Theo thông tin ban đầu có được, Nga đã xuất khẩu biến thể trực thăng Mi-28NE đầu tiên cho một khách hàng nước ngoài giấu tên, tuy nhiên điều đặc biệt là dòng trực thăng tấn công này được tích hợp sẵn tổ hợp phòng vệ chủ động President-S tiên tiến nhất của Nga. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: RH.Thông tin này này cũng được cơ quan xuất khẩu trực thăng Nga xác nhận với Sputnik vào hôm 20/9 vừa qua. Theo đó, Moscow đang trong quá trình chuyển giao những chiếc Mi-28NE đầu tiên cho đối tác tin cậy của nước này. Nguồn ảnh: RH.Những chiếc trực thăng tấn công Mi-28NE biến thể xuất khẩu với tổ hợp President-S trang bị sẵn, được xem như là món hời đối với bất cứ quốc gia nào. Khi với President-S, Mi-28NE gần như có thể đánh chặn hầu hết các mối đe dọa đến từ tên lửa đất đối không và không đối không. Nguồn ảnh: RH.Trực thăng Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu của trực thăng Mi-28UB, được thiết kế cho Không quân Nga và bắt đầu sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2016. Cấu hình của nó cũng tương tự Mi-28UB ngoài trừ việc bị lượt bỏ một số thiết bị chỉ có trên trực thăng của Nga mới có. Nguồn ảnh: RH.Mi-28NE được thiết kế như một loại trực thăng tấn công thế hệ mới, có khả năng tác chiến trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, không chỉ có khả năng tấn công mặt đất mà nó còn có thể tham gia không chiến. Nguồn ảnh: Sputnik.Với thiết kế đặc biệt của mình Mi-28NE có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết cực đoạn như mưa gió, nhiễu động không khí, thực hiện được các nhiệm vụ nguy hiểm như tác chiến chống tăng hay các phương tiện chiến đấu bộ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Đây cũng là loại trực thăng vũ trang được đánh giá rất cao về khả năng cơ động khi nó có thể tác chiến ở độ cao rất thấp, di chuyển liên tục nhờ hệ thống bám mặt địa hình và duy trì độ cao thường xuyên theo thiết lập của phi công. Nguồn ảnh: ER.Cải tiến lớn nhất của Mi-28NE so với các phiên bản trước đó, đó là nó được trang bị hệ thống điều khiển bay cơ học kép, cho phép phi công thực hiện những pha cơ động khó ở độ cao thấp bất chấp điều kiện khách quan bên ngoài. Nguồn ảnh: Defense.Hiện tại, vẫn chưa rõ nước nào sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu phiên bản trực thưang Mi-28NE với hệ thống phòng thủ hiện đại nhất này. Ngoài Nga ra, Mi-28 đã từng được bán cho 3 nước khác trên thế giới bao gồm Algeria, Iraq và Venezuela. Nguồn ảnh: Helis.Còn President-S là tổ hợp phòng vệ chủ động được Nga phát triển dành riêng cho các dòng trực thăng dân sự và trực thăng vũ trang của nước này, nhằm đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa phòng không hoặc đối không từ đối phương. Nguồn ảnh: The Aviationist.Khả năng đánh chặn và áp chế của President-S đối với các loại tên lửa phòng không gần như thành công 100%, khi nó có thể áp chế điện tử đánh lừa các đầu dẫn hồng ngoại hay hình ảnh của tên lửa đối phương ra xa khỏi mục tiêu mà nó hướng tới và sau đó tự kích nổ trên không. Nguồn ảnh: The Aviationist.Với các tính năng kỹ chiến thuật ưu việt President-S tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với các tổ hợp phòng vệ thụ động hay áp chế điện tử thông thường mà các dòng trực thăng Nga thường được trang bị trước đây. Và nó hoàn toàn xứng đáng là "lá chắn" mới của Mi-28NE. Nguồn ảnh: roe.ru.
Theo thông tin ban đầu có được, Nga đã xuất khẩu biến thể trực thăng Mi-28NE đầu tiên cho một khách hàng nước ngoài giấu tên, tuy nhiên điều đặc biệt là dòng trực thăng tấn công này được tích hợp sẵn tổ hợp phòng vệ chủ động President-S tiên tiến nhất của Nga. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: RH.
Thông tin này này cũng được cơ quan xuất khẩu trực thăng Nga xác nhận với Sputnik vào hôm 20/9 vừa qua. Theo đó, Moscow đang trong quá trình chuyển giao những chiếc Mi-28NE đầu tiên cho đối tác tin cậy của nước này. Nguồn ảnh: RH.
Những chiếc trực thăng tấn công Mi-28NE biến thể xuất khẩu với tổ hợp President-S trang bị sẵn, được xem như là món hời đối với bất cứ quốc gia nào. Khi với President-S, Mi-28NE gần như có thể đánh chặn hầu hết các mối đe dọa đến từ tên lửa đất đối không và không đối không. Nguồn ảnh: RH.
Trực thăng Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu của trực thăng Mi-28UB, được thiết kế cho Không quân Nga và bắt đầu sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2016. Cấu hình của nó cũng tương tự Mi-28UB ngoài trừ việc bị lượt bỏ một số thiết bị chỉ có trên trực thăng của Nga mới có. Nguồn ảnh: RH.
Mi-28NE được thiết kế như một loại trực thăng tấn công thế hệ mới, có khả năng tác chiến trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, không chỉ có khả năng tấn công mặt đất mà nó còn có thể tham gia không chiến. Nguồn ảnh: Sputnik.
Với thiết kế đặc biệt của mình Mi-28NE có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết cực đoạn như mưa gió, nhiễu động không khí, thực hiện được các nhiệm vụ nguy hiểm như tác chiến chống tăng hay các phương tiện chiến đấu bộ binh của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây cũng là loại trực thăng vũ trang được đánh giá rất cao về khả năng cơ động khi nó có thể tác chiến ở độ cao rất thấp, di chuyển liên tục nhờ hệ thống bám mặt địa hình và duy trì độ cao thường xuyên theo thiết lập của phi công. Nguồn ảnh: ER.
Cải tiến lớn nhất của Mi-28NE so với các phiên bản trước đó, đó là nó được trang bị hệ thống điều khiển bay cơ học kép, cho phép phi công thực hiện những pha cơ động khó ở độ cao thấp bất chấp điều kiện khách quan bên ngoài. Nguồn ảnh: Defense.
Hiện tại, vẫn chưa rõ nước nào sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu phiên bản trực thưang Mi-28NE với hệ thống phòng thủ hiện đại nhất này. Ngoài Nga ra, Mi-28 đã từng được bán cho 3 nước khác trên thế giới bao gồm Algeria, Iraq và Venezuela. Nguồn ảnh: Helis.
Còn President-S là tổ hợp phòng vệ chủ động được Nga phát triển dành riêng cho các dòng trực thăng dân sự và trực thăng vũ trang của nước này, nhằm đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa phòng không hoặc đối không từ đối phương. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Khả năng đánh chặn và áp chế của President-S đối với các loại tên lửa phòng không gần như thành công 100%, khi nó có thể áp chế điện tử đánh lừa các đầu dẫn hồng ngoại hay hình ảnh của tên lửa đối phương ra xa khỏi mục tiêu mà nó hướng tới và sau đó tự kích nổ trên không. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Với các tính năng kỹ chiến thuật ưu việt President-S tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với các tổ hợp phòng vệ thụ động hay áp chế điện tử thông thường mà các dòng trực thăng Nga thường được trang bị trước đây. Và nó hoàn toàn xứng đáng là "lá chắn" mới của Mi-28NE. Nguồn ảnh: roe.ru.