Mũ bảo hiểm chiến đấu gắn liền với lịch sử các cuộc chinh chiến của nhân loại. Pháp là quốc gia đầu tiên chế tạo mũ chống đạn bằng thép hiện đại trong Thế chiến I. Ảnh: Warspot.Mũ bảo hiểm M5 Adrian được giới thiệu vào năm 1915 và trở thành mũ bảo hiểm tiêu chuẩn cho quân đội Pháp trong Thế chiến I. Nó được chế tạo để bảo vệ đầu người lính khỏi mảnh đạn pháo, mìn. Ảnh: Warspot.Mũ bảo hiểm Brodie được cấp bằng sáng chế tại Anh vào năm 1915. Nó được gọi là Mark I tại Anh và M1917 tại Mỹ. Loại mũ này được chế tạo bằng thép khá dày và có thể chịu được cú đập mạnh mà không bị móp. Ảnh: Warspot.Brodie có vành rộng nhằm cản những mảnh đạn pháo rơi từ trên cao xuống. Nó có khả năng chống mảnh đạn khá tốt, nhưng khu vực bảo vệ đầu ít hơn so với các loại mũ khác. Ảnh: Warspot.Loại mũ bảo hiểm SSh-39 của Hồng quân trong Thế chiến thứ 2. Trong Thế chiến I, quân đội Đế quốc Nga chủ yếu sử dụng mũ bảo hiểm Adrian của Pháp. Ảnh: Warspot.Loại mũ bảo hiểm này được sử dụng phổ biến trong Hồng quân và quân đội các nước Đông Âu. Mũ có diện tích bảo vệ phần đầu khá lớn, tăng khả năng bảo vệ người đội khỏi mảnh đạn pháo văng từ nhiều hướng khác nhau. Ảnh: Warspot.Mũ bảo hiểm M1923 của Đan Mạch trong Thế chiến II. Mũ có kích thước khá lớn với 2 vành rộng xuôi về 2 bên che hết phần mang tai. Thiết kế này nhằm tăng khả năng chống mảnh đạn văng từ 2 bên. Ảnh: Warspot.Nó được sử dụng phổ biến trong các đơn vị pháo binh, bộ binh cơ giới cho đến hết Thế chiến II, khi quân đội Đan Mạch lựa chọn mẫu mũ mới dựa trên thiết kế của Mỹ. Ảnh: Warspot.Mũ bảo hiểm M34 của quân đội Hà Lan trong Thế chiến II. Nó được chế tạo bằng thép cứng, dây đeo làm từ da cùng với huy hiệu Hà Lan được dập ở mặt trước. Ảnh: Warspot.M34 rất nổi bật trên chiến trường nhờ huy hiệu ở mặt trước của mũ. Ngoài ra phần đuôi mũ khá dài giúp bảo vệ gáy người đội, yếu tố mà các loại mũ khác ít chú trọng đến. Ảnh: Warspot.Mũ bảo hiểm Stahlmus của quân đội Đức quốc xã được sử dụng từ Thế chiến I cho đến hết Thế chiến II. Nó được sử dụng từ năm 1916 với thiết kế ấn tượng và dễ nhận biết. Ảnh: Warspot.Đến cuối Thế chiến II các loại mũ cứng chế tạo bằng vật liệu mới được ưu tiên sử dụng vì trọng lượng nhẹ, khả năng bảo vệ đạn đạo và chống va đập tốt hơn các loại mũ bằng thép. Ảnh: Warspot.Ngày nay, quân đội các nước chuyển sang sử dụng mũ bảo hiểm chế tạo từ sợi Kevlar, Twaron với khả năng bảo vệ chống đạn đạo gấp nhiều lần mũ thép. Ngoài ra, mũ còn có các đường ray giúp gắn thêm kính nhìn đêm, đèn và thiết bị hỗ trợ khác khi tác chiến. Ảnh: Warspot.Mời độc giả xem video: Lịch sử phát triển mũ chống đạn Mỹ trong đầu thế kỷ 20. (nguồn Chubachus)
Mũ bảo hiểm chiến đấu gắn liền với lịch sử các cuộc chinh chiến của nhân loại. Pháp là quốc gia đầu tiên chế tạo mũ chống đạn bằng thép hiện đại trong Thế chiến I. Ảnh: Warspot.
Mũ bảo hiểm M5 Adrian được giới thiệu vào năm 1915 và trở thành mũ bảo hiểm tiêu chuẩn cho quân đội Pháp trong Thế chiến I. Nó được chế tạo để bảo vệ đầu người lính khỏi mảnh đạn pháo, mìn. Ảnh: Warspot.
Mũ bảo hiểm Brodie được cấp bằng sáng chế tại Anh vào năm 1915. Nó được gọi là Mark I tại Anh và M1917 tại Mỹ. Loại mũ này được chế tạo bằng thép khá dày và có thể chịu được cú đập mạnh mà không bị móp. Ảnh: Warspot.
Brodie có vành rộng nhằm cản những mảnh đạn pháo rơi từ trên cao xuống. Nó có khả năng chống mảnh đạn khá tốt, nhưng khu vực bảo vệ đầu ít hơn so với các loại mũ khác. Ảnh: Warspot.
Loại mũ bảo hiểm SSh-39 của Hồng quân trong Thế chiến thứ 2. Trong Thế chiến I, quân đội Đế quốc Nga chủ yếu sử dụng mũ bảo hiểm Adrian của Pháp. Ảnh: Warspot.
Loại mũ bảo hiểm này được sử dụng phổ biến trong Hồng quân và quân đội các nước Đông Âu. Mũ có diện tích bảo vệ phần đầu khá lớn, tăng khả năng bảo vệ người đội khỏi mảnh đạn pháo văng từ nhiều hướng khác nhau. Ảnh: Warspot.
Mũ bảo hiểm M1923 của Đan Mạch trong Thế chiến II. Mũ có kích thước khá lớn với 2 vành rộng xuôi về 2 bên che hết phần mang tai. Thiết kế này nhằm tăng khả năng chống mảnh đạn văng từ 2 bên. Ảnh: Warspot.
Nó được sử dụng phổ biến trong các đơn vị pháo binh, bộ binh cơ giới cho đến hết Thế chiến II, khi quân đội Đan Mạch lựa chọn mẫu mũ mới dựa trên thiết kế của Mỹ. Ảnh: Warspot.
Mũ bảo hiểm M34 của quân đội Hà Lan trong Thế chiến II. Nó được chế tạo bằng thép cứng, dây đeo làm từ da cùng với huy hiệu Hà Lan được dập ở mặt trước. Ảnh: Warspot.
M34 rất nổi bật trên chiến trường nhờ huy hiệu ở mặt trước của mũ. Ngoài ra phần đuôi mũ khá dài giúp bảo vệ gáy người đội, yếu tố mà các loại mũ khác ít chú trọng đến. Ảnh: Warspot.
Mũ bảo hiểm Stahlmus của quân đội Đức quốc xã được sử dụng từ Thế chiến I cho đến hết Thế chiến II. Nó được sử dụng từ năm 1916 với thiết kế ấn tượng và dễ nhận biết. Ảnh: Warspot.
Đến cuối Thế chiến II các loại mũ cứng chế tạo bằng vật liệu mới được ưu tiên sử dụng vì trọng lượng nhẹ, khả năng bảo vệ đạn đạo và chống va đập tốt hơn các loại mũ bằng thép. Ảnh: Warspot.
Ngày nay, quân đội các nước chuyển sang sử dụng mũ bảo hiểm chế tạo từ sợi Kevlar, Twaron với khả năng bảo vệ chống đạn đạo gấp nhiều lần mũ thép. Ngoài ra, mũ còn có các đường ray giúp gắn thêm kính nhìn đêm, đèn và thiết bị hỗ trợ khác khi tác chiến. Ảnh: Warspot.
Mời độc giả xem video: Lịch sử phát triển mũ chống đạn Mỹ trong đầu thế kỷ 20. (nguồn Chubachus)