Quyết định bất ngờ được Hải quân Mỹ cho biết trong một thông báo hôm 4/1, tàu tấn công đổ bộ USS Bataan và Đơn vị Viễn chinh Hàng hải số 26 đã được tái điều động tới Trung Đông sau khi hủy bỏ cuộc tập trận chung với quân đội Morocco.Động thái này được đưa ra nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ khó lường tại Trung Đông có thể xảy ra khi Iran đang có những hành động chuẩn bị cho một cuộc tấn công trả đũa vào lực lượng Mỹ trong khu vực sau vụ không kích do Mỹ thực hiện khiến tướng Iran thiệt mạng.Cùng với đó, Lầu Năm Góc cũng đang điều động thêm 2.800 binh sĩ tới khu vực Trung Đông. Việc tàu USS Bataan được Hải quân Mỹ điều động được coi là động thái tăng cường vũ khí cực lớn đến Trung Đông của Lầu Năm Góc bởi sức mạnh khủng khiếp của nó.USS Bataan có khả năng vận chuyển toàn bộ sức mạnh của một đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ tới vùng chiến sự thông qua trung gian là các xuồng đổ bộ thông thường hoặc máy bay trực thăng.Tàu có lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; dài 253,2 m; rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m; biên chế chiến đấu có thể lên tới 2.200 người gồm lính thủy đánh bộ và thủy thủ đoàn.Vũ khí trang bị của USS Bataan gồm: 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa Sea Sparrow, 2 - 3 hệ thống CIWS Phalanx, 3 - 4 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm M2HB.Trong các nhiệm vụ thông thường tàu đổ bộ tấn công USS Bataan mang theo 6 phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight.Ngoài ra, tàu còn có thể mang thêm 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey. Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 CH-46 Sea Knight hoặc 22 MV-22 Osprey.Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H. Rõ ràng với số lượng vũ khí mang theo cùng khả năng thực hiện nhiệm vụ của USS Bataan, đây là thách thức khó có thể vượt qua với Iran trong trường hợp hai bên xảy ra xung đột.
Quyết định bất ngờ được Hải quân Mỹ cho biết trong một thông báo hôm 4/1, tàu tấn công đổ bộ USS Bataan và Đơn vị Viễn chinh Hàng hải số 26 đã được tái điều động tới Trung Đông sau khi hủy bỏ cuộc tập trận chung với quân đội Morocco.
Động thái này được đưa ra nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ khó lường tại Trung Đông có thể xảy ra khi Iran đang có những hành động chuẩn bị cho một cuộc tấn công trả đũa vào lực lượng Mỹ trong khu vực sau vụ không kích do Mỹ thực hiện khiến tướng Iran thiệt mạng.
Cùng với đó, Lầu Năm Góc cũng đang điều động thêm 2.800 binh sĩ tới khu vực Trung Đông. Việc tàu USS Bataan được Hải quân Mỹ điều động được coi là động thái tăng cường vũ khí cực lớn đến Trung Đông của Lầu Năm Góc bởi sức mạnh khủng khiếp của nó.
USS Bataan có khả năng vận chuyển toàn bộ sức mạnh của một đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ tới vùng chiến sự thông qua trung gian là các xuồng đổ bộ thông thường hoặc máy bay trực thăng.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; dài 253,2 m; rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m; biên chế chiến đấu có thể lên tới 2.200 người gồm lính thủy đánh bộ và thủy thủ đoàn.
Vũ khí trang bị của USS Bataan gồm: 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa Sea Sparrow, 2 - 3 hệ thống CIWS Phalanx, 3 - 4 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm M2HB.
Trong các nhiệm vụ thông thường tàu đổ bộ tấn công USS Bataan mang theo 6 phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight.
Ngoài ra, tàu còn có thể mang thêm 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey. Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 CH-46 Sea Knight hoặc 22 MV-22 Osprey.
Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H. Rõ ràng với số lượng vũ khí mang theo cùng khả năng thực hiện nhiệm vụ của USS Bataan, đây là thách thức khó có thể vượt qua với Iran trong trường hợp hai bên xảy ra xung đột.