Trang "Bình luận quân sự" của Nga cho biết, các nước Đông Nam Á đang trang bị cho máy bay chiến đấu của mình những phương tiện phòng thủ mới, họ cố gắng tăng cường khả năng sống sót cho những cỗ máy đã cao tuổi do Liên Xô chế tạo.Đặc biệt, một tiêm kích Su-30 của Indonesia được lắp đặt hệ thống gây nhiễu điện tử Talisman đã lọt vào ống kính, thiết bị này được sản xuất tại Belarus bởi doanh nghiệp Defense Initiative.Khí tài nói trên được thiết kế để chống lại các mối đe dọa gây ra bởi nhiều loại tên lửa - cả trên không và trên mặt đất, bao gồm cả MANPADS. Talisman có hai phương thức hoạt động - "tàng hình điện tử" và "mục tiêu giả"."Sản phẩm này cung cấp khả năng bảo vệ cho các máy bay trong vùng lân cận không được trang bị hệ thống tác chiến điện tử. Kết quả thử nghiệm và kiểm tra rất khả quan, sẽ tăng đáng kể khả năng sống sót của máy bay", báo cáo cho biết.Trên chiến trường Syria, tổ hợp Talisman ADS đã được nhìn thấy trên tiêm kích MiG-29, nó có nhiệm vụ bảo vệ phi cơ chống lại tên lửa không đối không và đất đối không, thiết bị sẽ nhận biết các mối nguy cơ và được vận hành hoàn toàn tự động.Khi nhận thấy tên lửa của đối phương đang bay tới, Talisman sẽ phát sóng nhằm gây nhiễu đầu dò radar chủ động của tên lửa, từ đó khiến đạn đi chệch mục tiêu, bảo vệ an toàn cho máy bay.Không quân nhân dân Việt Nam cũng không đứng ngoài những điểm mới của nền công nghiệp quốc phòng Belarus, khi mới đây hệ thống Talisman đã được lắp đặt trên máy bay tiêm kích - ném bom Su-22M4."Không nghi ngờ gì về việc hệ thống Talisman sẽ tạo ra lá chắn điện tử tin cậy xung quanh các máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam", tờ báo Nga bình luận.Theo giải thích, Không quân Việt Nam có trong tay khoảng 36 cường kích Su-22 hiện đại hóa, được Nga, Ukraine và Belarus cải tiến hàng loạt. Do đó, chúng có thể sử dụng hiệu quả tên lửa không đối không R-13, R-60 và R-73.Nay với tổ hợp phòng vệ điện tử Talisman, các máy bay chiến đấu đã cao tuổi này như có thêm sức sống mới, giúp chúng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.Không chỉ có vậy, những pod tác chiến điện tử Talisman này dĩ nhiên đủ khả năng tích hợp trên những dòng tiêm kích thế hệ 4 hiện đại hơn nhiều, ví dụ như Su-27SK/UBK hay Su-30MK2.Những kinh nghiệm thu được trong quá trình sử dụng thực tế của Talisman ADS tại Syria chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho Không quân Việt Nam trong việc khai thác khí tài trên một cách hiệu quả nhất.
Trang "Bình luận quân sự" của Nga cho biết, các nước Đông Nam Á đang trang bị cho máy bay chiến đấu của mình những phương tiện phòng thủ mới, họ cố gắng tăng cường khả năng sống sót cho những cỗ máy đã cao tuổi do Liên Xô chế tạo.
Đặc biệt, một tiêm kích Su-30 của Indonesia được lắp đặt hệ thống gây nhiễu điện tử Talisman đã lọt vào ống kính, thiết bị này được sản xuất tại Belarus bởi doanh nghiệp Defense Initiative.
Khí tài nói trên được thiết kế để chống lại các mối đe dọa gây ra bởi nhiều loại tên lửa - cả trên không và trên mặt đất, bao gồm cả MANPADS. Talisman có hai phương thức hoạt động - "tàng hình điện tử" và "mục tiêu giả".
"Sản phẩm này cung cấp khả năng bảo vệ cho các máy bay trong vùng lân cận không được trang bị hệ thống tác chiến điện tử. Kết quả thử nghiệm và kiểm tra rất khả quan, sẽ tăng đáng kể khả năng sống sót của máy bay", báo cáo cho biết.
Trên chiến trường Syria, tổ hợp Talisman ADS đã được nhìn thấy trên tiêm kích MiG-29, nó có nhiệm vụ bảo vệ phi cơ chống lại tên lửa không đối không và đất đối không, thiết bị sẽ nhận biết các mối nguy cơ và được vận hành hoàn toàn tự động.
Khi nhận thấy tên lửa của đối phương đang bay tới, Talisman sẽ phát sóng nhằm gây nhiễu đầu dò radar chủ động của tên lửa, từ đó khiến đạn đi chệch mục tiêu, bảo vệ an toàn cho máy bay.
Không quân nhân dân Việt Nam cũng không đứng ngoài những điểm mới của nền công nghiệp quốc phòng Belarus, khi mới đây hệ thống Talisman đã được lắp đặt trên máy bay tiêm kích - ném bom Su-22M4.
"Không nghi ngờ gì về việc hệ thống Talisman sẽ tạo ra lá chắn điện tử tin cậy xung quanh các máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam", tờ báo Nga bình luận.
Theo giải thích, Không quân Việt Nam có trong tay khoảng 36 cường kích Su-22 hiện đại hóa, được Nga, Ukraine và Belarus cải tiến hàng loạt. Do đó, chúng có thể sử dụng hiệu quả tên lửa không đối không R-13, R-60 và R-73.
Nay với tổ hợp phòng vệ điện tử Talisman, các máy bay chiến đấu đã cao tuổi này như có thêm sức sống mới, giúp chúng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Không chỉ có vậy, những pod tác chiến điện tử Talisman này dĩ nhiên đủ khả năng tích hợp trên những dòng tiêm kích thế hệ 4 hiện đại hơn nhiều, ví dụ như Su-27SK/UBK hay Su-30MK2.
Những kinh nghiệm thu được trong quá trình sử dụng thực tế của Talisman ADS tại Syria chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho Không quân Việt Nam trong việc khai thác khí tài trên một cách hiệu quả nhất.