Đối với quân đội nhiều nước vừa và nhỏ, trong quá trình huấn luyện hàng ngày hoặc trong các hoạt động xung đột thực tế, họ phải quán triệt tư tưởng “tiết kiệm” trong việc sử dụng các loại vũ khí trang bị, do tiềm lực quốc phòng hạn chế. Ảnh: Topwar.Nhưng trên thực tế, điều này không chỉ đúng với các quốc gia nghèo, mà còn đúng với Nga, một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới. Trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga cũng tỏ ra rất giỏi tiết kiệm chi phí. Việc dùng tên lửa chống hạm cổ P-35 để tấn công Ukraine gần đây là một ví dụ.Hãng tin Mỹ CNN dẫn thông tin từ truyền thông Ukraine cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một tên lửa hành trình chống hạm do Quân đội Nga phóng đi, mẫu tên lửa được xác định là P-35, có từ thời Liên Xô. Ảnh: CNN.Theo các nguồn tin, P-35 là loại tên lửa chống hạm đã ra đời trên 60 năm, và còn một số vẫn đang phục vụ trong Quân đội Nga. Mặc dù tên lửa này đã cũ, nhưng nó có thể mang hơn nửa tấn thuốc nổ, có thể đánh chìm những tàu chiến hàng chục nghìn tấn, chỉ bằng một phát bắn trúng.Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhiều loại vũ khí đã bị loại khỏi biên chế trước kia, đã được đưa vào sử dụng. Trước đó, có thể nhiều người cho rằng "tên lửa cổ nhất" được Quân đội Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine chính là tên lửa hành trình Kh-22, do máy bay ném bom chiến lược phóng đi.Nhưng nếu so Kh-22 với P-35, thì vẫn phải gọi P-35 “bằng anh”, vì tên lửa chống hạm P-35 được phát triển vào cuối thập niên 1950 và được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô năm 1962. Trong khi đó, tên lửa Kh-22 được đưa vào biên chế chiến đấu năm 1967.So với các tên lửa chống hạm hiện đại, P-35 có kích thước rất lớn, khi bay hai cánh mở ra, nhìn tổng thể giống như một chiếc máy bay phản lực cỡ nhỏ. Không chỉ có thiết kế “công kềnh”, mà tốc độ bay của P-35 cũng chậm (1,8 Mach), độ cao hành trình lớn.Do vậy tiết diện phản xạ radar của tên lửa P-35 rất lớn, nên tất cả các loại radar phòng không hiện đại đều có thể dễ dàng phát hiện và đánh chặn nó. Tuy nhiên P-35 cũng có nhiều ưu điểm, ngoài sức công phá lớn, nó còn có thể phóng từ tàu mặt nước hoặc bằng các bệ phóng trên bờ. Do đó, mặc dù P-35 là tên lửa chống hạm thế hệ đầu tiên từ thời Liên Xô, nhưng Quân đội Nga vẫn chưa loại nó khỏi biên chế mà vẫn trang bị cho một số đơn vị phòng thủ bờ biển. Theo một số thông tin, tên lửa này đã được Nga nâng cấp hệ thống dẫn đường, cho mức chính xác cao hơn.Không chỉ vậy, một số tên lửa P-35 còn được Nga sử dụng làm tên lửa mục tiêu cho lực lượng phòng không hoàn thành khóa huấn luyện bắn đạn thật. Tuy nhiên, có lẽ không ai có thể ngờ rằng “quả tên lửa bậc thầy” có lịch sử hơn 60 năm này, vẫn có thể sử dụng được trên chiến trường.Là tên lửa hành trình chống hạm cỡ lớn, nhưng tên lửa P-35 còn có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất. Trọng lượng tên lửa khi phóng nặng 4 tấn, mang đầu đạn nặng hơn nửa tấn và có tầm bắn khoảng 400 km khi bay ở quỹ đạo cao.Do là tên lửa đời cũ, nên mức chính xác của tên lửa P-35 khi tấn công các mục tiêu mặt đất ở cự ly xa có thể lên tới 200 đến 300 mét. Nhưng do Nga đã cải tiến hệ thống dẫn đường của P-35 bằng tín hiệu vệ tinh, nên độ chính xác khi tấn công mục tiêu mặt đất đã được cải thiện rất lớn. Ngoài ra, mức chính xác của P-35 cũng không phải là “vấn đề lớn”, vì Nga thường dùng tên lửa tấn công các mục tiêu lớn như nhà máy điện, kho dầu, sân bay, nhà máy ở Ukraine, thì sai số trên vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được. Chỉ cần một đòn tấn công, với nửa tấn thuốc nổ mạnh, có thể phá hủy mọi mục tiêu.Nhiều chuyên gia cho rằng, P-35 dễ dàng bị phòng không bắn hạ, khi có kích cỡ bằng chiếc máy bay phản lực cỡ nhỏ. Nhưng để bắn hạ được loại tên lửa này, hiện Quân đội Ukraine chỉ có thể dùng các loại tên lửa phòng không như Patriot hay NASAMS hoặc IRIS-T; tất cả đều thuộc “hàng hiếm”.Do vậy tên lửa P-35 dù cũ kỹ và dễ bị đánh chặn, nhưng việc sử dụng các hệ thống phòng không phương Tây quý giá để bắn hạ nó, rõ ràng là không hiệu quả về mặt chi phí; đó là sự đánh đổi “bất đối xứng”. Ngoài ra, việc đánh chặn có thể làm lộ trận địa tên lửa phòng không, để Nga phóng tên lửa chính xác tiêu diệt.Suy cho cùng, giá chung của những tên lửa phòng không này nhìn chung có thể lên tới hàng triệu USD, trong khi giá chung của tên lửa P-35 trong kho của Quân đội Nga có thể chỉ là vài chục nghìn USD. Tại sao không tận dụng “đồ cổ” này để tiêu hao số tên lửa có giá trị cao trong tay Quân đội Ukraine? Tên lửa P-35 có thể mang hơn nửa tấn thuốc nổ, nếu Ukraine xem xét từ khía cạnh “hiệu quả - chi phí” mà chọn cách “nhắm mắt làm ngơ” trước những quả tên lửa P-35 đang phóng tới, thì điều đó rõ ràng sẽ cực kỳ nguy hiểm vì sức công phá cũng như mức độ chính xác của nó.Do vậy, để đối phó với những tên lửa cổ này, Ukraine buộc phải tiêu hao những tên lửa quý giá ít ỏi của mình. Về phía Quân đội Nga, có lẽ họ cũng không mong đợi "quả bom chủ lực" này, có hiệu quả chiến đấu lớn đến thế nào; mà chỉ cần buộc Quân đội Ukraine tiêu thụ số tên lửa phòng không quý giá, là sẽ đủ thành công.Trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài, vũ khí dù là “đồ cổ” cũng có giá trị nếu sử dụng đúng cách. Cách tiếp cận của quân đội Nga là cách tận dụng vũ khí cũ điển hình, vừa giải quyết được số vũ khí cũ đã hết niên hạn, vừa tiêu hao được số tên lửa phòng không quý của đối phương…. Đó cũng là kinh nghiệm để các quốc gia khác tham khảo. Nguồn ảnh: Topwar, Sina, Bulgarianmilitary.
Đối với quân đội nhiều nước vừa và nhỏ, trong quá trình huấn luyện hàng ngày hoặc trong các hoạt động xung đột thực tế, họ phải quán triệt tư tưởng “tiết kiệm” trong việc sử dụng các loại vũ khí trang bị, do tiềm lực quốc phòng hạn chế. Ảnh: Topwar.
Nhưng trên thực tế, điều này không chỉ đúng với các quốc gia nghèo, mà còn đúng với Nga, một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới. Trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga cũng tỏ ra rất giỏi tiết kiệm chi phí. Việc dùng tên lửa chống hạm cổ P-35 để tấn công Ukraine gần đây là một ví dụ.
Hãng tin Mỹ CNN dẫn thông tin từ truyền thông Ukraine cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một tên lửa hành trình chống hạm do Quân đội Nga phóng đi, mẫu tên lửa được xác định là P-35, có từ thời Liên Xô. Ảnh: CNN.
Theo các nguồn tin, P-35 là loại tên lửa chống hạm đã ra đời trên 60 năm, và còn một số vẫn đang phục vụ trong Quân đội Nga. Mặc dù tên lửa này đã cũ, nhưng nó có thể mang hơn nửa tấn thuốc nổ, có thể đánh chìm những tàu chiến hàng chục nghìn tấn, chỉ bằng một phát bắn trúng.
Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhiều loại vũ khí đã bị loại khỏi biên chế trước kia, đã được đưa vào sử dụng. Trước đó, có thể nhiều người cho rằng "tên lửa cổ nhất" được Quân đội Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine chính là tên lửa hành trình Kh-22, do máy bay ném bom chiến lược phóng đi.
Nhưng nếu so Kh-22 với P-35, thì vẫn phải gọi P-35 “bằng anh”, vì tên lửa chống hạm P-35 được phát triển vào cuối thập niên 1950 và được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô năm 1962. Trong khi đó, tên lửa Kh-22 được đưa vào biên chế chiến đấu năm 1967.
So với các tên lửa chống hạm hiện đại, P-35 có kích thước rất lớn, khi bay hai cánh mở ra, nhìn tổng thể giống như một chiếc máy bay phản lực cỡ nhỏ. Không chỉ có thiết kế “công kềnh”, mà tốc độ bay của P-35 cũng chậm (1,8 Mach), độ cao hành trình lớn.
Do vậy tiết diện phản xạ radar của tên lửa P-35 rất lớn, nên tất cả các loại radar phòng không hiện đại đều có thể dễ dàng phát hiện và đánh chặn nó. Tuy nhiên P-35 cũng có nhiều ưu điểm, ngoài sức công phá lớn, nó còn có thể phóng từ tàu mặt nước hoặc bằng các bệ phóng trên bờ.
Do đó, mặc dù P-35 là tên lửa chống hạm thế hệ đầu tiên từ thời Liên Xô, nhưng Quân đội Nga vẫn chưa loại nó khỏi biên chế mà vẫn trang bị cho một số đơn vị phòng thủ bờ biển. Theo một số thông tin, tên lửa này đã được Nga nâng cấp hệ thống dẫn đường, cho mức chính xác cao hơn.
Không chỉ vậy, một số tên lửa P-35 còn được Nga sử dụng làm tên lửa mục tiêu cho lực lượng phòng không hoàn thành khóa huấn luyện bắn đạn thật. Tuy nhiên, có lẽ không ai có thể ngờ rằng “quả tên lửa bậc thầy” có lịch sử hơn 60 năm này, vẫn có thể sử dụng được trên chiến trường.
Là tên lửa hành trình chống hạm cỡ lớn, nhưng tên lửa P-35 còn có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất. Trọng lượng tên lửa khi phóng nặng 4 tấn, mang đầu đạn nặng hơn nửa tấn và có tầm bắn khoảng 400 km khi bay ở quỹ đạo cao.
Do là tên lửa đời cũ, nên mức chính xác của tên lửa P-35 khi tấn công các mục tiêu mặt đất ở cự ly xa có thể lên tới 200 đến 300 mét. Nhưng do Nga đã cải tiến hệ thống dẫn đường của P-35 bằng tín hiệu vệ tinh, nên độ chính xác khi tấn công mục tiêu mặt đất đã được cải thiện rất lớn.
Ngoài ra, mức chính xác của P-35 cũng không phải là “vấn đề lớn”, vì Nga thường dùng tên lửa tấn công các mục tiêu lớn như nhà máy điện, kho dầu, sân bay, nhà máy ở Ukraine, thì sai số trên vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được. Chỉ cần một đòn tấn công, với nửa tấn thuốc nổ mạnh, có thể phá hủy mọi mục tiêu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, P-35 dễ dàng bị phòng không bắn hạ, khi có kích cỡ bằng chiếc máy bay phản lực cỡ nhỏ. Nhưng để bắn hạ được loại tên lửa này, hiện Quân đội Ukraine chỉ có thể dùng các loại tên lửa phòng không như Patriot hay NASAMS hoặc IRIS-T; tất cả đều thuộc “hàng hiếm”.
Do vậy tên lửa P-35 dù cũ kỹ và dễ bị đánh chặn, nhưng việc sử dụng các hệ thống phòng không phương Tây quý giá để bắn hạ nó, rõ ràng là không hiệu quả về mặt chi phí; đó là sự đánh đổi “bất đối xứng”. Ngoài ra, việc đánh chặn có thể làm lộ trận địa tên lửa phòng không, để Nga phóng tên lửa chính xác tiêu diệt.
Suy cho cùng, giá chung của những tên lửa phòng không này nhìn chung có thể lên tới hàng triệu USD, trong khi giá chung của tên lửa P-35 trong kho của Quân đội Nga có thể chỉ là vài chục nghìn USD. Tại sao không tận dụng “đồ cổ” này để tiêu hao số tên lửa có giá trị cao trong tay Quân đội Ukraine?
Tên lửa P-35 có thể mang hơn nửa tấn thuốc nổ, nếu Ukraine xem xét từ khía cạnh “hiệu quả - chi phí” mà chọn cách “nhắm mắt làm ngơ” trước những quả tên lửa P-35 đang phóng tới, thì điều đó rõ ràng sẽ cực kỳ nguy hiểm vì sức công phá cũng như mức độ chính xác của nó.
Do vậy, để đối phó với những tên lửa cổ này, Ukraine buộc phải tiêu hao những tên lửa quý giá ít ỏi của mình. Về phía Quân đội Nga, có lẽ họ cũng không mong đợi "quả bom chủ lực" này, có hiệu quả chiến đấu lớn đến thế nào; mà chỉ cần buộc Quân đội Ukraine tiêu thụ số tên lửa phòng không quý giá, là sẽ đủ thành công.
Trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài, vũ khí dù là “đồ cổ” cũng có giá trị nếu sử dụng đúng cách. Cách tiếp cận của quân đội Nga là cách tận dụng vũ khí cũ điển hình, vừa giải quyết được số vũ khí cũ đã hết niên hạn, vừa tiêu hao được số tên lửa phòng không quý của đối phương…. Đó cũng là kinh nghiệm để các quốc gia khác tham khảo. Nguồn ảnh: Topwar, Sina, Bulgarianmilitary.