Vào giữa tháng 5/2020, truyền thông quốc tế cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích đa năng Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu, số lượng lên đến 26 chiếc, giá trị ước tính 3 tỷ USD.Thương vụ trên đưa quốc gia Bắc Phi này trở thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc (không quân Trung Quốc có 24 chiếc Su-35SK).Dự kiến chiếc Su-35 đầu tiên của Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, tiến độ thực hiện hợp đồng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.Lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 theo nhận định là bởi Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng họ đã ký kết hợp đồng với Nga trước đó.Sau đó điều Nga lo ngại đã tới, khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng áp dụng lệnh trừng phạt chống lại Ai Cập do việc mua vũ khí Nga, điều này đe dọa sẽ khiến Cairo cân nhắc lại hợp đồng tương tự như trường hợp Indonesia.Trước đó Indonesia dự kiến mới là khách hàng quốc tế thứ hai của Su-35, Jakarta đã ký hợp đồng đặt mua 11 chiếc Flanker-E nhưng rồi phải hủy bỏ do áp lực từ Mỹ.Quay lại trường hợp Ai Cập, quốc gia Bắc Phi này đang phụ thuộc vào vũ khí Mỹ nhiều hơn Nga, nếu bị áp đặt lệnh trừng phạt thì quả là một thảm họa đối với họ.Để tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh "cây gậy" là Đạo luật CAATSA thì Mỹ cũng đã nhanh chóng đưa ra "củ cà rốt" nhằm khiến Ai Cập thay đổi quyết định đó là sẵn sàng đàm phán cung cấp F-35.Những lần này có lẽ dự định của Mỹ khó thành hiện thực, khi nhà quan sát KAD-GHani đã đăng tải trên tài khoản Twitter của mình một bức ảnh đáng chú ý, trong đó cho thấy ít nhất 4 tiêm kích Su-35 được sản xuất theo hợp đồng với Ai Cập."Những bức ảnh đầu tiên cho thấy 4 máy bay Su-35 với màu sơn ngụy trang của không quân Ai Cập nằm trong khuôn viên nhà máy Komsomolsk-on-Amur, Nga", ông KAD-GHani nói trên Twitter.Như vậy có thể nhận thấy Nga đã hoàn thành đơn hàng với tiến độ "thần tốc", có lẽ họ muốn giao hàng càng nhanh càng tốt để tránh lặp lại bài học từ Indonesia.Trước diễn biến trên, khả năng rất cao là cho tới cuối năm nay phía Ai Cập sẽ nhận được tới 4 tiêm kích đa năng Su-35 chứ không phải chỉ có duy nhất 1 chiếc như dự đoán ban đầu.Báo chí Nga nhận định, với vị trí của Ai Cập, rõ ràng tiêm kích Su-35 rất được không quân nước này quan tâm, chiến thắng của Su-35 trước F-35 chắc chắn sẽ trở thành lý do để ký thêm nhiều hợp đồng với các quốc gia khác."Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga ghi chú.
Vào giữa tháng 5/2020, truyền thông quốc tế cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích đa năng Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu, số lượng lên đến 26 chiếc, giá trị ước tính 3 tỷ USD.
Thương vụ trên đưa quốc gia Bắc Phi này trở thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc (không quân Trung Quốc có 24 chiếc Su-35SK).
Dự kiến chiếc Su-35 đầu tiên của Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, tiến độ thực hiện hợp đồng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.
Lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 theo nhận định là bởi Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng họ đã ký kết hợp đồng với Nga trước đó.
Sau đó điều Nga lo ngại đã tới, khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng áp dụng lệnh trừng phạt chống lại Ai Cập do việc mua vũ khí Nga, điều này đe dọa sẽ khiến Cairo cân nhắc lại hợp đồng tương tự như trường hợp Indonesia.
Trước đó Indonesia dự kiến mới là khách hàng quốc tế thứ hai của Su-35, Jakarta đã ký hợp đồng đặt mua 11 chiếc Flanker-E nhưng rồi phải hủy bỏ do áp lực từ Mỹ.
Quay lại trường hợp Ai Cập, quốc gia Bắc Phi này đang phụ thuộc vào vũ khí Mỹ nhiều hơn Nga, nếu bị áp đặt lệnh trừng phạt thì quả là một thảm họa đối với họ.
Để tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh "cây gậy" là Đạo luật CAATSA thì Mỹ cũng đã nhanh chóng đưa ra "củ cà rốt" nhằm khiến Ai Cập thay đổi quyết định đó là sẵn sàng đàm phán cung cấp F-35.
Những lần này có lẽ dự định của Mỹ khó thành hiện thực, khi nhà quan sát KAD-GHani đã đăng tải trên tài khoản Twitter của mình một bức ảnh đáng chú ý, trong đó cho thấy ít nhất 4 tiêm kích Su-35 được sản xuất theo hợp đồng với Ai Cập.
"Những bức ảnh đầu tiên cho thấy 4 máy bay Su-35 với màu sơn ngụy trang của không quân Ai Cập nằm trong khuôn viên nhà máy Komsomolsk-on-Amur, Nga", ông KAD-GHani nói trên Twitter.
Như vậy có thể nhận thấy Nga đã hoàn thành đơn hàng với tiến độ "thần tốc", có lẽ họ muốn giao hàng càng nhanh càng tốt để tránh lặp lại bài học từ Indonesia.
Trước diễn biến trên, khả năng rất cao là cho tới cuối năm nay phía Ai Cập sẽ nhận được tới 4 tiêm kích đa năng Su-35 chứ không phải chỉ có duy nhất 1 chiếc như dự đoán ban đầu.
Báo chí Nga nhận định, với vị trí của Ai Cập, rõ ràng tiêm kích Su-35 rất được không quân nước này quan tâm, chiến thắng của Su-35 trước F-35 chắc chắn sẽ trở thành lý do để ký thêm nhiều hợp đồng với các quốc gia khác.
"Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga ghi chú.