Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria kể từ những năm đầu của Chiến tranh Lạnh thường xuyên chứng kiến những giai đoạn căng thẳng cao độ. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những thành viên sớm nhất của liên minh NATO, trong khi Syria liên tục liên kết với Liên Xô chống lại các lợi ích của phương Tây.Hai quốc gia này đã tiến gần đến một cuộc chiến toàn diện, khi Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị xâm lược Syria với sự hỗ trợ từ Mỹ vào năm 1957. Nhưng trước sự can thiệp của Liên Xô đã buộc chính quyền Ankara và Washington phải lùi bước.Lịch sử hàng thế kỷ cai trị của thực dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria cũng góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia. Cuộc nổi dậy Hồi giáo quy mô lớn ở Syria vào năm 2011, cũng chứng kiến Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò là nhà tài trợ nước ngoài hàng đầu của quân nổi dậy.Trong khi Quân đội Ả Rập Syria, với sự hỗ trợ từ Nga, Triều Tiên và Iran cùng những tổ chức khác đã xoay chuyển tình thế chống lại cuộc nổi dậy vào năm 2016, thì khu vực đông bắc Idlib của nước này vẫn nổi lên như một nơi trú ẩn an toàn cho các phần tử thánh chiến, dưới sự bảo vệ của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Idlib đã được các quan chức Mỹ gọi là thành trì Al Qaeda lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến kể từ năm 2001. Mới đây, vào tháng 2/2022 tình báo Mỹ cũng phát hiện ra nơi ẩn náu của thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS là Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi tại Idlib.Ngay sau đó đặc nhiệm Mỹ đã tổ chức một cuộc đột kích bất ngờ và tiêu diệt được Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi vào ngày 3/2. Chỉ trong các khu vực được bảo vệ bởi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ thì nhóm khủng bố này mới duy trì được sự hiện diện ở Syria.Một nỗ lực của chính phủ Syria nhằm đánh đuổi các chiến binh thánh chiến khỏi Idlib được lên kế hoạch vào đầu năm 2020, tuy nhiên việc này đã vấp phải sự can thiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo đang ẩn náu tại đây.Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ pháo binh và không quân, cung cấp tên lửa đất đối không và gửi các sĩ quan quân đội đến huấn luyện cho dân quân. Điều này khiến các lực lượng Syria phải kiềm chế không thể sử dụng máy bay chiếm ưu thế trên không hoặc hệ thống phòng không tầm xa để tấn công khu vực này.Ngay sau khi chiến dịch Idlib kết thúc vào tháng 3/2020, Syria đã nhận được các máy bay chiến đấu mới đầu tiên từ Nga trong hơn một thập kỷ qua, đó là việc chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29SMT.Trước đó, Syria cũng đã cố gắng mua các máy bay chiến đấu MiG-29M và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 trước thời điểm xảy ra nội chiến năm 2011, tuy nhiên thương vụ này đã bị chặn lại dưới áp lực của phương Tây và Israel.MiG-29SMT được thiết kế dựa trên khung máy bay MiG-29A, với nhiều sửa đổi nhằm thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với MiG-29M, tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí gần như giống hệt nhau, cùng một động cơ được hiện đại hóa và mở rộng khả năng nhiên liệu của MiG-29A với một phần cứng để lắp thùng nhiên liệu phụ.Những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A cũ hơn của Không quân Syria, vốn ít được sử dụng trong các hoạt động chống nổi dậy và chỉ được ưu tiên cho các cuộc giao tranh có thể xảy ra với kẻ thù cấp nhà nước, cũng đã nhận được tài trợ từ Nga để hiện đại hóa.Nga đã tài trợ cho chương trình hiện đại hóa MiG-29A Syria bao gồm cải tiến hệ thống điện tử hàng không, tiếp cận tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 và tích hợp hệ thống tác chiến điện tử của Belarus.Các đơn vị MiG-29 của Syria từ tháng 1/2022 bắt đầu thực hiện các cuộc tuần tra chung với Không quân Nga và tổ chức các cuộc giao tranh mô phỏng, trong đó các máy bay Syria được huấn luyện tập trung vào không chiến và các máy bay phản lực của Nga chủ yếu tấn công các mục tiêu giả lập trên mặt đất. Nguồn ảnh: Foxt.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria kể từ những năm đầu của Chiến tranh Lạnh thường xuyên chứng kiến những giai đoạn căng thẳng cao độ. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những thành viên sớm nhất của liên minh NATO, trong khi Syria liên tục liên kết với Liên Xô chống lại các lợi ích của phương Tây.
Hai quốc gia này đã tiến gần đến một cuộc chiến toàn diện, khi Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị xâm lược Syria với sự hỗ trợ từ Mỹ vào năm 1957. Nhưng trước sự can thiệp của Liên Xô đã buộc chính quyền Ankara và Washington phải lùi bước.
Lịch sử hàng thế kỷ cai trị của thực dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria cũng góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia. Cuộc nổi dậy Hồi giáo quy mô lớn ở Syria vào năm 2011, cũng chứng kiến Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò là nhà tài trợ nước ngoài hàng đầu của quân nổi dậy.
Trong khi Quân đội Ả Rập Syria, với sự hỗ trợ từ Nga, Triều Tiên và Iran cùng những tổ chức khác đã xoay chuyển tình thế chống lại cuộc nổi dậy vào năm 2016, thì khu vực đông bắc Idlib của nước này vẫn nổi lên như một nơi trú ẩn an toàn cho các phần tử thánh chiến, dưới sự bảo vệ của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Idlib đã được các quan chức Mỹ gọi là thành trì Al Qaeda lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến kể từ năm 2001. Mới đây, vào tháng 2/2022 tình báo Mỹ cũng phát hiện ra nơi ẩn náu của thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS là Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi tại Idlib.
Ngay sau đó đặc nhiệm Mỹ đã tổ chức một cuộc đột kích bất ngờ và tiêu diệt được Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi vào ngày 3/2. Chỉ trong các khu vực được bảo vệ bởi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ thì nhóm khủng bố này mới duy trì được sự hiện diện ở Syria.
Một nỗ lực của chính phủ Syria nhằm đánh đuổi các chiến binh thánh chiến khỏi Idlib được lên kế hoạch vào đầu năm 2020, tuy nhiên việc này đã vấp phải sự can thiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hỗ trợ các chiến binh Hồi giáo đang ẩn náu tại đây.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ pháo binh và không quân, cung cấp tên lửa đất đối không và gửi các sĩ quan quân đội đến huấn luyện cho dân quân. Điều này khiến các lực lượng Syria phải kiềm chế không thể sử dụng máy bay chiếm ưu thế trên không hoặc hệ thống phòng không tầm xa để tấn công khu vực này.
Ngay sau khi chiến dịch Idlib kết thúc vào tháng 3/2020, Syria đã nhận được các máy bay chiến đấu mới đầu tiên từ Nga trong hơn một thập kỷ qua, đó là việc chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29SMT.
Trước đó, Syria cũng đã cố gắng mua các máy bay chiến đấu MiG-29M và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 trước thời điểm xảy ra nội chiến năm 2011, tuy nhiên thương vụ này đã bị chặn lại dưới áp lực của phương Tây và Israel.
MiG-29SMT được thiết kế dựa trên khung máy bay MiG-29A, với nhiều sửa đổi nhằm thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với MiG-29M, tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí gần như giống hệt nhau, cùng một động cơ được hiện đại hóa và mở rộng khả năng nhiên liệu của MiG-29A với một phần cứng để lắp thùng nhiên liệu phụ.
Những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A cũ hơn của Không quân Syria, vốn ít được sử dụng trong các hoạt động chống nổi dậy và chỉ được ưu tiên cho các cuộc giao tranh có thể xảy ra với kẻ thù cấp nhà nước, cũng đã nhận được tài trợ từ Nga để hiện đại hóa.
Nga đã tài trợ cho chương trình hiện đại hóa MiG-29A Syria bao gồm cải tiến hệ thống điện tử hàng không, tiếp cận tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 và tích hợp hệ thống tác chiến điện tử của Belarus.
Các đơn vị MiG-29 của Syria từ tháng 1/2022 bắt đầu thực hiện các cuộc tuần tra chung với Không quân Nga và tổ chức các cuộc giao tranh mô phỏng, trong đó các máy bay Syria được huấn luyện tập trung vào không chiến và các máy bay phản lực của Nga chủ yếu tấn công các mục tiêu giả lập trên mặt đất. Nguồn ảnh: Foxt.