Cửu vị Thần công hay khẩu pháo thần công có thể coi là một trong những khẩu đại bác cổ nhất và lớn nhất Việt Nam từng chế tạo do các nghệ nhân của nước ta tự tay đúc. Chín khẩu thần công này đã được đúc từ năm 1803 tới năm 1804, dưới thời vua Gia Long. Nguồn ảnh: Wiki.Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và lên ngôi, chính vua Gia Long đã ra lệnh cho các nghệ nhân thời đấy thu thập đồng từ các loại binh khí thừa thãi sau chiến tranh để đúc thành chín khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Nguồn ảnh: Wiki.Mỗi khẩu thần công này có chiều dài 510 cm và nặng tới 17 tấn chưa tính giá đỡ. Tổng cộng, 9 khẩu thần công đã tốn tới 153 tấn đồng nguyên chất, đây là một con số khổng lồ thời bấy giờ khi mà công nghệ luyện kim còn rất sơ khai. Nguồn ảnh: Wiki.Quá trình đúc Cửu vị Thần công chỉ kéo dài trong chưa đầy một năm, từ năm 1803 tới năm 1804 là hoàn thành. Bên ngoài của các khẩu thần công cùng với bệ đỡ được trạm trổ cực kỳ tinh vi. Nguồn ảnh: Wiki.Thậm chí, trên phần thân súng còn được trạm trổ cả trọng lượng, vị thứ, danh hiệu và cả... cách dùng súng. Mặc dù là một công trình mang tính biểu tượng nhưng việc trạm cả cách dùng súng vào thân súng cho thấy những khẩu thần công này hoàn toàn có thể bắn được. Nguồn ảnh: Wiki.Chín khẩu thần công này được đặt tên theo thứ tự tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông và theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nguồn ảnh: Cinet.Thời gian đầu khi vừa được đúc xong, Cửu vị Thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn - kinh thành Huế. Tuy nhiên tới đời vua Khải Định, chúng đã được di dời vào trong kinh thành và chính thức trở thành công trình mang tính biểu tượng như các bảo vật trấn quốc. Nguồn ảnh: DLH.Trong quá khứ, Cửu vị Thần công chưa từng được mang ra sử dụng bất cứ một lần nào và chỉ là một loại vũ khí mang tính biểu tượng sức mạnh của nhà Nguyễn. Dưới triều Nguyễn, Cửu vị Thần công thường có quân canh gác và thường được tổ chức cúng lễ rất linh đình. Nguồn ảnh: DLH.Tới khi Pháp xâm lược Việt Nam, việc cúng bái Cửu vị Thần công bị bãi bỏ chính thức. Tuy nhiên binh lính và người dân sống gần khu vực này vẫn tự mang đồ lên đây cúng tế Cửu vị Thần công vì đây vốn được xem là chính vị thần linh bảo vệ Kinh thành. Nguồn ảnh: KPH.Cửu vị Thần công được di dời vào vị trí mới, do phương tiện lạc hậu nên việc di chuyển những khẩu trọng pháo nặng tới 17 tấn này là cả một quá trình gian nan. Nguồn ảnh: DLH.Ngày nay, Cửu vị Thần công được xem là một bảo vật vô giá của nước ta với tuổi đời đã hơn 200 năm. Nguồn ảnh: Cinet.Hiện tại, Cửu vị Thần công đang được trưng bày cho khách du lịch viếng thăm ngay trong Kinh thành Huế. Nguồn ảnh: Kienthuc.Mời độc giả xem video: Thăm cận cảnh cửu vị thần công ở Huế. Nguồn: Youtube.
Cửu vị Thần công hay khẩu pháo thần công có thể coi là một trong những khẩu đại bác cổ nhất và lớn nhất Việt Nam từng chế tạo do các nghệ nhân của nước ta tự tay đúc. Chín khẩu thần công này đã được đúc từ năm 1803 tới năm 1804, dưới thời vua Gia Long. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và lên ngôi, chính vua Gia Long đã ra lệnh cho các nghệ nhân thời đấy thu thập đồng từ các loại binh khí thừa thãi sau chiến tranh để đúc thành chín khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Mỗi khẩu thần công này có chiều dài 510 cm và nặng tới 17 tấn chưa tính giá đỡ. Tổng cộng, 9 khẩu thần công đã tốn tới 153 tấn đồng nguyên chất, đây là một con số khổng lồ thời bấy giờ khi mà công nghệ luyện kim còn rất sơ khai. Nguồn ảnh: Wiki.
Quá trình đúc Cửu vị Thần công chỉ kéo dài trong chưa đầy một năm, từ năm 1803 tới năm 1804 là hoàn thành. Bên ngoài của các khẩu thần công cùng với bệ đỡ được trạm trổ cực kỳ tinh vi. Nguồn ảnh: Wiki.
Thậm chí, trên phần thân súng còn được trạm trổ cả trọng lượng, vị thứ, danh hiệu và cả... cách dùng súng. Mặc dù là một công trình mang tính biểu tượng nhưng việc trạm cả cách dùng súng vào thân súng cho thấy những khẩu thần công này hoàn toàn có thể bắn được. Nguồn ảnh: Wiki.
Chín khẩu thần công này được đặt tên theo thứ tự tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông và theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nguồn ảnh: Cinet.
Thời gian đầu khi vừa được đúc xong, Cửu vị Thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn - kinh thành Huế. Tuy nhiên tới đời vua Khải Định, chúng đã được di dời vào trong kinh thành và chính thức trở thành công trình mang tính biểu tượng như các bảo vật trấn quốc. Nguồn ảnh: DLH.
Trong quá khứ, Cửu vị Thần công chưa từng được mang ra sử dụng bất cứ một lần nào và chỉ là một loại vũ khí mang tính biểu tượng sức mạnh của nhà Nguyễn. Dưới triều Nguyễn, Cửu vị Thần công thường có quân canh gác và thường được tổ chức cúng lễ rất linh đình. Nguồn ảnh: DLH.
Tới khi Pháp xâm lược Việt Nam, việc cúng bái Cửu vị Thần công bị bãi bỏ chính thức. Tuy nhiên binh lính và người dân sống gần khu vực này vẫn tự mang đồ lên đây cúng tế Cửu vị Thần công vì đây vốn được xem là chính vị thần linh bảo vệ Kinh thành. Nguồn ảnh: KPH.
Cửu vị Thần công được di dời vào vị trí mới, do phương tiện lạc hậu nên việc di chuyển những khẩu trọng pháo nặng tới 17 tấn này là cả một quá trình gian nan. Nguồn ảnh: DLH.
Ngày nay, Cửu vị Thần công được xem là một bảo vật vô giá của nước ta với tuổi đời đã hơn 200 năm. Nguồn ảnh: Cinet.
Hiện tại, Cửu vị Thần công đang được trưng bày cho khách du lịch viếng thăm ngay trong Kinh thành Huế. Nguồn ảnh: Kienthuc.
Mời độc giả xem video: Thăm cận cảnh cửu vị thần công ở Huế. Nguồn: Youtube.