Lúc này, vùng Donbass đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến khốc liệt giữa Nga và Ukraine, và thị trấn Bakhmut, cửa ngõ vào Donbass, trở thành địa điểm cận chiến giữa hai bên.Trên thực tế, cục diện trận chiến hiện tại của Bakhmut có thể coi là xung đột lớn nhất thế kỷ 21. Theo tin tức từ tờ "New York Times" của Mỹ cách đây không lâu, số binh sĩ bị thương trong quân đội Ukraine chỉ trong một ngày đã lên tới hơn 240 người, chưa kể số người thiệt mạng. Hiện tại Bakhmut, các cuộc giao tranh ác liệt vẫn đang tiếp tục, và số lượng thương vong nhất định sẽ tăng thêm. Khác với những lần trước, lần này quân đội Nga đụng độ cứ điểm mạnh của quân đội Ukraine tại Bakhmut; các cuộc giao chiến gần 6 tháng nhưng vẫn chưa tạo được bước đột phá lớn nào.Chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong một bài phát biểu cũng phải thừa nhận, tình hình ở chiến trường Donbass đang xấu đi nhanh chóng và ông đang đối mặt với một "tình huống rất khó khăn". Trong số đó, tình hình tại Bakhmut rất tồi tệ.Những bức ảnh liên quan được truyền thông Nga và cả Ukraine đăng tải, đều thừa nhận tình hình chiến sự ngày càng xấu đi, cho thấy không có tòa nhà dân cư nào ở Bakhmut còn hoàn chỉnh, hầu hết chúng đã bị đạn pháo và bom phá hủy và một số đã bị san bằng trực tiếp.Quân phòng thủ Ukraine tại Bakhmut chịu tổn thất nặng nề, hàng chục nghìn người đã “mất tích”. Trong số đó, Lữ đoàn 93 tinh nhuệ nhất của Quân đội Ukraine gần như đã bị giải thể và mất sức chiến đấu hoàn toàn; hiện tại, những binh sĩ còn lại của lữ đoàn phải tạm rút về hậu phương Slavyansk để nghỉ ngơi và củng cố lực lượng.Hiện tại có tổng cộng có 10 lữ đoàn của Ukraine đang làm nhiệm vụ phòng ngự tại Bakhmut với quân số khoảng 60.000 người; ngoài lữ đoàn 93 còn có Lữ đoàn bộ binh cơ giới 24, 53, 54, 58; Lữ đoàn 4 phản ứng nhanh và một số lữ đoàn pháo binh và bộ đội địa phương; cùng với sự hỗ trợ của mốt số lính đánh thuê nước ngoài.Lực lượng liên quân Nga đã bao vây Bakhmut từ ba phía, sử dụng nhiều loại pháo khác nhau để triển khai hỏa lực trải thảm. Quân đội Nga không chấp nhận nhượng bộ với quân đội Ukraine, đồng thời lên kế hoạch đánh một trận bao vây và tiêu diệt ở Bakhmut để quét sạch 10 lữ đoàn Ukraine.Nếu 10 lữ đoàn Ukraine có thể bị thiệt hại nặng, trước tiên, tiến độ "phi quân sự hóa" của Ukraine có thể được Nga đẩy nhanh. Thứ hai là làm giảm tinh thần và suy yếu lòng tin và của Quân đội Ukraine; cuối cùng thúc đẩy tinh thần của lực lượng liên quân Nga, có lợi cho việc hoàn thành mục tiêu tràn ngập Donbass càng sớm càng tốt.Ngoài việc tăng cường tấn công Bakhmut, quân đội Nga cũng bắt đầu tái tấn công vào khu vực Lyman mà họ đã phải triệt thoái trước đó. Quân đội Nga mở các cuộc tấn công từ nhiều hướng, và những mũi nhọn cuối cùng nhằm vào Slavyansk và Kramatorsk. Hai nơi này đều là khu phòng thủ trung tâm của Donbass, chỉ cần quân đội Nga tràn ngập được, thì có thể tuyên bố hoàn thành mục tiêu Donbass. Trong khi đó vào ngày 14/12, Ngoại trưởng Slovakia Latislav Kaccher thông báo, nước này đang chuẩn bị chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô cho Không quân Ukraine với sự giúp đỡ kỹ thuật của lực lượng Không quân Mỹ.Ông Katcher nói với giới truyền thông: "Hiện tại chúng tôi chưa bàn giao MiG-29 cho Ukraine, nhưng chúng tôi sẵn sàng làm điều đó. Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác NATO về cách thực hiện điều này. Trong vài tuần tới, một phái đoàn Ukraine sẽ đến Slovakia và chúng tôi sẽ làm việc cùng với những người bạn Mỹ của chúng tôi để biến điều này thành hiện thực".Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Slovakia, lô 11 chiếc MiG-29 cuối cùng của nước này, đều đã ngừng hoạt động vào tháng 8 năm nay và thay thế bằng các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Giống như những chiếc MiG-29 mà Ba Lan “âm thầm bàn giao” cho Ukraine từng phần, số MiG-29 của Slovakia đã được nâng cấp, hiện đại hóa về công nghệ từ năm 2004 đến 2008, với hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường và vũ khí tương thích với tiêu chuẩn của NATO.Điều này có nghĩa là số MiG-29 này có thể trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn NATO và có thể liên lạc với máy bay cảnh báo sớm của NATO trong thời gian thực. Theo một số thông tin, sở dĩ máy bay chiến đấu Ukraine có thể lắp tên lửa chống bức xạ của Mỹ, là do sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 do Ba Lan cải tiến và nâng cấp. Một thông tin viện trợ quân sự khác có liên quan mật thiết với thông tin trên là Mỹ đang chuẩn bị cung cấp cho Ukraine một lượng nhỏ bom dẫn đường chính xác phóng từ trên không "JDAM". Đây là loại bom chính xác rẻ tiền nhất, hiện được sử dụng bởi Không quân Mỹ.Theo thông tin được công khai, JDAM được nâng cấp từ các loại bom thông thường hiện có của quân đội Mỹ, hệ thống có thể dẫn đường đến mục tiêu chính xác với sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS. Bom JDAM có thể được phóng từ máy bay chiến đấu cách mục tiêu khoảng 15 km.Vũ khí tấn công dẫn đường chung thường được sửa đổi từ bom thông thường Mk-81 (250 lbs), Mk-82 (500 lbs), Mk-83 (1000 lbs) và Mk-84 (2000 lbs). Được đánh số GBU-39, GBU-38 , GBU-32 và GBU-31. Bởi vì nó được cải tiến từ một quả bom thông thường nên giá thành rất rẻ, tùy theo trọng lượng mà khoảng 100.000 USD, giá tương đương với một quả tên lửa HIMARS và đạn dẫn đường Excalibur của lựu pháo 155mm. Hiện Mỹ và Anh cũng đã liên tiếp công bố kế hoạch cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Anh đang xem xét cung cấp cho Ukraine một loại vũ khí tầm xa có tầm bắn 500 km, có thể vươn tới Moscow. Mỹ có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không Patriot và máy bay chiến đấu F-16 trong tương lai. Tuy nhiên, trước những cảnh báo từ Nga, Mỹ và Anh vẫn chưa chính thức hoàn tất kế hoạch viện trợ mới. Rõ ràng, phương Tây hiện đang có bước nhảy vọt về chất trong viện trợ quân sự cho Ukraine; đồng thời cung cấp vũ khí công nghệ cao nhằm giúp quân đội Ukraine giành ưu thế trên không.
Lúc này, vùng Donbass đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến khốc liệt giữa Nga và Ukraine, và thị trấn Bakhmut, cửa ngõ vào Donbass, trở thành địa điểm cận chiến giữa hai bên.
Trên thực tế, cục diện trận chiến hiện tại của Bakhmut có thể coi là xung đột lớn nhất thế kỷ 21. Theo tin tức từ tờ "New York Times" của Mỹ cách đây không lâu, số binh sĩ bị thương trong quân đội Ukraine chỉ trong một ngày đã lên tới hơn 240 người, chưa kể số người thiệt mạng.
Hiện tại Bakhmut, các cuộc giao tranh ác liệt vẫn đang tiếp tục, và số lượng thương vong nhất định sẽ tăng thêm. Khác với những lần trước, lần này quân đội Nga đụng độ cứ điểm mạnh của quân đội Ukraine tại Bakhmut; các cuộc giao chiến gần 6 tháng nhưng vẫn chưa tạo được bước đột phá lớn nào.
Chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong một bài phát biểu cũng phải thừa nhận, tình hình ở chiến trường Donbass đang xấu đi nhanh chóng và ông đang đối mặt với một "tình huống rất khó khăn". Trong số đó, tình hình tại Bakhmut rất tồi tệ.
Những bức ảnh liên quan được truyền thông Nga và cả Ukraine đăng tải, đều thừa nhận tình hình chiến sự ngày càng xấu đi, cho thấy không có tòa nhà dân cư nào ở Bakhmut còn hoàn chỉnh, hầu hết chúng đã bị đạn pháo và bom phá hủy và một số đã bị san bằng trực tiếp.
Quân phòng thủ Ukraine tại Bakhmut chịu tổn thất nặng nề, hàng chục nghìn người đã “mất tích”. Trong số đó, Lữ đoàn 93 tinh nhuệ nhất của Quân đội Ukraine gần như đã bị giải thể và mất sức chiến đấu hoàn toàn; hiện tại, những binh sĩ còn lại của lữ đoàn phải tạm rút về hậu phương Slavyansk để nghỉ ngơi và củng cố lực lượng.
Hiện tại có tổng cộng có 10 lữ đoàn của Ukraine đang làm nhiệm vụ phòng ngự tại Bakhmut với quân số khoảng 60.000 người; ngoài lữ đoàn 93 còn có Lữ đoàn bộ binh cơ giới 24, 53, 54, 58; Lữ đoàn 4 phản ứng nhanh và một số lữ đoàn pháo binh và bộ đội địa phương; cùng với sự hỗ trợ của mốt số lính đánh thuê nước ngoài.
Lực lượng liên quân Nga đã bao vây Bakhmut từ ba phía, sử dụng nhiều loại pháo khác nhau để triển khai hỏa lực trải thảm. Quân đội Nga không chấp nhận nhượng bộ với quân đội Ukraine, đồng thời lên kế hoạch đánh một trận bao vây và tiêu diệt ở Bakhmut để quét sạch 10 lữ đoàn Ukraine.
Nếu 10 lữ đoàn Ukraine có thể bị thiệt hại nặng, trước tiên, tiến độ "phi quân sự hóa" của Ukraine có thể được Nga đẩy nhanh. Thứ hai là làm giảm tinh thần và suy yếu lòng tin và của Quân đội Ukraine; cuối cùng thúc đẩy tinh thần của lực lượng liên quân Nga, có lợi cho việc hoàn thành mục tiêu tràn ngập Donbass càng sớm càng tốt.
Ngoài việc tăng cường tấn công Bakhmut, quân đội Nga cũng bắt đầu tái tấn công vào khu vực Lyman mà họ đã phải triệt thoái trước đó. Quân đội Nga mở các cuộc tấn công từ nhiều hướng, và những mũi nhọn cuối cùng nhằm vào Slavyansk và Kramatorsk. Hai nơi này đều là khu phòng thủ trung tâm của Donbass, chỉ cần quân đội Nga tràn ngập được, thì có thể tuyên bố hoàn thành mục tiêu Donbass.
Trong khi đó vào ngày 14/12, Ngoại trưởng Slovakia Latislav Kaccher thông báo, nước này đang chuẩn bị chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô cho Không quân Ukraine với sự giúp đỡ kỹ thuật của lực lượng Không quân Mỹ.
Ông Katcher nói với giới truyền thông: "Hiện tại chúng tôi chưa bàn giao MiG-29 cho Ukraine, nhưng chúng tôi sẵn sàng làm điều đó. Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác NATO về cách thực hiện điều này. Trong vài tuần tới, một phái đoàn Ukraine sẽ đến Slovakia và chúng tôi sẽ làm việc cùng với những người bạn Mỹ của chúng tôi để biến điều này thành hiện thực".
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Slovakia, lô 11 chiếc MiG-29 cuối cùng của nước này, đều đã ngừng hoạt động vào tháng 8 năm nay và thay thế bằng các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Giống như những chiếc MiG-29 mà Ba Lan “âm thầm bàn giao” cho Ukraine từng phần, số MiG-29 của Slovakia đã được nâng cấp, hiện đại hóa về công nghệ từ năm 2004 đến 2008, với hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường và vũ khí tương thích với tiêu chuẩn của NATO.
Điều này có nghĩa là số MiG-29 này có thể trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn NATO và có thể liên lạc với máy bay cảnh báo sớm của NATO trong thời gian thực. Theo một số thông tin, sở dĩ máy bay chiến đấu Ukraine có thể lắp tên lửa chống bức xạ của Mỹ, là do sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 do Ba Lan cải tiến và nâng cấp.
Một thông tin viện trợ quân sự khác có liên quan mật thiết với thông tin trên là Mỹ đang chuẩn bị cung cấp cho Ukraine một lượng nhỏ bom dẫn đường chính xác phóng từ trên không "JDAM". Đây là loại bom chính xác rẻ tiền nhất, hiện được sử dụng bởi Không quân Mỹ.
Theo thông tin được công khai, JDAM được nâng cấp từ các loại bom thông thường hiện có của quân đội Mỹ, hệ thống có thể dẫn đường đến mục tiêu chính xác với sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS. Bom JDAM có thể được phóng từ máy bay chiến đấu cách mục tiêu khoảng 15 km.
Vũ khí tấn công dẫn đường chung thường được sửa đổi từ bom thông thường Mk-81 (250 lbs), Mk-82 (500 lbs), Mk-83 (1000 lbs) và Mk-84 (2000 lbs). Được đánh số GBU-39, GBU-38 , GBU-32 và GBU-31. Bởi vì nó được cải tiến từ một quả bom thông thường nên giá thành rất rẻ, tùy theo trọng lượng mà khoảng 100.000 USD, giá tương đương với một quả tên lửa HIMARS và đạn dẫn đường Excalibur của lựu pháo 155mm.
Hiện Mỹ và Anh cũng đã liên tiếp công bố kế hoạch cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Anh đang xem xét cung cấp cho Ukraine một loại vũ khí tầm xa có tầm bắn 500 km, có thể vươn tới Moscow. Mỹ có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không Patriot và máy bay chiến đấu F-16 trong tương lai.
Tuy nhiên, trước những cảnh báo từ Nga, Mỹ và Anh vẫn chưa chính thức hoàn tất kế hoạch viện trợ mới. Rõ ràng, phương Tây hiện đang có bước nhảy vọt về chất trong viện trợ quân sự cho Ukraine; đồng thời cung cấp vũ khí công nghệ cao nhằm giúp quân đội Ukraine giành ưu thế trên không.