Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh dự kiến sẽ được đưa vào thành phần tác chiến của Quân đội Nga từ cuối năm 2017, nhưng đã bị loại khỏi chương trình vũ khí cấp nhà nước cho đến năm 2027 do thiếu kinh phí.Nhưng mới đây Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo nếu Washington quyết định triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung (tầm bắn từ 500 đến 5.500 km), Moskva sẽ đáp trả bằng cách tái trang bị vũ khí trên.Quá trình phát triển RS-26 Rubezh gần như đã hoàn thành, các cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2011 - 2015 theo đánh giá là khá thành công, điều này được giới chức quân sự Mỹ theo dõi kỹ lưỡng và xác nhận.Các vụ phóng được thực hiện từ khu vực thử nghiệm Kapustin Yar nằm ở phía Đông Bắc vùng Astrakhan của Nga, đã bắn trúng mục tiêu tại địa điểm Sary-Shagan do Bộ Quốc phòng Nga thuê.Địa điểm trên nằm ở phía Tây hồ Balkhash trên thảo nguyên Betpak-Dala thuộc lãnh thổ vùng Karaganda và Zhambyl của Kazakhstan, cách nơi tên lửa xuất phát khoảng 2.100 km.Với những cuộc thử nghiệm trên, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, cho dù Nga giải thích tầm bắn của RS-26 Rubezh vượt quá 6.000 km và tương ứng với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chứ không phải tên lửa tầm trung.Điều khiến tên lửa RS-26 đặc biệt là mặc dù chỉ nặng 80 tấn (so với 120 tấn của “người tiền nhiệm” RS-24 Yars), nhưng Rubezh mang tới 4 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 300 kiloton.Đầu đạn cơ động cao của RS-26 Rubezh bay với tốc độ 6,7 km/s và liên tục thay đổi quỹ đạo trong hành trình, không thể bị các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa như Patriot đánh chặn, khi tổ hợp này chỉ có khả năng bắn trúng mục tiêu với tốc độ 3,5 km/s.Ngoài ra thời gian triển khai phóng RS-26 cực kỳ nhanh, khi tên lửa được lên không vượt quá 5 phút. Hệ thống phòng thủ dưới mặt đất của NATO bố trí tại châu Âu thậm chí không kịp để định vị.Nỗi lo sợ của NATO sẽ chưa dừng lại tại đó, khi chỉ cách mục tiêu vài trăm km, đầu đạn của tên lửa sẽ bất ngờ bổ nhào, hạ độ cao và tiếp tục tiến đến địa điểm đã định như tên lửa hành trình.Trong năm 2015 - 2017, giới lãnh đạo Nga đã quyết định nhanh chóng tái vũ trang cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược bằng RS-24 Yars và hệ thống tên lửa siêu thanh xuyên lục địa Avangard đặt trong hầm phóng.Giờ đây xét theo tín hiệu từ Bộ Ngoại giao Nga, tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh có thể lại xuất hiện trong đội hình tác chiến cùng với phiên bản cập nhật của tổ hợp tên lửa đường sắt Barguzin.Nhưng bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đáp trả tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ là hành động vượt quá phản ứng thông thường.Giải pháp tốt hơn mà Moskva nên thực hiện đó là tăng tầm bắn cho các hệ thống tên lửa đạn đạo và hành trình chiến thuật thuộc họ Iskander, khi chúng có độ cơ động lớn hơn và không gây leo thang căng thẳng.Bởi vì nếu Mỹ có hành động đáp trả mạnh mẽ hơn, Nga khó lòng theo kịp cuộc chạy đua vũ trang mới, khi đang hao tổn quá nhiều tiềm lực vào cuộc chiến Ukraine như hiện nay.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh dự kiến sẽ được đưa vào thành phần tác chiến của Quân đội Nga từ cuối năm 2017, nhưng đã bị loại khỏi chương trình vũ khí cấp nhà nước cho đến năm 2027 do thiếu kinh phí.
Nhưng mới đây Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo nếu Washington quyết định triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung (tầm bắn từ 500 đến 5.500 km), Moskva sẽ đáp trả bằng cách tái trang bị vũ khí trên.
Quá trình phát triển RS-26 Rubezh gần như đã hoàn thành, các cuộc thử nghiệm được thực hiện vào năm 2011 - 2015 theo đánh giá là khá thành công, điều này được giới chức quân sự Mỹ theo dõi kỹ lưỡng và xác nhận.
Các vụ phóng được thực hiện từ khu vực thử nghiệm Kapustin Yar nằm ở phía Đông Bắc vùng Astrakhan của Nga, đã bắn trúng mục tiêu tại địa điểm Sary-Shagan do Bộ Quốc phòng Nga thuê.
Địa điểm trên nằm ở phía Tây hồ Balkhash trên thảo nguyên Betpak-Dala thuộc lãnh thổ vùng Karaganda và Zhambyl của Kazakhstan, cách nơi tên lửa xuất phát khoảng 2.100 km.
Với những cuộc thử nghiệm trên, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, cho dù Nga giải thích tầm bắn của RS-26 Rubezh vượt quá 6.000 km và tương ứng với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chứ không phải tên lửa tầm trung.
Điều khiến tên lửa RS-26 đặc biệt là mặc dù chỉ nặng 80 tấn (so với 120 tấn của “người tiền nhiệm” RS-24 Yars), nhưng Rubezh mang tới 4 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 300 kiloton.
Đầu đạn cơ động cao của RS-26 Rubezh bay với tốc độ 6,7 km/s và liên tục thay đổi quỹ đạo trong hành trình, không thể bị các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa như Patriot đánh chặn, khi tổ hợp này chỉ có khả năng bắn trúng mục tiêu với tốc độ 3,5 km/s.
Ngoài ra thời gian triển khai phóng RS-26 cực kỳ nhanh, khi tên lửa được lên không vượt quá 5 phút. Hệ thống phòng thủ dưới mặt đất của NATO bố trí tại châu Âu thậm chí không kịp để định vị.
Nỗi lo sợ của NATO sẽ chưa dừng lại tại đó, khi chỉ cách mục tiêu vài trăm km, đầu đạn của tên lửa sẽ bất ngờ bổ nhào, hạ độ cao và tiếp tục tiến đến địa điểm đã định như tên lửa hành trình.
Trong năm 2015 - 2017, giới lãnh đạo Nga đã quyết định nhanh chóng tái vũ trang cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược bằng RS-24 Yars và hệ thống tên lửa siêu thanh xuyên lục địa Avangard đặt trong hầm phóng.
Giờ đây xét theo tín hiệu từ Bộ Ngoại giao Nga, tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh có thể lại xuất hiện trong đội hình tác chiến cùng với phiên bản cập nhật của tổ hợp tên lửa đường sắt Barguzin.
Nhưng bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đáp trả tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ là hành động vượt quá phản ứng thông thường.
Giải pháp tốt hơn mà Moskva nên thực hiện đó là tăng tầm bắn cho các hệ thống tên lửa đạn đạo và hành trình chiến thuật thuộc họ Iskander, khi chúng có độ cơ động lớn hơn và không gây leo thang căng thẳng.
Bởi vì nếu Mỹ có hành động đáp trả mạnh mẽ hơn, Nga khó lòng theo kịp cuộc chạy đua vũ trang mới, khi đang hao tổn quá nhiều tiềm lực vào cuộc chiến Ukraine như hiện nay.