Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-14 Armata chính thức được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015, trong lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ, ngay lập tức nó đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ truyền thông quốc tế.Ấn tượng đầu tiên về hình dáng chiếc MBT này đó là nó không còn đi theo xu hướng thiết kế thấp, nhỏ truyền thông của xe tăng Liên Xô, kích thước của chiếc T-14 tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với những chiến xa dòng “T” đời cũ.Thân xe được kéo dài lên tới 8,7 m với 7 hàng bánh chịu nặng mỗi bên; bề rộng 3,5 m và chiều cao 3,3 m (nhiều hơn chiếc M60 Patton là xe tăng cao nhất thế giới gần 10 cm); trọng lượng tổng thể 55 tấn (T-72/80/90 chỉ có khối lượng trong khoảng 41 - 46 tấn).Sở dĩ ngoại hình T-14 Armata lớn đột biến như vậy là vì nó áp dụng kết cấu mới hoàn toàn với tháp pháo không người ngồi trong, kíp chiến đấu sẽ điều khiển xe từ module dạng “con nhộng” bố trí phía trước, khoang bổ sung này là nguyên nhân chính khiến phần thân xe bị kéo dài.Vỏ giáp T-14 Armata có cấu tạo đặc biệt với độ dày tương đương 900 mm thép đồng nhất (RHA). Phủ ngoài giáp chính giáp phản ứng nổ thế hệ 4, cho khả năng chống lại đạn xuyên lõm (HEAT) và đạn xuyên động năng (KE) tương đương khoảng 600 - 650 mm RHA nữa.Bên cạnh lớp phòng vệ thụ động thông qua vỏ giáp thì T-14 Armata còn được tích hợp cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) mang tên Afghanit, nó được cho là sự thay xứng đáng của Shtora-1 trên T-90 đời trước.Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm có khả năng chịu áp lực tốt hơn nhiều so với loại 2A46-M5 trên T-90, đi kèm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến giúp bắn trúng đích ngay từ phát đạn đầu tiên.Theo tạp chí Military Watch, T-14 Armata là một trong ba xe tăng thế hệ thứ tư hiện đang được biên chế cùng với K2 của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản, nó được công nhận là loại MBT hiệu quả thứ hai trên thế giới sau K2.Tuy nhiên thiết kế đầy tham vọng của T-14 tiềm ẩn khả năng tích hợp hệ thống vũ khí mới và công nghệ của tương lai. Các chuyên gia đề xuất trang bị cho T-14 khẩu pháo hạng nặng cỡ 152 mm, điều này sẽ mang lại lợi thế đáng kể về hỏa lực so với đối thủ.Trong những năm cuối cùng dưới thời Liên Xô, khẩu pháo như vậy đã được tạo ra cho T-80 với mục đích thử nghiệm nhưng không thành công, mặc dù vậy khung gầm Armata tỏ ra phù hợp hơn để mang loại vũ khí nói trên.Military Watch nhắc nhở rằng Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đã triển khai một số loại vũ khí hạt nhân chiến thuật. Khác biệt với Mỹ, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật không nằm trong học thuyết quân sự chính thức của Nga.Mặc dù trong những năm gần đây Điện Kremlin đã đầu tư phát triển nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn, sự xuất hiện của T-14 Armata trong "thiết kế hạt nhân" tuy rằng khá viễn tưởng nhưng vẫn có thể xảy ra.Pháo 152 mm của T-14 Armata đủ để bắn một viên đạn hạt nhân có đương lượng nổ ước tính 5 - 15 kT, đủ sức hủy diệt cả một đơn vị bộ binh lớn của đối phương, mức độ bảo vệ của vỏ giáp khiến kíp điều khiển được an toàn khỏi bức xạ.Theo Military Watch, nhiều nước NATO đang dần chuyển sang sử dụng chiến xa thế hệ thứ tư , ví dụ Ba Lan đang xem xét việc mua xe tăng K2 của Hàn Quốc, hay châu Âu đang chế tạo MBT mới mang pháo 130 mm.Chính vì vậy, những lời kêu gọi trang bị pháo chính 152 mm cho xe tăng T-14 Armata thay vì pháo 125 mm đang được sử dụng như hiện nay tỏ ra khá hợp lý.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-14 Armata chính thức được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015, trong lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ, ngay lập tức nó đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ truyền thông quốc tế.
Ấn tượng đầu tiên về hình dáng chiếc MBT này đó là nó không còn đi theo xu hướng thiết kế thấp, nhỏ truyền thông của xe tăng Liên Xô, kích thước của chiếc T-14 tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với những chiến xa dòng “T” đời cũ.
Thân xe được kéo dài lên tới 8,7 m với 7 hàng bánh chịu nặng mỗi bên; bề rộng 3,5 m và chiều cao 3,3 m (nhiều hơn chiếc M60 Patton là xe tăng cao nhất thế giới gần 10 cm); trọng lượng tổng thể 55 tấn (T-72/80/90 chỉ có khối lượng trong khoảng 41 - 46 tấn).
Sở dĩ ngoại hình T-14 Armata lớn đột biến như vậy là vì nó áp dụng kết cấu mới hoàn toàn với tháp pháo không người ngồi trong, kíp chiến đấu sẽ điều khiển xe từ module dạng “con nhộng” bố trí phía trước, khoang bổ sung này là nguyên nhân chính khiến phần thân xe bị kéo dài.
Vỏ giáp T-14 Armata có cấu tạo đặc biệt với độ dày tương đương 900 mm thép đồng nhất (RHA). Phủ ngoài giáp chính giáp phản ứng nổ thế hệ 4, cho khả năng chống lại đạn xuyên lõm (HEAT) và đạn xuyên động năng (KE) tương đương khoảng 600 - 650 mm RHA nữa.
Bên cạnh lớp phòng vệ thụ động thông qua vỏ giáp thì T-14 Armata còn được tích hợp cả hệ thống phòng vệ chủ động (APS) mang tên Afghanit, nó được cho là sự thay xứng đáng của Shtora-1 trên T-90 đời trước.
Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm có khả năng chịu áp lực tốt hơn nhiều so với loại 2A46-M5 trên T-90, đi kèm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến giúp bắn trúng đích ngay từ phát đạn đầu tiên.
Theo tạp chí Military Watch, T-14 Armata là một trong ba xe tăng thế hệ thứ tư hiện đang được biên chế cùng với K2 của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản, nó được công nhận là loại MBT hiệu quả thứ hai trên thế giới sau K2.
Tuy nhiên thiết kế đầy tham vọng của T-14 tiềm ẩn khả năng tích hợp hệ thống vũ khí mới và công nghệ của tương lai. Các chuyên gia đề xuất trang bị cho T-14 khẩu pháo hạng nặng cỡ 152 mm, điều này sẽ mang lại lợi thế đáng kể về hỏa lực so với đối thủ.
Trong những năm cuối cùng dưới thời Liên Xô, khẩu pháo như vậy đã được tạo ra cho T-80 với mục đích thử nghiệm nhưng không thành công, mặc dù vậy khung gầm Armata tỏ ra phù hợp hơn để mang loại vũ khí nói trên.
Military Watch nhắc nhở rằng Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đã triển khai một số loại vũ khí hạt nhân chiến thuật. Khác biệt với Mỹ, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật không nằm trong học thuyết quân sự chính thức của Nga.
Mặc dù trong những năm gần đây Điện Kremlin đã đầu tư phát triển nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn, sự xuất hiện của T-14 Armata trong "thiết kế hạt nhân" tuy rằng khá viễn tưởng nhưng vẫn có thể xảy ra.
Pháo 152 mm của T-14 Armata đủ để bắn một viên đạn hạt nhân có đương lượng nổ ước tính 5 - 15 kT, đủ sức hủy diệt cả một đơn vị bộ binh lớn của đối phương, mức độ bảo vệ của vỏ giáp khiến kíp điều khiển được an toàn khỏi bức xạ.
Theo Military Watch, nhiều nước NATO đang dần chuyển sang sử dụng chiến xa thế hệ thứ tư , ví dụ Ba Lan đang xem xét việc mua xe tăng K2 của Hàn Quốc, hay châu Âu đang chế tạo MBT mới mang pháo 130 mm.
Chính vì vậy, những lời kêu gọi trang bị pháo chính 152 mm cho xe tăng T-14 Armata thay vì pháo 125 mm đang được sử dụng như hiện nay tỏ ra khá hợp lý.