Được thai nghén từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, chiến đấu cơ McDonnell F-101 Voodoo hay còn gọi vắn tắt là F-101 Voodoo là một trong những phi cơ nguy hiểm bậc nhất của Mỹ xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Chuyến bay đầu tiên của F-101 Voodoo được thực hiện thành công vào tháng 5/1957. Sau đó, tiêm kích F-101 Voodoo được phục vụ với nhiều vai trò trong Không quân Mỹ, Không quân Vệ binh Quốc gia và Không quân Hoàng gia Canada. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng đã có 855 chiếc F-101 Voodoo từng được sản xuất với giá thành hơn 1 triệu USD cho mỗi đơn vị. Sự nguy hiểm của F-101 Voodoo không đến từ các đặc tính chiến đấu nổi trội mà đến từ vai trò đa năng của nó. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, F-101 Voodoo có thể hoạt động như một máy bay tiêm kích hộ tống tầm xa, máy bay tiêm kích-bom, máy bay tiêm kích đánh chặn hay máy bay thám sát - trinh sát bằng hình ảnh. Ở mọi vị trí, F-101 Voodoo đều có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, có thể nói mẫu chiến đấu cơ này là một "mắt thần" trên không của Không quân Mỹ trong đầu những năm 1960 tại Chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Karstenpalt.
Được thiết kế để trở thành máy bay tiêm kích xâm nhập, có thể coi F-101 Voodoo chính là hình tượng để các nhà phát triển máy bay phản lực chiến đấu nhắm tới khái niệm "tiêm kích đa năng" sau này. Nguồn ảnh: History.
Dù là chiến đấu cơ nhưng năng lực không chiến của F-101 Voodoo khá hạn chế nhưng nó lại làm khá tốt nhiệm vụ thám sát - trinh sát ảnh trên không. Không những được sử dụng ở Việt Nam, F-101 Voodoo còn thực hiện tốt nhiệm vụ thám sát trong Sự kiện tên lửa ở Cuba và Sự kiện Pueblo. Nguồn ảnh: USAF.
Thậm chí, nó còn có thể đóng nhiều vai trong cùng một nhiệm vụ. Ví dụ như khi cất cánh ban đầu, F-101 Voodoo sẽ là máy bay tiem kích hộ tống tầm xa, sau khi tới mục tiêu, F-101 Voodoo sẽ cắt bom trước và trở thành tiêm kích bảo vệ máy bay ném bom, sau đó làm nhiệm vụ mở đường, đánh chặn tiêm kích đối phương để dọn đường rút cho đoàn phi cơ ném bom. Nguồn ảnh: Alan.
Có phi hành đoàn 2 người, chiều dài của phi cơ F-101 Voodoo là 20,55 mét, sải cánh 12,09 mét, cao 5,49 mét và được trang bị 2 động cơ P&W J57-P-55 có đốt sau, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới 1825 km/h ở độ cao 10.500 mét. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Trọng lượng rỗng của chiếc tiêm kích "đa năng" này vào khoảng 13 tấn. Trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể đạt tới 23,7 tấn. F-101 Voodoo có thể mang được tối đa 7771 lít nhiên liệu bên trong máy bay và lên tới 11178 lít nhiên liệu nếu gắn thêm bình xăng phụ bên ngoài. Nguồn ảnh: Tos.
Tầm hoạt động tối đa của tiêm kích F-101 Voodoo là 2450 km - dài hơn nhiều so với các loại tiêm kích tương tự cùng thời. Trần bay của nó lên tới 17.800 mét và có thể mang được 4 tên lửa AIM-4 hoặc 2 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie cùng với hệ thống điều khiển hỏa lực Hughes MG-13. Nguồn ảnh: Airforce.
Đến những năm đầu thập niên 70, F-101 Voodoo dần được loại biên để nhường chỗ cho những tiêm kích F-4 hiện đại hơn. Tuy nhiên, thiết kế của F-101 Voodoo đã ảnh hưởng nặng tới thiết kế của F-4 sau này. Thậm chí, giới chuyên gia quân sự còn cho rằng hoàn toàn có thể nhận định F-101 Voodoo chính là hình mẫu để Mỹ dựng lên chiếc F-4 sau đó. Nguồn ảnh: Militia.
Hiện tại, trên thế giới không còn bất cứ một chiếc F-101 Voodoo nào còn phục vụ trong không quân một cách chính thức, và hầu hết những chiếc F-101 Voodoo đều phục vụ trong Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Davewelch.
Tuy không mấy thành công hay có nổi tiếng như các dòng chiến đấu cơ khác của Không quân Mỹ trong CTVN, nhưng F-101 Voodoo lại chính là tiền đề để cả Mỹ và Liên Xô thiết kế phi cơ tiêm kích theo hướng đa dụng sau này, chấm dứt thời kỳ "loạn" phản lực khi mà mỗi loại phản lực chỉ làm được duy nhất một hoặc tối đa là hai nhiệm vụ chuyên biệt. Nguồn ảnh: Chant du Départ.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích "đa năng" F-101 Voodoo của Mỹ cất cánh trong Chiến tranh Việt Nam.
Được thai nghén từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, chiến đấu cơ McDonnell F-101 Voodoo hay còn gọi vắn tắt là F-101 Voodoo là một trong những phi cơ nguy hiểm bậc nhất của Mỹ xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Chuyến bay đầu tiên của F-101 Voodoo được thực hiện thành công vào tháng 5/1957. Sau đó, tiêm kích F-101 Voodoo được phục vụ với nhiều vai trò trong Không quân Mỹ, Không quân Vệ binh Quốc gia và Không quân Hoàng gia Canada. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng đã có 855 chiếc F-101 Voodoo từng được sản xuất với giá thành hơn 1 triệu USD cho mỗi đơn vị. Sự nguy hiểm của F-101 Voodoo không đến từ các đặc tính chiến đấu nổi trội mà đến từ vai trò đa năng của nó. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, F-101 Voodoo có thể hoạt động như một máy bay tiêm kích hộ tống tầm xa, máy bay tiêm kích-bom, máy bay tiêm kích đánh chặn hay máy bay thám sát - trinh sát bằng hình ảnh. Ở mọi vị trí, F-101 Voodoo đều có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, có thể nói mẫu chiến đấu cơ này là một "mắt thần" trên không của Không quân Mỹ trong đầu những năm 1960 tại Chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Karstenpalt.
Được thiết kế để trở thành máy bay tiêm kích xâm nhập, có thể coi F-101 Voodoo chính là hình tượng để các nhà phát triển máy bay phản lực chiến đấu nhắm tới khái niệm "tiêm kích đa năng" sau này. Nguồn ảnh: History.
Dù là chiến đấu cơ nhưng năng lực không chiến của F-101 Voodoo khá hạn chế nhưng nó lại làm khá tốt nhiệm vụ thám sát - trinh sát ảnh trên không. Không những được sử dụng ở Việt Nam, F-101 Voodoo còn thực hiện tốt nhiệm vụ thám sát trong Sự kiện tên lửa ở Cuba và Sự kiện Pueblo. Nguồn ảnh: USAF.
Thậm chí, nó còn có thể đóng nhiều vai trong cùng một nhiệm vụ. Ví dụ như khi cất cánh ban đầu, F-101 Voodoo sẽ là máy bay tiem kích hộ tống tầm xa, sau khi tới mục tiêu, F-101 Voodoo sẽ cắt bom trước và trở thành tiêm kích bảo vệ máy bay ném bom, sau đó làm nhiệm vụ mở đường, đánh chặn tiêm kích đối phương để dọn đường rút cho đoàn phi cơ ném bom. Nguồn ảnh: Alan.
Có phi hành đoàn 2 người, chiều dài của phi cơ F-101 Voodoo là 20,55 mét, sải cánh 12,09 mét, cao 5,49 mét và được trang bị 2 động cơ P&W J57-P-55 có đốt sau, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới 1825 km/h ở độ cao 10.500 mét. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Trọng lượng rỗng của chiếc tiêm kích "đa năng" này vào khoảng 13 tấn. Trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể đạt tới 23,7 tấn. F-101 Voodoo có thể mang được tối đa 7771 lít nhiên liệu bên trong máy bay và lên tới 11178 lít nhiên liệu nếu gắn thêm bình xăng phụ bên ngoài. Nguồn ảnh: Tos.
Tầm hoạt động tối đa của tiêm kích F-101 Voodoo là 2450 km - dài hơn nhiều so với các loại tiêm kích tương tự cùng thời. Trần bay của nó lên tới 17.800 mét và có thể mang được 4 tên lửa AIM-4 hoặc 2 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie cùng với hệ thống điều khiển hỏa lực Hughes MG-13. Nguồn ảnh: Airforce.
Đến những năm đầu thập niên 70, F-101 Voodoo dần được loại biên để nhường chỗ cho những tiêm kích F-4 hiện đại hơn. Tuy nhiên, thiết kế của F-101 Voodoo đã ảnh hưởng nặng tới thiết kế của F-4 sau này. Thậm chí, giới chuyên gia quân sự còn cho rằng hoàn toàn có thể nhận định F-101 Voodoo chính là hình mẫu để Mỹ dựng lên chiếc F-4 sau đó. Nguồn ảnh: Militia.
Hiện tại, trên thế giới không còn bất cứ một chiếc F-101 Voodoo nào còn phục vụ trong không quân một cách chính thức, và hầu hết những chiếc F-101 Voodoo đều phục vụ trong Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Davewelch.
Tuy không mấy thành công hay có nổi tiếng như các dòng chiến đấu cơ khác của Không quân Mỹ trong CTVN, nhưng F-101 Voodoo lại chính là tiền đề để cả Mỹ và Liên Xô thiết kế phi cơ tiêm kích theo hướng đa dụng sau này, chấm dứt thời kỳ "loạn" phản lực khi mà mỗi loại phản lực chỉ làm được duy nhất một hoặc tối đa là hai nhiệm vụ chuyên biệt. Nguồn ảnh: Chant du Départ.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích "đa năng" F-101 Voodoo của Mỹ cất cánh trong Chiến tranh Việt Nam.