Đầu tiên là Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Về mặt lý thuyết thì Mỹ vẫn đang... tiếp tục tham chiến trong cuộc chiến tranh này vì Mỹ không xuất hiện trong mọi văn bản hoà đàm nào sau chiến tranh.Hoà ước Versailles - hoà ước được các bên thắng cuộc và thua cuộc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất ký kết với nhau không hề có tên của nước Mỹ - thực chất là quốc hội Mỹ không muốn tham gia vào bất cứ phe phái nào sau chiến tranh nên không muốn xuất hiện trong bất cứ hoà ước nào.Việc không ký kết hoà ước, không tham gia bất cứ phe phái nào sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất giúp Mỹ giữ được vị thế trung lập của mình cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ hai.Với việc quân đội Mỹ và chính phủ nước này không ký kết vào bất cứ hoà ước nào sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cuộc chiến tranh này với người Mỹ tới nay vẫn... tiếp tục tiếp diễn.Tiếp theo là Nhật Bản - quốc gia đầu hàng Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tuy nhiên lại không hề đầu hàng các phe khác trong cuộc chiến này. Về mặt lý thuyết, Nhật chưa từng hoà bình với Liên Xô và Trung Quốc.Tới tận năm 1956 - nghĩa là hơn chục năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Nhật với Liên Xô mới chịu ký một Tuyên bố chung, về mặt lý thuyết sẽ chấm dứt chiến tranh giữa hai nước và hai nước có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.Tuy nhiên quốc gia mà Nhật "nợ máu" nhiều nhất trong cuộc chiến này đó là Trung Quốc lại chưa từng ngồi vào bàn đàm phán với nhau. Thực tế thì do Trung Quốc sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, Trung Quốc nội chiến triền miên nên rất khó để chính phủ hai nước có thể "hoà bình" được.Chưa kể tới việc, quân đội Tưởng Giới Thạch - lực lượng thắng trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai sau này lại xóa sổ sau nội chiến. Vậy nên Tokyo quyết không ngồi vào bàn hoà đàm với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do người đánh thắng Nhật hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai là Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch.Cuối cùng và cũng là nổi tiếng nhất đó chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Về mặt lý thuyết các bên mới chỉ ký hiệp định ngừng bắn và có thể nã đạn, tấn công tổng lực vào nhau bất cứ lúc nào nếu muốn.Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc có số lượng cực đông và Seoul buộc phải trả tiền để Mỹ đóng quân ở đây do lo ngại một ngày nào đó Triều Tiên sẽ tấn công.Việc là một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh khiến cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều có các chính sách quân sự khá khắc nghiệt, trong đó có luật thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc với mọi nam giới trong độ tuổi phục vụ quân đội.Các hoạt động giao lưu về văn hoá, nghệ thuật giữa hai nước vì thế cũng bị đình trệ suốt gần 70 năm qua. Bản thân hai nước cũng không đặt đại sứ quán ở quốc gia còn lại. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Thước phim hiếm về Chiến tranh Triều Tiên.
Đầu tiên là Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Về mặt lý thuyết thì Mỹ vẫn đang... tiếp tục tham chiến trong cuộc chiến tranh này vì Mỹ không xuất hiện trong mọi văn bản hoà đàm nào sau chiến tranh.
Hoà ước Versailles - hoà ước được các bên thắng cuộc và thua cuộc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất ký kết với nhau không hề có tên của nước Mỹ - thực chất là quốc hội Mỹ không muốn tham gia vào bất cứ phe phái nào sau chiến tranh nên không muốn xuất hiện trong bất cứ hoà ước nào.
Việc không ký kết hoà ước, không tham gia bất cứ phe phái nào sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất giúp Mỹ giữ được vị thế trung lập của mình cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Với việc quân đội Mỹ và chính phủ nước này không ký kết vào bất cứ hoà ước nào sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cuộc chiến tranh này với người Mỹ tới nay vẫn... tiếp tục tiếp diễn.
Tiếp theo là Nhật Bản - quốc gia đầu hàng Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tuy nhiên lại không hề đầu hàng các phe khác trong cuộc chiến này. Về mặt lý thuyết, Nhật chưa từng hoà bình với Liên Xô và Trung Quốc.
Tới tận năm 1956 - nghĩa là hơn chục năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Nhật với Liên Xô mới chịu ký một Tuyên bố chung, về mặt lý thuyết sẽ chấm dứt chiến tranh giữa hai nước và hai nước có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
Tuy nhiên quốc gia mà Nhật "nợ máu" nhiều nhất trong cuộc chiến này đó là Trung Quốc lại chưa từng ngồi vào bàn đàm phán với nhau. Thực tế thì do Trung Quốc sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, Trung Quốc nội chiến triền miên nên rất khó để chính phủ hai nước có thể "hoà bình" được.
Chưa kể tới việc, quân đội Tưởng Giới Thạch - lực lượng thắng trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai sau này lại xóa sổ sau nội chiến. Vậy nên Tokyo quyết không ngồi vào bàn hoà đàm với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do người đánh thắng Nhật hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai là Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch.
Cuối cùng và cũng là nổi tiếng nhất đó chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Về mặt lý thuyết các bên mới chỉ ký hiệp định ngừng bắn và có thể nã đạn, tấn công tổng lực vào nhau bất cứ lúc nào nếu muốn.
Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc có số lượng cực đông và Seoul buộc phải trả tiền để Mỹ đóng quân ở đây do lo ngại một ngày nào đó Triều Tiên sẽ tấn công.
Việc là một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh khiến cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều có các chính sách quân sự khá khắc nghiệt, trong đó có luật thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc với mọi nam giới trong độ tuổi phục vụ quân đội.
Các hoạt động giao lưu về văn hoá, nghệ thuật giữa hai nước vì thế cũng bị đình trệ suốt gần 70 năm qua. Bản thân hai nước cũng không đặt đại sứ quán ở quốc gia còn lại. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Thước phim hiếm về Chiến tranh Triều Tiên.