Một năm trước, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Trung Quốc đã lo ngại Mỹ sẽ khởi động lại chương trình phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Tomahawk và các dự án tên lửa đạn đạo tầm trung, đe dọa trực tiếp Trung Quốc. Ảnh: Mỹ thử tên lửa tầm trung sau khi rút khỏi INF tháng 8 năm ngoái - Nguồn: SinaLoại tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất có tầm bắn tối đa khoảng 2.000 km, còn loại tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn trong phạm vi từ 1.000 km đến 5.500 km. Ảnh: Tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất, đã bị phá hủy theo INF - Nguồn: Wikipedia.Nếu Mỹ trang bị các loại tên lửa trên, chúng sẽ được triển khai ở đâu? Đây là câu hỏi đau đầu với các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nhưng theo dự đoán, với tầm bắn 2.000 km của tên lửa hành trình Tomahawk, thì loại tên lửa này có thể triển khai trên chuỗi đảo đầu tiên như Okinawa hoặc Philippines. Ảnh: Bệ phóng tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất, đã bị phá hủy theo INF - Nguồn: Wikipedia.Nhưng mối đe dọa lớn nhất với Trung Quốc chính là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, có tầm bắn vài nghìn km và tốc độ bay trên 10 Mach nên rất khó bị đánh chặn. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ đã từng triển khai loại tên lửa tầm trung Pershing II và Gryphon ở châu Âu. Ảnh: Tên lửa tầm trung Pershing II - Nguồn: Wikipedia.Tên lửa đạn đạo Pershing-2 của Mỹ khi đó có nhiều ưu điểm vượt trội như sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp giữa quán tính và radar kỹ thuật số tiên tiến nhất lúc bấy giờ, cùng với động cơ lực đẩy vector, cho phép tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng. Do vậy, tên lửa có mức chính xác cao và khó đánh chặn. Ảnh: Một trận địa tên lửa tầm trung Pershing II - Nguồn: Alamy Stock.Chính vì sự đe dọa của loại tên lửa này, Liên Xô đã đồng ý ký “Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)” với Mỹ; theo Hiệp định, Mỹ phá bỏ hoàn toàn tên lửa đạn đạo Pershing 2 và tên lửa hành trình Tomahawk (phiên bản phóng từ mặt đất), để đổi lấy việc Liên Xô phá bỏ các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20, SS-4 và SS-5. Ảnh: Quỹ đạo bay khó đánh chặn của tên lửa Pershing II - Nguồn: Wikipedia.Việc Mỹ vào tháng 8/2019 đơn phương rút khỏi INF, đồng nghĩa là Mỹ sẽ được quyền phát triển loại tên lửa nguy hiểm này; với tầm bắn 5.000 km, tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể bố trí ở Guam; nếu tầm bắn 2.000 km, thì loại tên lửa này phải đặt ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ảnh: Trận địa tên lửa Pershing II khai hỏa - Nguồn: Wikipedia.Sau khi Mỹ và Liên Xô ký INF vào năm 1987, theo những điều khoản của Hiệp định, Liên Xô và Mỹ ngoài phá hủy số tên lửa và bệ phóng tên lửa đạn đạo, hành trình, thì phải dỡ bỏ toàn bộ dây chuyền sản xuất và hủy bỏ tài liệu kỹ thuật liên quan. Ảnh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachyov (trái) và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp định INF năm 1987.Tuy nhiên phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk phóng tàu chiến, tàu ngầm đã thoát được các điều khoản của INF, chỉ các phương tiện phóng từ mặt đất mới bị phá hủy; do vậy ngay hiện nay, Mỹ có thể dễ dàng khôi phục các bệ phóng từ mặt đất, dựa trên các loại tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại Ấn Độ Dương phóng tên lửa Tomahawk vào Syria tháng 4/2017 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu chiến thường được trang bị cho các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga có thể mang 122 tên lửa, tất cả đều có thể phóng thẳng đứng. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Vào ngày 14/8, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các vấn đề kiểm soát vũ khí, Marshall Billingslea, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Nikkei, đã coi các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là “mối đe dọa khẩn cấp”, nói rằng Mỹ sẵn sàng mở rộng hợp tác an ninh với các nước châu Á. Ảnh: Ông Marshall Billingslea - Nguồn: APHai loại tên lửa tầm trung thông thường mà Billingslea đề cập, đều do Mỹ phát triển sau khi nước này rút khỏi Hiệp ước tầm trung vào tháng 8 năm ngoái. Trong số đó, tên lửa hành trình dự kiến sẽ được triển khai chiến đấu thực tế vào giữa năm 2021, trong khi tên lửa đạn đạo tầm trung sẽ mất khoảng 5 năm để triển khai. Ảnh: Tên lửa Tomahawk trên bộ khai hỏa - Nguồn: Wikipedia.Liên quan đến vấn đề này, ngày 24/6, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, nếu Mỹ nhất quyết triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì điều đó sẽ đe dọa trực tiếp Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc hy vọng rằng Nhật Bản và các quốc gia có liên quan sẽ vì lợi ích chung của hòa bình và ổn định khu vực mà hành động thận trọng, có trách nhiệm. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Tomahawk - Nguồn: Wikipedia.
Video Bị Mỹ đóng cửa lãnh sự quán, Trung Quốc lên tiếng - Nguồn: VTC NOW
Một năm trước, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Trung Quốc đã lo ngại Mỹ sẽ khởi động lại chương trình phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Tomahawk và các dự án tên lửa đạn đạo tầm trung, đe dọa trực tiếp Trung Quốc. Ảnh: Mỹ thử tên lửa tầm trung sau khi rút khỏi INF tháng 8 năm ngoái - Nguồn: Sina
Loại tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất có tầm bắn tối đa khoảng 2.000 km, còn loại tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn trong phạm vi từ 1.000 km đến 5.500 km. Ảnh: Tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất, đã bị phá hủy theo INF - Nguồn: Wikipedia.
Nếu Mỹ trang bị các loại tên lửa trên, chúng sẽ được triển khai ở đâu? Đây là câu hỏi đau đầu với các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nhưng theo dự đoán, với tầm bắn 2.000 km của tên lửa hành trình Tomahawk, thì loại tên lửa này có thể triển khai trên chuỗi đảo đầu tiên như Okinawa hoặc Philippines. Ảnh: Bệ phóng tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất, đã bị phá hủy theo INF - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng mối đe dọa lớn nhất với Trung Quốc chính là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, có tầm bắn vài nghìn km và tốc độ bay trên 10 Mach nên rất khó bị đánh chặn. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ đã từng triển khai loại tên lửa tầm trung Pershing II và Gryphon ở châu Âu. Ảnh: Tên lửa tầm trung Pershing II - Nguồn: Wikipedia.
Tên lửa đạn đạo Pershing-2 của Mỹ khi đó có nhiều ưu điểm vượt trội như sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp giữa quán tính và radar kỹ thuật số tiên tiến nhất lúc bấy giờ, cùng với động cơ lực đẩy vector, cho phép tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng. Do vậy, tên lửa có mức chính xác cao và khó đánh chặn. Ảnh: Một trận địa tên lửa tầm trung Pershing II - Nguồn: Alamy Stock.
Chính vì sự đe dọa của loại tên lửa này, Liên Xô đã đồng ý ký “Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)” với Mỹ; theo Hiệp định, Mỹ phá bỏ hoàn toàn tên lửa đạn đạo Pershing 2 và tên lửa hành trình Tomahawk (phiên bản phóng từ mặt đất), để đổi lấy việc Liên Xô phá bỏ các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20, SS-4 và SS-5. Ảnh: Quỹ đạo bay khó đánh chặn của tên lửa Pershing II - Nguồn: Wikipedia.
Việc Mỹ vào tháng 8/2019 đơn phương rút khỏi INF, đồng nghĩa là Mỹ sẽ được quyền phát triển loại tên lửa nguy hiểm này; với tầm bắn 5.000 km, tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể bố trí ở Guam; nếu tầm bắn 2.000 km, thì loại tên lửa này phải đặt ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ảnh: Trận địa tên lửa Pershing II khai hỏa - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi Mỹ và Liên Xô ký INF vào năm 1987, theo những điều khoản của Hiệp định, Liên Xô và Mỹ ngoài phá hủy số tên lửa và bệ phóng tên lửa đạn đạo, hành trình, thì phải dỡ bỏ toàn bộ dây chuyền sản xuất và hủy bỏ tài liệu kỹ thuật liên quan. Ảnh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachyov (trái) và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp định INF năm 1987.
Tuy nhiên phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk phóng tàu chiến, tàu ngầm đã thoát được các điều khoản của INF, chỉ các phương tiện phóng từ mặt đất mới bị phá hủy; do vậy ngay hiện nay, Mỹ có thể dễ dàng khôi phục các bệ phóng từ mặt đất, dựa trên các loại tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại Ấn Độ Dương phóng tên lửa Tomahawk vào Syria tháng 4/2017 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu chiến thường được trang bị cho các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga có thể mang 122 tên lửa, tất cả đều có thể phóng thẳng đứng. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Vào ngày 14/8, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các vấn đề kiểm soát vũ khí, Marshall Billingslea, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Nikkei, đã coi các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là “mối đe dọa khẩn cấp”, nói rằng Mỹ sẵn sàng mở rộng hợp tác an ninh với các nước châu Á. Ảnh: Ông Marshall Billingslea - Nguồn: AP
Hai loại tên lửa tầm trung thông thường mà Billingslea đề cập, đều do Mỹ phát triển sau khi nước này rút khỏi Hiệp ước tầm trung vào tháng 8 năm ngoái. Trong số đó, tên lửa hành trình dự kiến sẽ được triển khai chiến đấu thực tế vào giữa năm 2021, trong khi tên lửa đạn đạo tầm trung sẽ mất khoảng 5 năm để triển khai. Ảnh: Tên lửa Tomahawk trên bộ khai hỏa - Nguồn: Wikipedia.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 24/6, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, nếu Mỹ nhất quyết triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì điều đó sẽ đe dọa trực tiếp Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc hy vọng rằng Nhật Bản và các quốc gia có liên quan sẽ vì lợi ích chung của hòa bình và ổn định khu vực mà hành động thận trọng, có trách nhiệm. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Tomahawk - Nguồn: Wikipedia.
Video Bị Mỹ đóng cửa lãnh sự quán, Trung Quốc lên tiếng - Nguồn: VTC NOW