Hãng tin RIA Novosti của Nga, dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/10 cho biết, quân đội Nga đã bắn hạ hơn 10 máy bay chiến đấu cánh cố định và trực thăng của quân đội Ukraine trong những ngày gần đây, trong đó có 10 máy bay chiến đấu MiG-29.Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Tuyết Phong (Zhang Xuefeng) thì tin rằng, với trình độ kỹ thuật và chiến thuật hiện tại của hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của Nga, thì việc máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn hạ không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu những kết quả này được xác nhận, thì không quân Ukraine sẽ suy yếu đáng kể.Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga hôm 22/10 cho biết, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày thông báo rằng, trong 24 giờ qua, hệ thống phòng không Nga đã bắn rơi 3 máy bay MiG-29 của Không quân Ukraine ở khu vực Dnipropetrovsk và Kharkiv. Cùng lúc đó, một máy bay Su-25 bị bắn hạ ở phía Tây Bắc thành phố Donetsk.Còn tờ Tầm nhìn (VZGLYAD) của Nga ngày 20/10 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm đó thông báo rằng, trong 24 giờ qua, lực lượng phòng không và không quân Nga đã bắn rơi 7 máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Như vậy kể từ ngày 16/10, tổng cộng 14 máy bay chiến đấu của Ukraine đã bị phá hủy, trong đó có 10 MiG-29, 2 cường kích Su-25, 2 trực thăng Mi-8.Tính đến thời điểm này, quân đội Nga không công bố bất kỳ hình ảnh, video nào về việc tiêu diệt hay bắn hạ máy bay chiến đấu Ukraine. Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng đó là lý do bảo mật. Các quan chức Ukraine cũng không xác nhận về kết quả liên quan của quân đội Nga.Máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, có thể sử dụng tên lửa dẫn đường và pháo để tiêu diệt mục tiêu trên không, ngoài ra còn có thể sử dụng vũ khí có/không điều khiển, để tấn công các mục tiêu mặt đất.Chiến đấu cơ MiG-29 hiện là xương sống của Không quân Ukraine. Mùa xuân năm nay, phát ngôn viên Không quân Ukraina Ignat cho biết, Kiev có 3 lữ đoàn tiêm kích MiG-29. Ngoài ra họ còn có 2 lữ đoàn tiêm kích Su-27.Ukraine đã bổ sung số máy bay chiến đấu bị mất bằng cách nhận số máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô sản xuất, được chuyển giao từ các nước châu Âu như Ba Lan và Slovakia. Nhà báo quân sự Nga Alexander Coates cho rằng, với sự hỗ trợ của phương Tây, MiG-29 của Ukraine có thể sử dụng vũ khí dẫn đường như bom JDAM hay tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ.Trang web Dzen của Nga ngày 22/10 dẫn lời "Anh hùng Nga", Thiếu tướng Không quân Sergei Lipovoy cho biết, hầu hết các máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất đều do Ba Lan và các nước thuộc Liên Xô cũ khác cung cấp cho Ukraine. Tổng thống Ba Lan Duda hồi tháng 5 đã công bố cung cấp 28 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Kiev. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Nga đạt được “kết quả” to lớn như vậy chỉ trong vài ngày? Các chuyên gia Nga được tờ “Tầm nhìn” phỏng vấn tin rằng, quân đội Ukraine đã mất rất nhiều máy bay trong một thời gian ngắn như vậy, chủ yếu là do hoạt động thành công của các cơ quan tình báo Nga, cùng với các hoạt động phòng không xuất sắc.Tờ “Tầm nhìn” dẫn lời Thiếu tướng Vladimir Popov, phi công quân sự danh dự của Nga tin rằng, không loại trừ khả năng quân đội Ukraine đã lấy được một số “thông tin giả” từ tình báo quân đội Nga và điều máy bay chiến đấu về sân bay cách tiền tuyến khoảng 100 km để chuẩn bị tấn công.Tướng Popov cho biết, nhiệm vụ thông thường của các sân bay tiền tuyến là số máy bay chiến đấu được chuyển đến đó và ngụy trang trong khoảng thời gian vài giờ. Khi người chỉ huy có được thông tin chính xác về vị trí mục tiêu, thì các máy bay chiến đấu cất cánh ngay lập tức; hoàn thành nhiệm vụ và rút về cách tiền tuyến 300km.Trong trường hợp này, phòng không và không quân Nga đã tiêu diệt hầu hết máy bay Ukraine trong giai đoạn hạ cánh. Vào thời điểm này, phi công thường không có thời gian để phản ứng với cuộc tấn công như phóng mồi nhử, kích hoạt hệ thống tác chiến điện tử và thao tác tránh tên lửa; đồng thời xác suất bắn hạ là cực cao, lên tới 0,85. Còn trang "Truyền thông Tự do" của Nga ngày 21/10 cho biết, phương Tây cho rằng, vụ bắn rơi 7 chiếc MiG-29 của Ukraine trong một ngày, là do máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga thực hiện. Trên các diễn đàn quân sự phương Tây, một số người đồn đoán rằng Nga đã bắt đầu sử dụng tiêm kích Su-57.Tuy nhiên người phát ngôn Không quân Ukraine Ignat mới đây đã loại trừ khả năng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga xuất hiện trên bầu trời Ukraine. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng loại máy bay này thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào Ukraine. Chuyên gia quân sự Trương Tuyết Phong ngày 23/10, khi trả lời phóng viên Hoàn cầu của Trung Quốc rằng, không có gì ngạc nhiên khi MiG-29 và Su-25 của Ukraine bị bắn hạ; vì máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện tại của Nga không gặp trở ngại nào trong việc bắn hạ các máy bay chiến đấu Ukraine này.MiG-29 và các máy bay chiến đấu khác của Ukraine hiện nay, về cơ bản là những mẫu đời đầu với khả năng cảnh báo radar và gây nhiễu điện tử yếu và hầu như chưa được nâng cấp. Đối với hệ thống phòng không thế hệ mới và radar trên không của máy bay chiến đấu của Nga, về cơ bản máy bay Ukraine rất khó để tránh, một khi bị nó khóa mục tiêu.Mặc dù một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine được trang bị tên lửa chống bức xạ HARM của Mỹ, nhưng vì chúng là mẫu đời đầu nên khả năng chống tác chiến điện tử tương đối kém và ít gây ra mối đe dọa cho quân đội Nga.Về cơ bản, MiG-29 của Ukraine chỉ có thể dựa vào việc bay ở độ cao cực thấp (việc này rất nguy hiểm) để đi vào điểm mù của hệ thống phòng không mặt đất Nga, nhằm tránh các cuộc tấn công bằng tên lửa phòng không của Nga.Trước đây, Su-24 của Ukraine có thể tấn công các mục tiêu quan trọng của Nga bằng tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh viện trợ, chủ yếu bằng các chuyến bay tầm thấp và cực thấp. Với sự hỗ trợ của tình báo NATO, chúng đã cố gắng vượt qua hệ thống phòng không Nga. Vì vậy, mấu chốt để biết chiến đấu cơ Ukraine có bị bắn hạ hay không, nằm ở việc các chiến đấu cơ Ukraine này có đi vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không Nga, hay đi vào khu vực tuần tra của máy bay chiến đấu Không quân Nga hay không?Và không thể loại trừ khả năng phía Nga có ý định dụ máy bay chiến đấu Ukraine vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không Nga, hoặc quân đội Nga đã biết trước đường bay hoặc phương thức hoạt động của máy bay chiến đấu Ukraine, tạm thời điều chỉnh việc phục kích máy bay Ukraine.Tuy nhiên, chuyên gia Trương Tuyết Phong cũng cho rằng, các thông tin chiến trường của cả Nga và Ukraine dường như đã bị phóng đại, nên cần có nguồn thông tin độc lập kiểm chứng. Nếu các thông tin chiến đấu trước đây của Nga đúng, Ukraine sẽ không còn có chiếc MiG-29 để sử dụng nữa.Chuyên gia Trương Tuyết Phong cho rằng, nếu kết quả bắn hạ hơn 10 máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine có thể được xác nhận, thì điều này sẽ khiến sức mạnh không quân của quân đội Ukraine càng “căng” hơn và khó có khả năng hỗ trợ các hoạt động chiến đấu quy mô lớn trên mặt đất.Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Không quân Nga. Nguồn Sohu
Hãng tin RIA Novosti của Nga, dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/10 cho biết, quân đội Nga đã bắn hạ hơn 10 máy bay chiến đấu cánh cố định và trực thăng của quân đội Ukraine trong những ngày gần đây, trong đó có 10 máy bay chiến đấu MiG-29.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Tuyết Phong (Zhang Xuefeng) thì tin rằng, với trình độ kỹ thuật và chiến thuật hiện tại của hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của Nga, thì việc máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn hạ không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu những kết quả này được xác nhận, thì không quân Ukraine sẽ suy yếu đáng kể.
Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga hôm 22/10 cho biết, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày thông báo rằng, trong 24 giờ qua, hệ thống phòng không Nga đã bắn rơi 3 máy bay MiG-29 của Không quân Ukraine ở khu vực Dnipropetrovsk và Kharkiv. Cùng lúc đó, một máy bay Su-25 bị bắn hạ ở phía Tây Bắc thành phố Donetsk.
Còn tờ Tầm nhìn (VZGLYAD) của Nga ngày 20/10 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga ngày hôm đó thông báo rằng, trong 24 giờ qua, lực lượng phòng không và không quân Nga đã bắn rơi 7 máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Như vậy kể từ ngày 16/10, tổng cộng 14 máy bay chiến đấu của Ukraine đã bị phá hủy, trong đó có 10 MiG-29, 2 cường kích Su-25, 2 trực thăng Mi-8.
Tính đến thời điểm này, quân đội Nga không công bố bất kỳ hình ảnh, video nào về việc tiêu diệt hay bắn hạ máy bay chiến đấu Ukraine. Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng đó là lý do bảo mật. Các quan chức Ukraine cũng không xác nhận về kết quả liên quan của quân đội Nga.
Máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, có thể sử dụng tên lửa dẫn đường và pháo để tiêu diệt mục tiêu trên không, ngoài ra còn có thể sử dụng vũ khí có/không điều khiển, để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Chiến đấu cơ MiG-29 hiện là xương sống của Không quân Ukraine. Mùa xuân năm nay, phát ngôn viên Không quân Ukraina Ignat cho biết, Kiev có 3 lữ đoàn tiêm kích MiG-29. Ngoài ra họ còn có 2 lữ đoàn tiêm kích Su-27.
Ukraine đã bổ sung số máy bay chiến đấu bị mất bằng cách nhận số máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô sản xuất, được chuyển giao từ các nước châu Âu như Ba Lan và Slovakia. Nhà báo quân sự Nga Alexander Coates cho rằng, với sự hỗ trợ của phương Tây, MiG-29 của Ukraine có thể sử dụng vũ khí dẫn đường như bom JDAM hay tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ.
Trang web Dzen của Nga ngày 22/10 dẫn lời "Anh hùng Nga", Thiếu tướng Không quân Sergei Lipovoy cho biết, hầu hết các máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất đều do Ba Lan và các nước thuộc Liên Xô cũ khác cung cấp cho Ukraine. Tổng thống Ba Lan Duda hồi tháng 5 đã công bố cung cấp 28 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Kiev.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Nga đạt được “kết quả” to lớn như vậy chỉ trong vài ngày? Các chuyên gia Nga được tờ “Tầm nhìn” phỏng vấn tin rằng, quân đội Ukraine đã mất rất nhiều máy bay trong một thời gian ngắn như vậy, chủ yếu là do hoạt động thành công của các cơ quan tình báo Nga, cùng với các hoạt động phòng không xuất sắc.
Tờ “Tầm nhìn” dẫn lời Thiếu tướng Vladimir Popov, phi công quân sự danh dự của Nga tin rằng, không loại trừ khả năng quân đội Ukraine đã lấy được một số “thông tin giả” từ tình báo quân đội Nga và điều máy bay chiến đấu về sân bay cách tiền tuyến khoảng 100 km để chuẩn bị tấn công.
Tướng Popov cho biết, nhiệm vụ thông thường của các sân bay tiền tuyến là số máy bay chiến đấu được chuyển đến đó và ngụy trang trong khoảng thời gian vài giờ. Khi người chỉ huy có được thông tin chính xác về vị trí mục tiêu, thì các máy bay chiến đấu cất cánh ngay lập tức; hoàn thành nhiệm vụ và rút về cách tiền tuyến 300km.
Trong trường hợp này, phòng không và không quân Nga đã tiêu diệt hầu hết máy bay Ukraine trong giai đoạn hạ cánh. Vào thời điểm này, phi công thường không có thời gian để phản ứng với cuộc tấn công như phóng mồi nhử, kích hoạt hệ thống tác chiến điện tử và thao tác tránh tên lửa; đồng thời xác suất bắn hạ là cực cao, lên tới 0,85.
Còn trang "Truyền thông Tự do" của Nga ngày 21/10 cho biết, phương Tây cho rằng, vụ bắn rơi 7 chiếc MiG-29 của Ukraine trong một ngày, là do máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga thực hiện. Trên các diễn đàn quân sự phương Tây, một số người đồn đoán rằng Nga đã bắt đầu sử dụng tiêm kích Su-57.
Tuy nhiên người phát ngôn Không quân Ukraine Ignat mới đây đã loại trừ khả năng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga xuất hiện trên bầu trời Ukraine. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng loại máy bay này thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào Ukraine.
Chuyên gia quân sự Trương Tuyết Phong ngày 23/10, khi trả lời phóng viên Hoàn cầu của Trung Quốc rằng, không có gì ngạc nhiên khi MiG-29 và Su-25 của Ukraine bị bắn hạ; vì máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện tại của Nga không gặp trở ngại nào trong việc bắn hạ các máy bay chiến đấu Ukraine này.
MiG-29 và các máy bay chiến đấu khác của Ukraine hiện nay, về cơ bản là những mẫu đời đầu với khả năng cảnh báo radar và gây nhiễu điện tử yếu và hầu như chưa được nâng cấp. Đối với hệ thống phòng không thế hệ mới và radar trên không của máy bay chiến đấu của Nga, về cơ bản máy bay Ukraine rất khó để tránh, một khi bị nó khóa mục tiêu.
Mặc dù một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine được trang bị tên lửa chống bức xạ HARM của Mỹ, nhưng vì chúng là mẫu đời đầu nên khả năng chống tác chiến điện tử tương đối kém và ít gây ra mối đe dọa cho quân đội Nga.
Về cơ bản, MiG-29 của Ukraine chỉ có thể dựa vào việc bay ở độ cao cực thấp (việc này rất nguy hiểm) để đi vào điểm mù của hệ thống phòng không mặt đất Nga, nhằm tránh các cuộc tấn công bằng tên lửa phòng không của Nga.
Trước đây, Su-24 của Ukraine có thể tấn công các mục tiêu quan trọng của Nga bằng tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh viện trợ, chủ yếu bằng các chuyến bay tầm thấp và cực thấp. Với sự hỗ trợ của tình báo NATO, chúng đã cố gắng vượt qua hệ thống phòng không Nga.
Vì vậy, mấu chốt để biết chiến đấu cơ Ukraine có bị bắn hạ hay không, nằm ở việc các chiến đấu cơ Ukraine này có đi vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không Nga, hay đi vào khu vực tuần tra của máy bay chiến đấu Không quân Nga hay không?
Và không thể loại trừ khả năng phía Nga có ý định dụ máy bay chiến đấu Ukraine vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không Nga, hoặc quân đội Nga đã biết trước đường bay hoặc phương thức hoạt động của máy bay chiến đấu Ukraine, tạm thời điều chỉnh việc phục kích máy bay Ukraine.
Tuy nhiên, chuyên gia Trương Tuyết Phong cũng cho rằng, các thông tin chiến trường của cả Nga và Ukraine dường như đã bị phóng đại, nên cần có nguồn thông tin độc lập kiểm chứng. Nếu các thông tin chiến đấu trước đây của Nga đúng, Ukraine sẽ không còn có chiếc MiG-29 để sử dụng nữa.
Chuyên gia Trương Tuyết Phong cho rằng, nếu kết quả bắn hạ hơn 10 máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine có thể được xác nhận, thì điều này sẽ khiến sức mạnh không quân của quân đội Ukraine càng “căng” hơn và khó có khả năng hỗ trợ các hoạt động chiến đấu quy mô lớn trên mặt đất.
Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Không quân Nga. Nguồn Sohu