Theo tờ "Forbes" của Mỹ, những thông tin chi tiết mới về tiêm kích thế hệ 6, do Nhật Bản phát triển đã được tiết lộ. Theo kế hoạch, Nhật Bản dự kiến sẽ chế tạo nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2024 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2028.Việc sản xuất máy bay chiến đấu FX (đôi khi được gọi là F-3) sẽ bắt đầu vào năm 2031 và được đưa vào trang bị vào năm 2035. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) dự kiến sẽ mua khoảng 90 máy bay chiến đấu FX. Ảnh: Đồ họa máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coChiến đấu cơ thế hệ 6 FX sử dụng 2 động cơ, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, bao gồm tính năng tàng hình trước mọi loại radar; khả năng điều khiển máy bay không người lái từ xa; màn hình và radar gắn trên mũ bay kiểu thực tế ảo. Ảnh: Đồ họa máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coTiêm kích FX sẽ được thiết kế để trao đổi dữ liệu với các cảm biến của thiết bị, vũ khí có trong biên chế quân đội Nhật Bản và Mỹ, như radar hay máy bay; khoang vũ khí của FX có thể mang ít nhất 6 tên lửa, bao gồm tên lửa không đối không, đối đất và chống hạm. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coĐến thời điểm hiện tại, Nhật Bản xác nhận nhà sản xuất Lockheed Martin từ Mỹ sẽ là đối tác chính của họ trong việc phát triển máy bay chiến đấu mới. Các kỹ sư Nhật Bản cũng hy vọng sẽ hợp tác với Northrop Grumman và tập đoàn quốc phòng khổng lồ BAE của Anh. Ảnh: Logo của Lockheed Martin - Nguồn ảnh: Wikipedia.Xem xét chu kỳ nghiên cứu và phát triển (R&D) của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, có thể thấy vô số sự chậm trễ và kinh phí bị đội lên một cách khủng khiếp; tuy nhiên kế hoạch phát triển máy bay FX của Nhật Bản có vẻ lạc quan hơn nhiều. Nguồn ảnh: Lockheed Martin.Cơ sở để Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng sẽ phát triển thành công máy bay FX, là nhờ vào thành tựu nghiên cứu về các công nghệ liên quan ở Nhật Bản, bao gồm công nghệ chế tạo radar, động cơ, hệ thống mạng; Nhật Bản đã phát triển thành công một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ năm, đó là chiếc X-2 Shinshin. Ảnh: Nguyên mẫu X-2 Shinshin bay thử - Nguồn ảnh: Wikipedia.Cùng với đó là Nhật Bản hy vọng được chuyển giao công nghệ từ Lockheed, BAE hoặc Northrop Grumman, để có thể giúp Nhật Bản rút ngắn chu kỳ phát triển của máy bay chiến đấu FX. Tương tự, việc sử dụng các phương pháp phát triển mô phỏng máy tính, cũng có thể rút ngắn chu kỳ phát triển của FX. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coTrong 10 năm qua, khi Không quân Trung Quốc không chỉ vượt qua JASDF về số lượng (tỷ lệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay là khoảng 6/1), mà còn khiến Nhật Bản bị sốc, khi Trung Quốc bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc - Nguồn ảnh: SinaNgoài ra, Trung Quốc đang thay thế cấp số nhân, các loại máy bay cũ thuộc thế hệ 3 như MiG-21, JH-7 bằng máy bay chiến đấu thế hệ 4 hoặc 4++ như J-10/11/16 và Su-35. Ngoài ra, máy bay chiến đấu và ném bom của Trung Quốc và Nga, đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra xung quanh Nhật Bản. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc - Nguồn ảnh: SinaTrước tình hình đó, Nhật Bản cần khẩn cấp tìm thế hệ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo, nhằm thay thế 97 máy bay chiến đấu F-2 vào những năm 2030; trong khi máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản hiện đã bắt đầu bị loại biên dần. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản - Nguồn ảnh: Wikipedia.Nhật Bản đã ký hợp đồng với Mỹ mua khoảng 142 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-35B Lightning (chủ yếu được lắp ráp tại Nhật Bản), nhưng chúng không phải là máy bay chiến đấu hoàn hảo, vì những chiếc F-35 này giành cho nhiệm vụ tấn công mặt đất hơn là không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A của Nhật Bản - Nguồn ảnh: Wikipedia. Kể từ những năm 2010, tiêm kích tàng hình F-22 mà Nhật Bản hằng mong muốn, đã không còn được Mỹ sản xuất. Máy bay chiến đấu FX sẽ là máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước đầu tiên của Nhật Bản theo đúng nghĩa, sau chiếc máy bay chiến đấu Mitsubishi F-1, bay lần đầu tiên vào năm 1975. Ảnh: Máy bay chiến đấu Mitsubishi F-1. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tổng chi phí của dự án FX là 48 tỷ USD, chi phí cho mỗi chiếc FX lên tới 500 triệu USD; giá thành chế tạo 1 chiếc FX, Nhật Bản có thể mua từ hai đến ba chiếc F-35. Nhưng tiêm kích FX có thể đi trước F-35 và các máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc và Nga một thế hệ. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coCó lẽ điều quan trọng hơn, các khoản tiền chi cho FX sẽ không chỉ (phần lớn) chảy vào các công ty Nhật Bản, mà còn có thể đưa Nhật Bản trở thành cường quốc hàng không và quân sự hạng nhất. Đảm bảo cho Nhật Bản không còn phụ thuộc vào Mỹ về máy bay chiến đấu. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.coDự án phát triển máy bay chiến đấu FX thoạt nhìn có vẻ lớn, nhưng nhà sản xuất quốc phòng lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries là người đứng đầu dự án FX, và những khoản chi cho R&D khổng lồ của FX, sẽ được chia cho hơn 1.000 công ty Nhật Bản, nên mức độ rủi ro không lớn. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co Nhật Bản cất cánh máy bay thử nghiệm Shinshin được chế tạo để lấy kinh nghiệm về việc sản xuất tiêm kích thế hệ năm.
Theo tờ "Forbes" của Mỹ, những thông tin chi tiết mới về tiêm kích thế hệ 6, do Nhật Bản phát triển đã được tiết lộ. Theo kế hoạch, Nhật Bản dự kiến sẽ chế tạo nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2024 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2028.
Việc sản xuất máy bay chiến đấu FX (đôi khi được gọi là F-3) sẽ bắt đầu vào năm 2031 và được đưa vào trang bị vào năm 2035. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) dự kiến sẽ mua khoảng 90 máy bay chiến đấu FX. Ảnh: Đồ họa máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Chiến đấu cơ thế hệ 6 FX sử dụng 2 động cơ, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, bao gồm tính năng tàng hình trước mọi loại radar; khả năng điều khiển máy bay không người lái từ xa; màn hình và radar gắn trên mũ bay kiểu thực tế ảo. Ảnh: Đồ họa máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Tiêm kích FX sẽ được thiết kế để trao đổi dữ liệu với các cảm biến của thiết bị, vũ khí có trong biên chế quân đội Nhật Bản và Mỹ, như radar hay máy bay; khoang vũ khí của FX có thể mang ít nhất 6 tên lửa, bao gồm tên lửa không đối không, đối đất và chống hạm. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản xác nhận nhà sản xuất Lockheed Martin từ Mỹ sẽ là đối tác chính của họ trong việc phát triển máy bay chiến đấu mới. Các kỹ sư Nhật Bản cũng hy vọng sẽ hợp tác với Northrop Grumman và tập đoàn quốc phòng khổng lồ BAE của Anh. Ảnh: Logo của Lockheed Martin - Nguồn ảnh: Wikipedia.
Xem xét chu kỳ nghiên cứu và phát triển (R&D) của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, có thể thấy vô số sự chậm trễ và kinh phí bị đội lên một cách khủng khiếp; tuy nhiên kế hoạch phát triển máy bay FX của Nhật Bản có vẻ lạc quan hơn nhiều. Nguồn ảnh: Lockheed Martin.
Cơ sở để Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng sẽ phát triển thành công máy bay FX, là nhờ vào thành tựu nghiên cứu về các công nghệ liên quan ở Nhật Bản, bao gồm công nghệ chế tạo radar, động cơ, hệ thống mạng; Nhật Bản đã phát triển thành công một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ năm, đó là chiếc X-2 Shinshin. Ảnh: Nguyên mẫu X-2 Shinshin bay thử - Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cùng với đó là Nhật Bản hy vọng được chuyển giao công nghệ từ Lockheed, BAE hoặc Northrop Grumman, để có thể giúp Nhật Bản rút ngắn chu kỳ phát triển của máy bay chiến đấu FX. Tương tự, việc sử dụng các phương pháp phát triển mô phỏng máy tính, cũng có thể rút ngắn chu kỳ phát triển của FX. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Trong 10 năm qua, khi Không quân Trung Quốc không chỉ vượt qua JASDF về số lượng (tỷ lệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay là khoảng 6/1), mà còn khiến Nhật Bản bị sốc, khi Trung Quốc bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc - Nguồn ảnh: Sina
Ngoài ra, Trung Quốc đang thay thế cấp số nhân, các loại máy bay cũ thuộc thế hệ 3 như MiG-21, JH-7 bằng máy bay chiến đấu thế hệ 4 hoặc 4++ như J-10/11/16 và Su-35. Ngoài ra, máy bay chiến đấu và ném bom của Trung Quốc và Nga, đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra xung quanh Nhật Bản. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc - Nguồn ảnh: Sina
Trước tình hình đó, Nhật Bản cần khẩn cấp tìm thế hệ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo, nhằm thay thế 97 máy bay chiến đấu F-2 vào những năm 2030; trong khi máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản hiện đã bắt đầu bị loại biên dần. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản - Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhật Bản đã ký hợp đồng với Mỹ mua khoảng 142 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-35B Lightning (chủ yếu được lắp ráp tại Nhật Bản), nhưng chúng không phải là máy bay chiến đấu hoàn hảo, vì những chiếc F-35 này giành cho nhiệm vụ tấn công mặt đất hơn là không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A của Nhật Bản - Nguồn ảnh: Wikipedia.
Kể từ những năm 2010, tiêm kích tàng hình F-22 mà Nhật Bản hằng mong muốn, đã không còn được Mỹ sản xuất. Máy bay chiến đấu FX sẽ là máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước đầu tiên của Nhật Bản theo đúng nghĩa, sau chiếc máy bay chiến đấu Mitsubishi F-1, bay lần đầu tiên vào năm 1975. Ảnh: Máy bay chiến đấu Mitsubishi F-1. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tổng chi phí của dự án FX là 48 tỷ USD, chi phí cho mỗi chiếc FX lên tới 500 triệu USD; giá thành chế tạo 1 chiếc FX, Nhật Bản có thể mua từ hai đến ba chiếc F-35. Nhưng tiêm kích FX có thể đi trước F-35 và các máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc và Nga một thế hệ. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Có lẽ điều quan trọng hơn, các khoản tiền chi cho FX sẽ không chỉ (phần lớn) chảy vào các công ty Nhật Bản, mà còn có thể đưa Nhật Bản trở thành cường quốc hàng không và quân sự hạng nhất. Đảm bảo cho Nhật Bản không còn phụ thuộc vào Mỹ về máy bay chiến đấu. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Dự án phát triển máy bay chiến đấu FX thoạt nhìn có vẻ lớn, nhưng nhà sản xuất quốc phòng lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries là người đứng đầu dự án FX, và những khoản chi cho R&D khổng lồ của FX, sẽ được chia cho hơn 1.000 công ty Nhật Bản, nên mức độ rủi ro không lớn. Ảnh: Mô hình máy bay FX - Nguồn ảnh: Secretprojects.co
Nhật Bản cất cánh máy bay thử nghiệm Shinshin được chế tạo để lấy kinh nghiệm về việc sản xuất tiêm kích thế hệ năm.