Trước đây, hệ thống cáp hãm đà hạ cánh của các tàu sân bay Mỹ đều sử dụng khí nén với hơi nước để hoạt động. Tuy nhiên hệ thống đời mới của tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc hạ cánh máy bay trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: PinterestThay vì sử dụng hơi nước với piston thuỷ lực để thu hồi máy bay, hệ thống này sử dụng điện từ trường để tăng tốc độ thu hồi dây, tuy nhiên cũng đảm bảo lực hãm đủ lớn để phanh mọi loại máy bay sau khi hạ cánh xuống tàu sân bay. Nguồn ảnh: PinterestHồi đầu năm nay, hệ thống đời mới này đã khiến Hải quân Mỹ chịu khá nhiều chỉ trích do nó có độ ổn định không cao, tỷ lệ thu hồi "trượt" máy bay lớn tới mức không thể chấp nhận được. Nguồn ảnh: PinterestMặc dù vậy, chỉ sau chưa đầy một năm, hệ thống này đã thể hiện rất tốt và trong bài kiểm tra mới nhất vừa được Không quân Hải quân Mỹ tiến hành, 22 chiến đấu cơ đã được thu hồi lên tàu sân bay chỉ trong vòng 26 phút. Nguồn ảnh: PinterestCon số này tương đương với việc cứ mỗi 70 giây lại có một máy bay được thu hồi thành công và hệ thống cáp hãm đà cũng được triển khai lại, vào trạng thái sẵn sàng hoạt động cùng trong thời gian này. Nguồn ảnh: PinterestMặc dù có thành tích khá tốt, tuy nhiên số lượng máy bay và thời gian thu hồi này vẫn chưa đạt yêu cầu của Hải quân Mỹ. Theo yêu cầu được lực lượng này đề ra, các tàu sân bay phải có khả năng thu hồi 28 máy bay các loại trong vòng 21 phút - nghĩa là 45 giây cho mỗi máy bay. Nguồn ảnh: PinterestMặc dù thành tích thử nghiệm sáng lạng nhất vừa rồi của hệ thống thu hồi máy bay này vẫn còn cách khá xa yêu cầu của Hải quân Mỹ, tuy nhiên trong tương lai, hệ thống thu hồi máy bay này chắc chắn phải đạt yêu cầu 45 giây một lượt hạ cánh nếu muốn Hải quân Mỹ chấp nhận. Nguồn ảnh: PinterestHệ thống thu hồi máy bay trên các hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện tại bao gồm ba cáp hãm đà và 6 trục piston thuỷ lực được sử dụng để giảm tốc độ máy bay từ 300 km/h xuống còn 0 km/h mà chỉ tốn hơn trăm mét đường băng hạ cánh. Nguồn ảnh: PinterestNgoài ra, khi hạ cánh các phi công của Hải quân Mỹ sẽ đều điều chỉnh công suất động cơ máy bay ở mức tối đa, đề phòng trường hợp móc trượt cáp hạ cánh họ sẽ có đủ động năng để cất cánh lại - điều này khiến hệ thống cáp phải chịu thêm một lực rất lớn bên cạnh đà bay của chiếc chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: PinterestCách thức hạ cánh theo kiểu "móc cáp" này đã được sử dụng trên mọi tàu sân bay của Hải quân Mỹ cũng như của các quốc gia trên thế giới khác từ nhiều chục năm nay. Nguồn ảnh: PinterestHệ thống mới của Mỹ hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng đóng tàu sân bay trong tương lai. Thay vì sử dụng thuỷ lực với lượng hơi nước lãng phí sau mỗi lần hạ cánh là quá nhiều, việc sử dụng điện sẽ giúp tàu sân bay tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên vì điện vốn được cung cấp từ lò phản ứng hạt nhân và gần như... vô hạn trên mọi tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay mới nhất của Mỹ hiện tại dự kiến sang năm sẽ được gia nhập biên chế.
Trước đây, hệ thống cáp hãm đà hạ cánh của các tàu sân bay Mỹ đều sử dụng khí nén với hơi nước để hoạt động. Tuy nhiên hệ thống đời mới của tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc hạ cánh máy bay trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest
Thay vì sử dụng hơi nước với piston thuỷ lực để thu hồi máy bay, hệ thống này sử dụng điện từ trường để tăng tốc độ thu hồi dây, tuy nhiên cũng đảm bảo lực hãm đủ lớn để phanh mọi loại máy bay sau khi hạ cánh xuống tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest
Hồi đầu năm nay, hệ thống đời mới này đã khiến Hải quân Mỹ chịu khá nhiều chỉ trích do nó có độ ổn định không cao, tỷ lệ thu hồi "trượt" máy bay lớn tới mức không thể chấp nhận được. Nguồn ảnh: Pinterest
Mặc dù vậy, chỉ sau chưa đầy một năm, hệ thống này đã thể hiện rất tốt và trong bài kiểm tra mới nhất vừa được Không quân Hải quân Mỹ tiến hành, 22 chiến đấu cơ đã được thu hồi lên tàu sân bay chỉ trong vòng 26 phút. Nguồn ảnh: Pinterest
Con số này tương đương với việc cứ mỗi 70 giây lại có một máy bay được thu hồi thành công và hệ thống cáp hãm đà cũng được triển khai lại, vào trạng thái sẵn sàng hoạt động cùng trong thời gian này. Nguồn ảnh: Pinterest
Mặc dù có thành tích khá tốt, tuy nhiên số lượng máy bay và thời gian thu hồi này vẫn chưa đạt yêu cầu của Hải quân Mỹ. Theo yêu cầu được lực lượng này đề ra, các tàu sân bay phải có khả năng thu hồi 28 máy bay các loại trong vòng 21 phút - nghĩa là 45 giây cho mỗi máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest
Mặc dù thành tích thử nghiệm sáng lạng nhất vừa rồi của hệ thống thu hồi máy bay này vẫn còn cách khá xa yêu cầu của Hải quân Mỹ, tuy nhiên trong tương lai, hệ thống thu hồi máy bay này chắc chắn phải đạt yêu cầu 45 giây một lượt hạ cánh nếu muốn Hải quân Mỹ chấp nhận. Nguồn ảnh: Pinterest
Hệ thống thu hồi máy bay trên các hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện tại bao gồm ba cáp hãm đà và 6 trục piston thuỷ lực được sử dụng để giảm tốc độ máy bay từ 300 km/h xuống còn 0 km/h mà chỉ tốn hơn trăm mét đường băng hạ cánh. Nguồn ảnh: Pinterest
Ngoài ra, khi hạ cánh các phi công của Hải quân Mỹ sẽ đều điều chỉnh công suất động cơ máy bay ở mức tối đa, đề phòng trường hợp móc trượt cáp hạ cánh họ sẽ có đủ động năng để cất cánh lại - điều này khiến hệ thống cáp phải chịu thêm một lực rất lớn bên cạnh đà bay của chiếc chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Pinterest
Cách thức hạ cánh theo kiểu "móc cáp" này đã được sử dụng trên mọi tàu sân bay của Hải quân Mỹ cũng như của các quốc gia trên thế giới khác từ nhiều chục năm nay. Nguồn ảnh: Pinterest
Hệ thống mới của Mỹ hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng đóng tàu sân bay trong tương lai. Thay vì sử dụng thuỷ lực với lượng hơi nước lãng phí sau mỗi lần hạ cánh là quá nhiều, việc sử dụng điện sẽ giúp tàu sân bay tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên vì điện vốn được cung cấp từ lò phản ứng hạt nhân và gần như... vô hạn trên mọi tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay mới nhất của Mỹ hiện tại dự kiến sang năm sẽ được gia nhập biên chế.