Không thể phủ nhận dự án xe tăng T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong chế tạo xe tăng, không những của Nga mà còn cả thế giới. Tuy vậy dự án này cũng sẽ cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thiện.Việc liên tục trễ hẹn vào biên chế xe tăng T-14 có thể hiểu theo cả hai nguyên nhân, thứ nhất do áp dụng quá nhiều công nghệ mới, nên hiện tại Nga vẫn chưa thể hoàn thiện dòng xe này về mặt kỹ thuật.Thứ đến là giá thành chế tạo cao, đây cũng là điều dễ hiểu do T-14 là một thiết kế mới hoàn toàn, từ dáng dấp, hệ thống điện tử, vũ khí trang bị tới động cơ đều không kế thừa từ bất cứ dòng xe tăng nào trước đây.Chính vì vậy số xe tăng chủ lực T-14 hiện có ít ỏi của Nga chỉ đủ để thử nghiệm và phục vụ cho việc duyệt binh mà thôi.Có lẽ vì hai nguyên nhân trên, nên kế hoạch chế tạo hàng loạt để biên chế với số lượng lớn xe tăng T-14 của lục quân Nga bị đổ bể.Dù T-90 thể hiện xuất sắc trên chiến trường Syria, nhưng đây vẫn là chiến trường phi đối xứng, phiến quân dù có một số loại vũ khí chống tăng nhất định, nhưng họ hoàn toàn không phải là đối thủ sở hữu những vũ khí chống tăng cực mạnh, để vô hiệu hóa xe tăng T-90.Mặt khác Mỹ và phương Tây lại liên tục nâng cấp các dòng xe tăng vốn đã rất mạnh của mình, ngay giáp biên Nga là Trung Quốc, họ cũng đang sở hữu dòng xe tăng Type-99 với sức mạnh rất đáng gờm.Lục quân Nga không thể ngồi im chờ đợi dự án T-14 hoàn thiện, vì thế họ đã đặt ra một yêu cầu cấp bách cho các nhà sản xuất vũ khí nước này, nhằm rạo ra một dòng xe tăng đủ mạnh để trám vào chỗ trống giữa T-90 và T-14.Từ yêu cầu này xe tăng T-90M đã ra đời. Dòng xe tăng này vừa có sức mạnh vượt trội T-90, tiệm cận với T-14, trong khi giá thành lại thấp hơn hẳn T-14.Thực ra T-90M không phải quá xa lạ, đây là biến thể nội địa của dòng T-90AM vốn chỉ dành cho xuất khẩu được Nga phát triển trước đó.Điểm dễ nhận thấy nhất là phiên bản T-90AM có thiết kế tháp pháo hoàn toàn mới, với kho đạn được đưa ra đuôi tháp pháo, tương tự các xe tăng hiện đại phương Tây.Với việc thiết kế lại tháp pháo này đã giúp Nga khắc phục được điểm yếu cố hữu trong thiết kế xe tăng trước đây.Việc để kho đạn pháo trong thân xe vừa khiến không gian xe chật chội, mặt khác khi bị bắn trúng, kho đạn bên trong xe phát nổ sẽ ngay lập tức giết chết kíp lái, đồng thời bật tung tháp pháo ra khỏi thân xe.Tỷ lệ xe tăng Nga sản xuất bị "lột nắp cua" là khá lớn, trong khi xe tăng Mỹ dù bị bán cháy ngùn ngụt thì tháp pháo vẫn rất gắn chặt với thân xe, số xe tăng Mỹ bị bật tung tháp pháo là rất ít do kiểu thiết kế kho đạn được đưa ra khỏi thân xe.Nga cũng chế tạo những cánh cửa phía trên kho đạn để giải phóng áp lực nổ trong trường hợp khu vực đuôi tháp pháo bị trúng đạn.Từ thành quả của T-90AM, Nga đã tiến hành nâng cấp sâu để ra phiên bản T-90M nội địa. Điểm khác biệt dễ nhận thấy bằng mắt thường giữa hai phiên bản này là Nga đã tăng hệ thống giáp mắt xích xung quanh tháp pháo T-90M.Việc lắp các dải xích trên tháp pháo không hề mới, chúng đã được Israel áp dụng từ rất lâu. Các dải xích này có tác dụng chặn lại đạn chống tăng khi nó bắn vào vị trí hiểm yếu giữa tháp pháo và thân xe.Nếu Israel chỉ lắp xích phía sau tháp pháo thì Nga lại bọc toàn bộ quanh tháp pháo, giúp bảo vệ toàn bộ khu vực hốc tháp pháo và thân xe.Ngoài ra Nga cũng lắp thêm giáp lồng ở những khu vực trọng yếu của xe, điều này sẽ giúp xe tăng tránh được việc bị đạn chống tăng phá hủy.Về kích thước, do tăng thêm các hệ thống giáp phòng vệ nên T-90M (phải) có phần nhỉnh hơn đàn anh T-90 (trái) một chút. Trọng lượng của xe đạt 50 tấn, nặng hơn 2 tấn so với T-90AM và 3,5 tấn so với T-90.Trái tim của xe tăng T-90M là động cơ diesel tăng áp V-92S2FM có công suất 1.300 mã lực mạnh hơn khoảng 300 mã lực so với các biến thể trước, giúp xe tăng có khả năng cơ động cao.Động cơ mới có thể giúp T-90M chạy với tốc độ 72 km/h trên đường nhựa. Dự trữ hành trình 550 km.Bao phủ bên ngoài xe tăng T-90M là các lớp giáp phản ứng nổ thế hệ thứ tư tiên tiến mang tên Relikt, khối nổ 4S24 của nó có thể bố trí trong các hộp kim loại hoặc túi treo mềm.T-90M sử dụng hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit hiện đại giống như T-14 Armata (thay thế hệ thống ARENA trên T-90A).Về hỏa lực, xe được trang bị pháo 125mm nòng trơn kiểu mới 2A82-1M có nòng dài hơn và mạnh hơn khoảng 15-20% so với pháo 2A46M-5 trên T-90.Nhờ pháo chính và hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ mới, T-90M có thể bắn xa và chính xác hơn, thời gian ngắm bắn cũng được rút gọn đi rất nhiều.Hệ thống vũ khí bổ sung của nó gồm có tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa UDP T05BV-1 trang bị súng máy 7.62mm hoặc 12,7mm và súng máy đồng trục 7.62mm.Một bổ sung quan trọng khác giúp tăng cường khả năng chiến đấu của T-90M chính là việc nó được trang bị thêm một máy phát điện diesel cỡ nhỏ, có thể cấp điện cho các thiết bị điện tử trên xe trong trường hợp động cơ chính không hoạt động.Một trong những tính năng chính của xe tăng T-90M nữa là khả năng chia sẻ dữ liệu với các phương tiện khác trong thời gian thực. Điều này sẽ giúp các xe tăng phối hơp hiệp đồng tác chiến hiệu quả.Với những tính năng trên, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong tác chiến của Nga, đồng thời là đối thủ xứng tầm, thậm chí nhỉnh hơn chút ít so với xe tăng Mỹ và phương Tây.
Không thể phủ nhận dự án xe tăng T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong chế tạo xe tăng, không những của Nga mà còn cả thế giới. Tuy vậy dự án này cũng sẽ cần rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoàn thiện.
Việc liên tục trễ hẹn vào biên chế xe tăng T-14 có thể hiểu theo cả hai nguyên nhân, thứ nhất do áp dụng quá nhiều công nghệ mới, nên hiện tại Nga vẫn chưa thể hoàn thiện dòng xe này về mặt kỹ thuật.
Thứ đến là giá thành chế tạo cao, đây cũng là điều dễ hiểu do T-14 là một thiết kế mới hoàn toàn, từ dáng dấp, hệ thống điện tử, vũ khí trang bị tới động cơ đều không kế thừa từ bất cứ dòng xe tăng nào trước đây.
Chính vì vậy số xe tăng chủ lực T-14 hiện có ít ỏi của Nga chỉ đủ để thử nghiệm và phục vụ cho việc duyệt binh mà thôi.
Có lẽ vì hai nguyên nhân trên, nên kế hoạch chế tạo hàng loạt để biên chế với số lượng lớn xe tăng T-14 của lục quân Nga bị đổ bể.
Dù T-90 thể hiện xuất sắc trên chiến trường Syria, nhưng đây vẫn là chiến trường phi đối xứng, phiến quân dù có một số loại vũ khí chống tăng nhất định, nhưng họ hoàn toàn không phải là đối thủ sở hữu những vũ khí chống tăng cực mạnh, để vô hiệu hóa xe tăng T-90.
Mặt khác Mỹ và phương Tây lại liên tục nâng cấp các dòng xe tăng vốn đã rất mạnh của mình, ngay giáp biên Nga là Trung Quốc, họ cũng đang sở hữu dòng xe tăng Type-99 với sức mạnh rất đáng gờm.
Lục quân Nga không thể ngồi im chờ đợi dự án T-14 hoàn thiện, vì thế họ đã đặt ra một yêu cầu cấp bách cho các nhà sản xuất vũ khí nước này, nhằm rạo ra một dòng xe tăng đủ mạnh để trám vào chỗ trống giữa T-90 và T-14.
Từ yêu cầu này xe tăng T-90M đã ra đời. Dòng xe tăng này vừa có sức mạnh vượt trội T-90, tiệm cận với T-14, trong khi giá thành lại thấp hơn hẳn T-14.
Thực ra T-90M không phải quá xa lạ, đây là biến thể nội địa của dòng T-90AM vốn chỉ dành cho xuất khẩu được Nga phát triển trước đó.
Điểm dễ nhận thấy nhất là phiên bản T-90AM có thiết kế tháp pháo hoàn toàn mới, với kho đạn được đưa ra đuôi tháp pháo, tương tự các xe tăng hiện đại phương Tây.
Với việc thiết kế lại tháp pháo này đã giúp Nga khắc phục được điểm yếu cố hữu trong thiết kế xe tăng trước đây.
Việc để kho đạn pháo trong thân xe vừa khiến không gian xe chật chội, mặt khác khi bị bắn trúng, kho đạn bên trong xe phát nổ sẽ ngay lập tức giết chết kíp lái, đồng thời bật tung tháp pháo ra khỏi thân xe.
Tỷ lệ xe tăng Nga sản xuất bị "lột nắp cua" là khá lớn, trong khi xe tăng Mỹ dù bị bán cháy ngùn ngụt thì tháp pháo vẫn rất gắn chặt với thân xe, số xe tăng Mỹ bị bật tung tháp pháo là rất ít do kiểu thiết kế kho đạn được đưa ra khỏi thân xe.
Nga cũng chế tạo những cánh cửa phía trên kho đạn để giải phóng áp lực nổ trong trường hợp khu vực đuôi tháp pháo bị trúng đạn.
Từ thành quả của T-90AM, Nga đã tiến hành nâng cấp sâu để ra phiên bản T-90M nội địa. Điểm khác biệt dễ nhận thấy bằng mắt thường giữa hai phiên bản này là Nga đã tăng hệ thống giáp mắt xích xung quanh tháp pháo T-90M.
Việc lắp các dải xích trên tháp pháo không hề mới, chúng đã được Israel áp dụng từ rất lâu. Các dải xích này có tác dụng chặn lại đạn chống tăng khi nó bắn vào vị trí hiểm yếu giữa tháp pháo và thân xe.
Nếu Israel chỉ lắp xích phía sau tháp pháo thì Nga lại bọc toàn bộ quanh tháp pháo, giúp bảo vệ toàn bộ khu vực hốc tháp pháo và thân xe.
Ngoài ra Nga cũng lắp thêm giáp lồng ở những khu vực trọng yếu của xe, điều này sẽ giúp xe tăng tránh được việc bị đạn chống tăng phá hủy.
Về kích thước, do tăng thêm các hệ thống giáp phòng vệ nên T-90M (phải) có phần nhỉnh hơn đàn anh T-90 (trái) một chút. Trọng lượng của xe đạt 50 tấn, nặng hơn 2 tấn so với T-90AM và 3,5 tấn so với T-90.
Trái tim của xe tăng T-90M là động cơ diesel tăng áp V-92S2FM có công suất 1.300 mã lực mạnh hơn khoảng 300 mã lực so với các biến thể trước, giúp xe tăng có khả năng cơ động cao.
Động cơ mới có thể giúp T-90M chạy với tốc độ 72 km/h trên đường nhựa. Dự trữ hành trình 550 km.
Bao phủ bên ngoài xe tăng T-90M là các lớp giáp phản ứng nổ thế hệ thứ tư tiên tiến mang tên Relikt, khối nổ 4S24 của nó có thể bố trí trong các hộp kim loại hoặc túi treo mềm.
T-90M sử dụng hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit hiện đại giống như T-14 Armata (thay thế hệ thống ARENA trên T-90A).
Về hỏa lực, xe được trang bị pháo 125mm nòng trơn kiểu mới 2A82-1M có nòng dài hơn và mạnh hơn khoảng 15-20% so với pháo 2A46M-5 trên T-90.
Nhờ pháo chính và hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ mới, T-90M có thể bắn xa và chính xác hơn, thời gian ngắm bắn cũng được rút gọn đi rất nhiều.
Hệ thống vũ khí bổ sung của nó gồm có tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa UDP T05BV-1 trang bị súng máy 7.62mm hoặc 12,7mm và súng máy đồng trục 7.62mm.
Một bổ sung quan trọng khác giúp tăng cường khả năng chiến đấu của T-90M chính là việc nó được trang bị thêm một máy phát điện diesel cỡ nhỏ, có thể cấp điện cho các thiết bị điện tử trên xe trong trường hợp động cơ chính không hoạt động.
Một trong những tính năng chính của xe tăng T-90M nữa là khả năng chia sẻ dữ liệu với các phương tiện khác trong thời gian thực. Điều này sẽ giúp các xe tăng phối hơp hiệp đồng tác chiến hiệu quả.
Với những tính năng trên, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong tác chiến của Nga, đồng thời là đối thủ xứng tầm, thậm chí nhỉnh hơn chút ít so với xe tăng Mỹ và phương Tây.