Trong thời gian hiện đại hoá Không quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1979 - 1985, Liên Xô đã viện trợ cho chúng ta ít nhất 50 chiếc máy bay vận tải An-26. Nguồn ảnh: BTĐĐ.Để đáp ứng được nhu cầu của Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam diễn ra phức tạp, Không quân Nhân dân Việt Nam đã cải biên các máy bay vận tải này thành máy bay ném bom và sử dụng ít nhất 7 chiếc để ném bom các căn cứ của Khmer Đỏ tại Campuchia trong thời gian từ năm 1984 tới năm 1985. Nguồn ảnh: BTĐĐ.Các máy bay An-26 được cải tiến thành máy bay ném bom tại Nhà máy Sửa chữa máy bay A41 thuộc Cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: BTĐĐ.Sau khi nâng cấp, những chiếc máy bay vận tải này có thể mang theo tải trọng có ích tới 4 tấn, nếu mang ở giá treo ngoài mỗi giá có thể mang theo tới 4 quả Mk.82. Nguồn ảnh: BTĐĐ.Bản thân Mk.82 cũng là loại bom chiến lợi phẩm được ta thu được từ sau khi kết thúc Kháng chiến chống Mỹ. Đây là loại bom không thông minh nhưng có độ chính xác rất cao do nó được thiết kế theo kiểu hạn chế lực kéo (low-drag). Nguồn ảnh: BTĐĐ.Do được thiết kế với mục đích vận tải nên khi mang bom ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu bên trong khoang máy bay, An-26 cần phải chằng buộc rất chắc chắn để tránh các tai nạn không đáng có. Mỗi quả bom Mk.82 có trọng lượng 87kg và nếu tính theo tỷ giá hiện tại chúng có giá trị khoảng 2500 USD mỗi quả. Nguồn ảnh: BTĐĐ.Antonov An-26 đã có thời gian rất dài phục vụ trong Không quân Việt Nam, trong khi Mk.82 vẫn là một trong những loại bom rẻ tiền cực kỳ hiệu quả của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: ANTĐ.Dù An-26 từng là loại máy bay vận tải số một trong biên chế Không quân Việt Nam bên cạnh CASA C295 suốt một khoảng thời gian dài, nhưng đến nay, các máy bay An-26 buộc phải "về hưu" do chúng đã quá tuổi đời phục vụ. Mặc dù Việt Nam rất nỗ lực nâng cấp, sửa chữa nhưng tuổi đời động cơ đã quá cao. Nguồn ảnh: Nos. Tất nhiên trong thời bình, An-26 đã được quay về nhiệm vụ chính của mình, trở thành một máy bay vận tải và không còn làm nhiệm vụ... ném bom nữa. Loại máy bay này có khả năng mang theo trọng tải tối đa 5500 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Cận cảnh dàn máy bay vận tải An-26 của Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetphoto. Video Cuộc hạ cánh của Su-34 và An-26 trên đường cao tốc xây dở - Nguồn: Sputnik
Trong thời gian hiện đại hoá Không quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 1979 - 1985, Liên Xô đã viện trợ cho chúng ta ít nhất 50 chiếc máy bay vận tải An-26. Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Để đáp ứng được nhu cầu của Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam diễn ra phức tạp, Không quân Nhân dân Việt Nam đã cải biên các máy bay vận tải này thành máy bay ném bom và sử dụng ít nhất 7 chiếc để ném bom các căn cứ của Khmer Đỏ tại Campuchia trong thời gian từ năm 1984 tới năm 1985. Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Các máy bay An-26 được cải tiến thành máy bay ném bom tại Nhà máy Sửa chữa máy bay A41 thuộc Cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Sau khi nâng cấp, những chiếc máy bay vận tải này có thể mang theo tải trọng có ích tới 4 tấn, nếu mang ở giá treo ngoài mỗi giá có thể mang theo tới 4 quả Mk.82. Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Bản thân Mk.82 cũng là loại bom chiến lợi phẩm được ta thu được từ sau khi kết thúc Kháng chiến chống Mỹ. Đây là loại bom không thông minh nhưng có độ chính xác rất cao do nó được thiết kế theo kiểu hạn chế lực kéo (low-drag). Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Do được thiết kế với mục đích vận tải nên khi mang bom ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu bên trong khoang máy bay, An-26 cần phải chằng buộc rất chắc chắn để tránh các tai nạn không đáng có. Mỗi quả bom Mk.82 có trọng lượng 87kg và nếu tính theo tỷ giá hiện tại chúng có giá trị khoảng 2500 USD mỗi quả. Nguồn ảnh: BTĐĐ.
Antonov An-26 đã có thời gian rất dài phục vụ trong Không quân Việt Nam, trong khi Mk.82 vẫn là một trong những loại bom rẻ tiền cực kỳ hiệu quả của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: ANTĐ.
Dù An-26 từng là loại máy bay vận tải số một trong biên chế Không quân Việt Nam bên cạnh CASA C295 suốt một khoảng thời gian dài, nhưng đến nay, các máy bay An-26 buộc phải "về hưu" do chúng đã quá tuổi đời phục vụ. Mặc dù Việt Nam rất nỗ lực nâng cấp, sửa chữa nhưng tuổi đời động cơ đã quá cao. Nguồn ảnh: Nos.
Tất nhiên trong thời bình, An-26 đã được quay về nhiệm vụ chính của mình, trở thành một máy bay vận tải và không còn làm nhiệm vụ... ném bom nữa. Loại máy bay này có khả năng mang theo trọng tải tối đa 5500 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh dàn máy bay vận tải An-26 của Việt Nam. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Video Cuộc hạ cánh của Su-34 và An-26 trên đường cao tốc xây dở - Nguồn: Sputnik