Nguyên mẫu tên lửa PrSM do hãng chế tạo Lockheed Martin phát triển được đánh giá có tính năng tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.Dòng vũ khí tấn công này trong quá khứ từng bị giới hạn phát triển theo quy định của Hiệp ước về Các lực lượng tên lửa tầm trung (INF) giữa Mỹ và Liên Xô, sau này là Nga.Đại diện hãng chế tạo Lockheed Martin cho biết, nguyên mẫu tên lửa được phóng từ khung gầm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt HIMARS với tầm bắn đạt 240km.Đạn tên lửa thử nghiệm đã tấn công chính xác mục tiêu với việc quỹ đạo bay được kiểm soát toàn thời gian.Trước vụ thử tên lửa PrSM, mới đây, Hải quân Mỹ từng tiến hành phóng thử tên lửa hành trình Tomahawk đặt trên bệ phóng cố định.Đây hoàn toàn có khả năng là khởi đầu của biến thể trên bộ của dòng tên lửa hành trình chiến thuật này.Tầm bắn tối đa của tên lửa PrSM được xác định khoảng 499km và có thể được tăng lên 550km với một vài hiệu chỉnh nhỏ.Trước đó, trong năm 2018, Raytheon từng thử nghiệm tên lửa DeepStrike với tầm bắn 500km.Đây chính là sản phẩm đối thủ của PrSM trong gói thầu tìm kiếm tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới của Lầu Năm góc trong tương lai gần.Việc Mỹ tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật được đẩy mạnh sau khi hiệp ước INF với Nga tan vỡ.Các dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ ngoài đầu đạn thông thường hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.Việc Mỹ có trong tay những loại tên lửa đạn đạo chiến thuật sẽ tạo ra mối đe dọa lớn cho Nga.Các loại tên lửa này có thể bố trí tại các nước đồng minh của Mỹ nằm sát Nga.Chúng hoàn toàn có thể gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn, bởi lẽ các hệ thống tên lửa phòng thủ có rất ít thời gian để phản ứng so với tên lửa đạn đạo chiến lược.Chính vì điều này cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều thống nhất không phát triển loại vũ khí này.
Nguyên mẫu tên lửa PrSM do hãng chế tạo Lockheed Martin phát triển được đánh giá có tính năng tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.
Dòng vũ khí tấn công này trong quá khứ từng bị giới hạn phát triển theo quy định của Hiệp ước về Các lực lượng tên lửa tầm trung (INF) giữa Mỹ và Liên Xô, sau này là Nga.
Đại diện hãng chế tạo Lockheed Martin cho biết, nguyên mẫu tên lửa được phóng từ khung gầm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt HIMARS với tầm bắn đạt 240km.
Đạn tên lửa thử nghiệm đã tấn công chính xác mục tiêu với việc quỹ đạo bay được kiểm soát toàn thời gian.
Trước vụ thử tên lửa PrSM, mới đây, Hải quân Mỹ từng tiến hành phóng thử tên lửa hành trình Tomahawk đặt trên bệ phóng cố định.
Đây hoàn toàn có khả năng là khởi đầu của biến thể trên bộ của dòng tên lửa hành trình chiến thuật này.
Tầm bắn tối đa của tên lửa PrSM được xác định khoảng 499km và có thể được tăng lên 550km với một vài hiệu chỉnh nhỏ.
Trước đó, trong năm 2018, Raytheon từng thử nghiệm tên lửa DeepStrike với tầm bắn 500km.
Đây chính là sản phẩm đối thủ của PrSM trong gói thầu tìm kiếm tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới của Lầu Năm góc trong tương lai gần.
Việc Mỹ tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật được đẩy mạnh sau khi hiệp ước INF với Nga tan vỡ.
Các dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ ngoài đầu đạn thông thường hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Việc Mỹ có trong tay những loại tên lửa đạn đạo chiến thuật sẽ tạo ra mối đe dọa lớn cho Nga.
Các loại tên lửa này có thể bố trí tại các nước đồng minh của Mỹ nằm sát Nga.
Chúng hoàn toàn có thể gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn, bởi lẽ các hệ thống tên lửa phòng thủ có rất ít thời gian để phản ứng so với tên lửa đạn đạo chiến lược.
Chính vì điều này cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều thống nhất không phát triển loại vũ khí này.