhấn” chính, là khả năng sử dụng tên lửa không đối không R-37M, tầm bắn của tên lửa này, theo một số nguồn tin, lên tới 300 km. Trước đây, các tên lửa có tầm bắn như vậy, chỉ được trang bị trên các máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 của Nga.Năm loại chiến đấu cơ trên, vẫn sẽ còn tồn tại trong lực lượng không quân của các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga hoặc châu Âu và chúng có thể là đối thủ thực sự của chiến đấu cơ tàng hình. Thậm chí, vai trò của những loại chiến đấu cơ này, máy bay thế hệ 5 không thể dễ dàng thay thế được, nhất là khả năng mang tải vũ khí và tầm hoạt động – Nguồn ảnh: Topwar. Cận cảnh sức mạnh tiêm kích Su-35 trong biên chế lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Nhắc tới tiêm kích thế hệ bốn, không thể không nhắc tới chiến đấu cơ hạng nặng F-15. Mặc dù đã ra đời nửa thế kỷ, tuy nhiên những phiên bản mới nhất của F-15 là F-15EX vẫn được sản xuất; đây là phiên bản hiện đại hóa sâu của F-15 và đã tiến hành bay thử vào ngày 2/2 vừa qua, tại cơ sở của Boeing ở St. Louis.
Mặc dù không có khả năng tàng hình như máy bay thế hệ 5, nhưng chiến đấu cơ F-15EX có những ưu điểm khác biệt, như có thể mang tới 22 tên lửa không đối không có điều khiển, lớn hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào; đồng thời nó sử dụng được đa dạng các loại vũ khí, thậm chí là cả vũ khí hạt nhân và siêu thanh.
F-15EX được trang bị radar quét mảng pha chủ động AN/APG-82, có thể có khả năng phát hiện cả máy bay chiến đấu tàng hình (phạm vi phát hiện của chúng không được tiết lộ). Không quân Mỹ sẽ đặt hàng khoảng 200 chiếc F-15FX, dùng để thay thế cho số F-15C/D hết niên hạn.
Hiện “bộ tứ” mạnh nhất của Không quân Mỹ gồm F-22, F-35, F-15EX và F/A-18 Block III Super Hornet; nếu hai phiên bản đầu của Lockheed Martin có khả năng tàng hình, thì hai phiên bản sau của Boeing chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4; tuy nhiên F/A-18 Block III, vẫn sẽ là tiêm kích hạm chủ lực trong tương lai của Hải quân Mỹ.
Phiên bản tiêm kích F/A-18 Block III có những cải tiến rất đáng chú ý. Trước hết là các thùng nhiên liệu hợp quy, giúp tăng bán kính chiến đấu; trang bị cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), có thể giúp phát hiện hiệu quả hơn các mục tiêu tàng hình; mặc dù IRST không phải là mới, và nó không thể thay thế được radar.
Một cải tiến lớn khác đối với Block III Super Hornet là màn hình trong buồng lái mới, có kích thước 10x19 inch, khác hoàn toàn với màn hình "thu nhỏ" (tất nhiên là theo tiêu chuẩn hiện đại) của những chiếc Super Hornet đời đầu. Trong chiến tranh hiện đại, khi phi công phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ, đây là một cải tiến quan trọng.
Một chiến đấu cơ đến từ châu Âu là Rafale của Pháp, Rafale kết hợp hiệu suất bay tuyệt vời, giảm tín hiệu radar (tuy nhiên, đây không phải là máy bay tàng hình). Hiện tiêm kích Rafale có 3 phiên bản: Rafale C (biến thể đất liền một chỗ ngồi), Rafale B (biến thể đất liền hai chỗ ngồi) và Rafale M (biến thể hải quân một chỗ ngồi).
Rafale được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động Thales RBE2 hiện đại. Về vũ khí, Rafale được trang bị tên lửa không đối không tầm xa MBDA Meteor mới nhất, tầm bắn 100 km, sử dụng động cơ xung kép, cho tên lửa có tốc độ đến 4 Mach.
Một số nhà quan sát phương Tây coi Meteor là tên lửa không đối không nguy hiểm nhất và Rafale là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4 nguy hiểm nhất trên thế giới. Gần đây nhất, không quân Ấn Độ và Hy Lạp đã trang bị loại chiến đấu cơ này.
Một chiến đấu cơ khác của châu Âu là Eurofighter Typhoon, đây là máy bay chiến đấu thế hệ 4 của châu Âu được cho là bị “lãng quên”. Tuy nhiên, về tính năng kỹ chiến thuật, Typhoon (ít nhất) không thua kém Rafale. Thậm chí còn vượt trội hơn một chút so với máy bay của Pháp.
Nếu so sánh về vũ khí, thì tiêm kích Typhoon cũng giống như Rafale, có thể sử dụng tên lửa MBDA Meteor. Tuy nhiên Typhoon còn có khả năng mang tên lửa tấn công mặt đất Brimstone. Do trọng lượng và kích thước nhỏ (khoảng 50 kg), một chiếc Typhoon về lý thuyết, có thể mang 18 tên lửa như vậy.
Cuộc cách mạng thực sự của Typhoon đó chính là tên lửa không đối đất SPEAR3, có tầm bắn đến 140 km. Bộ Quốc phòng Anh đã trao hợp đồng trị giá 550 triệu bảng Anh cho việc mua tên lửa SPEAR3 vào tháng 1/2021.
Điểm yếu của Eurofighter Typhoon là radar; loại radar trang bị trên Typhoon làm loại CAPTOR tương đối cũ. Nhưng Typhoon sẽ sớm được thay thế bằng radar mảng pha quét điện tử chủ động (EASA) do Airbus phát triển; trước hết là trên số Typhoon của Không quân Đức và một phần của Tây Ban Nha.
Máy bay chiến đấu hiện đại và mạnh nhất của Nga thuộc thế hệ 4++, chắc chắn là tiêm kích Su-35S. Trước đó, đã có thông tin về việc hiện đại hóa Su-30SM, khi lắp động cơ AL-41F-1S (giống trên Su-35S). Tuy nhiên Su-35S vẫn là máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
Su-35S được trang bị radar quét mảng pha thụ động N035 Irbis, có tầm phát hiện mục tiêu đến 400 km, xa nhất trong các loại radar trên máy bay chiến đấu hiện nay; cùng trạm định vị quang học tiên tiến OLS-35, tăng khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình. Su-35 có khả năng cơ động vượt trội và tầm bay tuyệt vời.
Một trong những “điểm nhấn” chính, là khả năng sử dụng tên lửa không đối không R-37M, tầm bắn của tên lửa này, theo một số nguồn tin, lên tới 300 km. Trước đây, các tên lửa có tầm bắn như vậy, chỉ được trang bị trên các máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 của Nga.
Năm loại chiến đấu cơ trên, vẫn sẽ còn tồn tại trong lực lượng không quân của các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga hoặc châu Âu và chúng có thể là đối thủ thực sự của chiến đấu cơ tàng hình. Thậm chí, vai trò của những loại chiến đấu cơ này, máy bay thế hệ 5 không thể dễ dàng thay thế được, nhất là khả năng mang tải vũ khí và tầm hoạt động – Nguồn ảnh: Topwar.
Cận cảnh sức mạnh tiêm kích Su-35 trong biên chế lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.