Vừa qua, một quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ cho biết, tàu kéo cứu hộ Vasily Bekh của Hải quân Nga, bị tấn công vào ngày 17/6 bởi một phiên bản tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ xe tải (AShM).Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khi đó Ukraine cũng chỉ mới nhận được lô vũ khí viện trợ này từ Mỹ. Các quan chức Mỹ cho biết, các đối tác Ukraine coi tên lửa chống hạm Harpoon, là yêu cầu cấp bách cho việc phòng thủ bờ biển của họ.Vào ngày 15 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin, đã công bố, phiên bản tên lửa chống hạm Harpoon phóng đi từ bệ phóng cơ động trên mặt đất, là một phần của quỹ hỗ trợ an ninh cho Ukraine, trị giá 650 triệu USD.Tên lửa Harpoon nặng dưới 700 kg, có tốc độ cận âm, sử dụng đầu đạn phân mảnh nặng 225 kg; tầm bắn từ 90 đến 220 km. Với phiên bản phóng đi từ mặt đất, tên lửa có đường kính 34,4 cm và dài 4.6 m (phiên bản phóng đi từ trên không với chiều dài 3,8 m).Sau vụ tàu Vasily Bekh bị tấn công, Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy tên lửa Harpoon mà phương Tây viện trợ cho Ukraine vào ngày 18/7 và ngày 24/7. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đã tấn công một "doanh nghiệp công nghiệp" ở Odessa, nơi lưu trữ tên lửa Harpoon. Cuộc tấn công thứ hai của Nga. đã đánh chìm một tàu chiến Ukraine, gắn tên lửa Harpoon ở cảng Odessa.Trong một cuộc họp báo ngắn gọn với các nhà báo vào tháng 6, sau khi thông báo về gói thầu cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine, các quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) và Lầu Năm Góc đã bất ngờ tuyên bố rằng, tên lửa không đến trực tiếp từ Mỹ mà từ các đồng minh của Mỹ.“Khi làm việc với các đồng minh và đối tác chúng tôi sẽ cung cấp các hệ thống Harpoon phóng đi từ xe tải và sau đó được hỗ trợ bởi các khoản đóng góp từ các đồng minh và đối tác khác”; quan chức này cho biết thêm.Các nỗ lực tổng hợp của các quốc gia phương Tây sẽ hỗ trợ cho Ukraine hai khả năng (bệ phóng và tên lửa), có thể là bệ phóng tên lửa đến từ Mỹ và tên lửa đến từ các đồng minh NATO. Ưu tiên cao nhất của phương Tây lúc này là “thúc đẩy” chuyển giao nhanh các vũ khí như vậy cho Ukraine, mà không cần tính đến khả năng phòng thủ quốc gia của họ.Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm trang bị của Quân đội Mỹ, Bill LaPlante đã nhắc lại thỏa thuận đặc biệt vào giữa tháng 6, liên quan đến việc đưa số tên lửa chống hạm Harpoon ra khỏi tàu chiến và đưa chúng lên các bệ phóng xe tải cơ động trên mặt đất. Tờ Defense One dẫn lời ý kiến của ông LaPlante cho biết: “Chúng tôi đưa tên lửa Harpoon ra khỏi tàu và đưa vào các bệ phóng trên các xe tải cơ động trên mặt đất; cùng với đó là một xe tải khác, để cung cấp nguồn điện, kết nối giữa xe nguồn và xe phóng bằng dây cáp”; Ngày 17/6, tàu kéo cứu hộ Vasily Bekh của Hải quân Nga bị đánh chìm. Một tuần sau, Lầu Năm Góc cho biết, con tàu của Nga đã bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm Harpoon, mà phương Tây mới viện trợ. Mặc dù LaPlante không tiết lộ tên cụ thể quốc gia cung cấp tên lửa Harpoon, nhưng nhiều khả năng đó là Đan Mạch; như Ukraine đã tuyên bố vào ngày 9/6, về việc quân đội nước này triển khai tên lửa chống hạm Harpoon, được bàn giao từ một quốc gia khu vực Scandinavia.Quan chức Mỹ cũng trích dẫn văn bản của DoD: “Việc cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine, đã giúp nước này nâng cao khả năng răn đe một cách đáng kể”. Quan chức này cũng cho biết thêm, Ukraine đã đưa việc phòng thủ ven biển “đứng đầu trong danh sách các nhu cầu khẩn cấp của họ”.Quan chức Mỹ cũng trả lời câu hỏi của một nhà báo về lý do tại sao, Mỹ chỉ cung cấp một số lượng tối thiểu hai hệ thống Harpoon cho Ukraine? “Lý do là Mỹ và phương Tây trong điều kiện cấp bách và thời gian quá gấp, chỉ có thể huy động được số lượng như vậy, nhưng đã có ảnh hưởng ngắn hạn trên chiến trường”; quan chức này nói.Theo tờ LaPlante, để có tên lửa viện trợ cho Ukraine, Mỹ đã mua các bệ phóng Harpoon thông qua quy trình đấu thầu “Yêu cầu Thông tin (RFI)”. Việc mua sắm nhanh chóng được kết thúc trong 60 ngày thông qua một cuộc đối thoại tăng cường. Hợp đồng yêu cầu các khả năng được cung cấp trong phạm vi 30, 60 và 90 ngày. Quan chức Mỹ cũng trả lời rõ ràng câu hỏi của một phóng viên, tại sao Ukraine lại cần đến tên lửa chống hạm Harpoon? Có phải Ukraine lo ngại về việc quân Nga tiến hành đổ bộ vào Odessa để “mở ra một mặt trận khác”; tuy nhiên việc này là “không tồn tại”?"Tên lửa Harpoon được thiết kế để phòng thủ bờ biển", quan chức Mỹ giải thích và cũng đề cập đến "những tác động tiêu cực" của việc Nga phong tỏa Biển Đen. Tất cả những điều này đã làm dấy lên lo ngại của Ukraine, về việc Nga nhắm mục tiêu vào Odesa và các cảng quan trọng khác xung quanh Biển Đen, do vậy tên lửa Harpoon là lựa chọn hàng đầu.Việc Mỹ cung cấp tên lửa Harpoon cho Ukraine, không phải để “đe dọa” Nga, mà là sự kết hợp giữa yêu cầu của Ukraine và việc phương Tây ưu tiên vũ khí cho lực lượng phòng thủ bờ biển của họ; quan chức Mỹ kết luận câu hỏi của phóng viên. Video về tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ một bệ phóng mặt đất. Nguồn: EurAsian Times.
Vừa qua, một quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ cho biết, tàu kéo cứu hộ Vasily Bekh của Hải quân Nga, bị tấn công vào ngày 17/6 bởi một phiên bản tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ xe tải (AShM).
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khi đó Ukraine cũng chỉ mới nhận được lô vũ khí viện trợ này từ Mỹ. Các quan chức Mỹ cho biết, các đối tác Ukraine coi tên lửa chống hạm Harpoon, là yêu cầu cấp bách cho việc phòng thủ bờ biển của họ.
Vào ngày 15 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin, đã công bố, phiên bản tên lửa chống hạm Harpoon phóng đi từ bệ phóng cơ động trên mặt đất, là một phần của quỹ hỗ trợ an ninh cho Ukraine, trị giá 650 triệu USD.
Tên lửa Harpoon nặng dưới 700 kg, có tốc độ cận âm, sử dụng đầu đạn phân mảnh nặng 225 kg; tầm bắn từ 90 đến 220 km. Với phiên bản phóng đi từ mặt đất, tên lửa có đường kính 34,4 cm và dài 4.6 m (phiên bản phóng đi từ trên không với chiều dài 3,8 m).
Sau vụ tàu Vasily Bekh bị tấn công, Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy tên lửa Harpoon mà phương Tây viện trợ cho Ukraine vào ngày 18/7 và ngày 24/7. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đã tấn công một "doanh nghiệp công nghiệp" ở Odessa, nơi lưu trữ tên lửa Harpoon. Cuộc tấn công thứ hai của Nga. đã đánh chìm một tàu chiến Ukraine, gắn tên lửa Harpoon ở cảng Odessa.
Trong một cuộc họp báo ngắn gọn với các nhà báo vào tháng 6, sau khi thông báo về gói thầu cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine, các quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) và Lầu Năm Góc đã bất ngờ tuyên bố rằng, tên lửa không đến trực tiếp từ Mỹ mà từ các đồng minh của Mỹ.
“Khi làm việc với các đồng minh và đối tác chúng tôi sẽ cung cấp các hệ thống Harpoon phóng đi từ xe tải và sau đó được hỗ trợ bởi các khoản đóng góp từ các đồng minh và đối tác khác”; quan chức này cho biết thêm.
Các nỗ lực tổng hợp của các quốc gia phương Tây sẽ hỗ trợ cho Ukraine hai khả năng (bệ phóng và tên lửa), có thể là bệ phóng tên lửa đến từ Mỹ và tên lửa đến từ các đồng minh NATO. Ưu tiên cao nhất của phương Tây lúc này là “thúc đẩy” chuyển giao nhanh các vũ khí như vậy cho Ukraine, mà không cần tính đến khả năng phòng thủ quốc gia của họ.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm trang bị của Quân đội Mỹ, Bill LaPlante đã nhắc lại thỏa thuận đặc biệt vào giữa tháng 6, liên quan đến việc đưa số tên lửa chống hạm Harpoon ra khỏi tàu chiến và đưa chúng lên các bệ phóng xe tải cơ động trên mặt đất.
Tờ Defense One dẫn lời ý kiến của ông LaPlante cho biết: “Chúng tôi đưa tên lửa Harpoon ra khỏi tàu và đưa vào các bệ phóng trên các xe tải cơ động trên mặt đất; cùng với đó là một xe tải khác, để cung cấp nguồn điện, kết nối giữa xe nguồn và xe phóng bằng dây cáp”;
Ngày 17/6, tàu kéo cứu hộ Vasily Bekh của Hải quân Nga bị đánh chìm. Một tuần sau, Lầu Năm Góc cho biết, con tàu của Nga đã bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm Harpoon, mà phương Tây mới viện trợ.
Mặc dù LaPlante không tiết lộ tên cụ thể quốc gia cung cấp tên lửa Harpoon, nhưng nhiều khả năng đó là Đan Mạch; như Ukraine đã tuyên bố vào ngày 9/6, về việc quân đội nước này triển khai tên lửa chống hạm Harpoon, được bàn giao từ một quốc gia khu vực Scandinavia.
Quan chức Mỹ cũng trích dẫn văn bản của DoD: “Việc cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine, đã giúp nước này nâng cao khả năng răn đe một cách đáng kể”. Quan chức này cũng cho biết thêm, Ukraine đã đưa việc phòng thủ ven biển “đứng đầu trong danh sách các nhu cầu khẩn cấp của họ”.
Quan chức Mỹ cũng trả lời câu hỏi của một nhà báo về lý do tại sao, Mỹ chỉ cung cấp một số lượng tối thiểu hai hệ thống Harpoon cho Ukraine? “Lý do là Mỹ và phương Tây trong điều kiện cấp bách và thời gian quá gấp, chỉ có thể huy động được số lượng như vậy, nhưng đã có ảnh hưởng ngắn hạn trên chiến trường”; quan chức này nói.
Theo tờ LaPlante, để có tên lửa viện trợ cho Ukraine, Mỹ đã mua các bệ phóng Harpoon thông qua quy trình đấu thầu “Yêu cầu Thông tin (RFI)”. Việc mua sắm nhanh chóng được kết thúc trong 60 ngày thông qua một cuộc đối thoại tăng cường. Hợp đồng yêu cầu các khả năng được cung cấp trong phạm vi 30, 60 và 90 ngày.
Quan chức Mỹ cũng trả lời rõ ràng câu hỏi của một phóng viên, tại sao Ukraine lại cần đến tên lửa chống hạm Harpoon? Có phải Ukraine lo ngại về việc quân Nga tiến hành đổ bộ vào Odessa để “mở ra một mặt trận khác”; tuy nhiên việc này là “không tồn tại”?
"Tên lửa Harpoon được thiết kế để phòng thủ bờ biển", quan chức Mỹ giải thích và cũng đề cập đến "những tác động tiêu cực" của việc Nga phong tỏa Biển Đen. Tất cả những điều này đã làm dấy lên lo ngại của Ukraine, về việc Nga nhắm mục tiêu vào Odesa và các cảng quan trọng khác xung quanh Biển Đen, do vậy tên lửa Harpoon là lựa chọn hàng đầu.
Việc Mỹ cung cấp tên lửa Harpoon cho Ukraine, không phải để “đe dọa” Nga, mà là sự kết hợp giữa yêu cầu của Ukraine và việc phương Tây ưu tiên vũ khí cho lực lượng phòng thủ bờ biển của họ; quan chức Mỹ kết luận câu hỏi của phóng viên.
Video về tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ một bệ phóng mặt đất. Nguồn: EurAsian Times.