Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, nước này đã vừa hoàn thành tuyến hàng rào mới ở biên giới chúng với Ukraine tại phía bắc bán đảo Crimea sau hơn 1 năm khởi công xây dựng. Nguồn ảnh: RT.Cũng theo thông báo này, tuyến hàng rào biên giới mới của Nga cao 2 m, dài 60 km, ngăn cách Crimea với Ukraine bắt đầu được xây dựng từ tháng 9/2017. Công trình này chỉ tiêu tốn 2,87 triệu USD và chỉ mới được hoàn thành hôm 27/12 vừa qua. Nguồn ảnh: RT.Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời cơ quan báo chí của bộ phận biên giới thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, "Kế hoạch xây dựng các cấu trúc kỹ thuật và lắp đặt hệ thống cảm biến báo động phức tạp nhất đã được hoàn thành trong khu vực Isthmus của Perekop". Nguồn ảnh: RT.Hàng rào này được gắn hàng trăm loại cảm biến khác nhau cùng một hệ thống giám sát video hiện đại có khả năng ghi hình ảnh ban đêm. Các cấu trúc của hàng rào có thể chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như độ ẩm lên 98% và mức nhiệt lên tới 65 độ C. Nguồn ảnh: RT.Theo bộ phận biên giới của FSB, hàng rào an ninh sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn các mối đe dọa khác nhau, trong đó có âm mưu phá hoại từ các quốc gia láng giềng có ý định xâm phạm lãnh thổ Nga. Nó cũng sẽ giúp ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép vũ khí, đạn dược, thuốc lá, rượu, ma túy vào vào Crimea. Nguồn ảnh: RT.Phát ngôn viên Quốc hội Cộng hòa Crimea - Yefim Fiks nói rằng việc xây dựng hàng rào là cần thiết để "bảo vệ người dân địa phương khỏi những trò hề chính phủ Ukraine". Nguồn ảnh: RT.Trong khi đó, người phát ngôn của lực lượng biên phòng Ukraine, ông Andriy Demchenko mỉa mai công trình này là một động tác tuyên truyền của Nga nhằm chứng minh Moscow đang tăng cường an ninh, tách biệt với Ukraine. Nguồn ảnh: RT.Cận cảnh hàng rào điện tử của Nga chạy dọc phía bắc bán đảo Crimea với hệ thống cảm biến hiện tại. Nguồn ảnh: RT. Biên phòng Nga tuần tra gần hàng rào "điện tử" ở bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: RT.Mời độc giả xem video: Biên phòng Nga diễn tập chống xâm nhậm ở khu vực biên giới chúng với Ukraine. (nguồn RT)
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, nước này đã vừa hoàn thành tuyến hàng rào mới ở biên giới chúng với Ukraine tại phía bắc bán đảo Crimea sau hơn 1 năm khởi công xây dựng. Nguồn ảnh: RT.
Cũng theo thông báo này, tuyến hàng rào biên giới mới của Nga cao 2 m, dài 60 km, ngăn cách Crimea với Ukraine bắt đầu được xây dựng từ tháng 9/2017. Công trình này chỉ tiêu tốn 2,87 triệu USD và chỉ mới được hoàn thành hôm 27/12 vừa qua. Nguồn ảnh: RT.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời cơ quan báo chí của bộ phận biên giới thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, "Kế hoạch xây dựng các cấu trúc kỹ thuật và lắp đặt hệ thống cảm biến báo động phức tạp nhất đã được hoàn thành trong khu vực Isthmus của Perekop". Nguồn ảnh: RT.
Hàng rào này được gắn hàng trăm loại cảm biến khác nhau cùng một hệ thống giám sát video hiện đại có khả năng ghi hình ảnh ban đêm. Các cấu trúc của hàng rào có thể chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như độ ẩm lên 98% và mức nhiệt lên tới 65 độ C. Nguồn ảnh: RT.
Theo bộ phận biên giới của FSB, hàng rào an ninh sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn các mối đe dọa khác nhau, trong đó có âm mưu phá hoại từ các quốc gia láng giềng có ý định xâm phạm lãnh thổ Nga. Nó cũng sẽ giúp ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép vũ khí, đạn dược, thuốc lá, rượu, ma túy vào vào Crimea. Nguồn ảnh: RT.
Phát ngôn viên Quốc hội Cộng hòa Crimea - Yefim Fiks nói rằng việc xây dựng hàng rào là cần thiết để "bảo vệ người dân địa phương khỏi những trò hề chính phủ Ukraine". Nguồn ảnh: RT.
Trong khi đó, người phát ngôn của lực lượng biên phòng Ukraine, ông Andriy Demchenko mỉa mai công trình này là một động tác tuyên truyền của Nga nhằm chứng minh Moscow đang tăng cường an ninh, tách biệt với Ukraine. Nguồn ảnh: RT.
Cận cảnh hàng rào điện tử của Nga chạy dọc phía bắc bán đảo Crimea với hệ thống cảm biến hiện tại. Nguồn ảnh: RT.
Biên phòng Nga tuần tra gần hàng rào "điện tử" ở bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: RT.
Mời độc giả xem video: Biên phòng Nga diễn tập chống xâm nhậm ở khu vực biên giới chúng với Ukraine. (nguồn RT)