Khu vực Đông Á được coi là điểm nóng toàn cầu tiếp theo. Với việc hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, đang vận động cơ bắp quân sự của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; rất có thể điều này rất có thể biến thành một cuộc chiến tranh quy ước, một kết cục mà thế giới phải khiếp sợ.Khu vực này có các điểm nóng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tổng lực đó là: Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan. Mỗi bên trong số này đều có Trung Quốc là một bên tranh chấp và Mỹ ở phe đối lập; nơi bất kỳ cuộc đụng độ nhỏ nào cũng có thể diễn đến xung đột.Theo các chuyên gia phân tích quân sự, cần thận trọng khi xem xét tổng quan về cách các quốc gia chống lại nhau và quốc gia nào có lợi thế hơn, để có sự đánh giá khách quan về vấn đề này.Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang nắm giữ “lợi thế sân nhà” ở Biển Đông so với Mỹ, khi Trung Quốc đang chiếm giữ một số đảo trên Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và nếu cuộc chiến với Mỹ diễn ra trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn Mỹ trong việc bảo đảm hậu cần.Thứ hai, học thuyết “Chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2/ AD)” của Trung Quốc, đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống vũ khí tầm cực xa của nước này, nhằm ngăn chặn đối phương từ xa và ngăn chặn Mỹ cận chiến.Dựa trên quan điểm “không cho phép kẻ thù đến gần đất liền”, Trung Quốc đã phát triển tên lửa có tầm xa hơn bất kỳ loại vũ khí nào của Mỹ trong lớp đó. Ví dụ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh YJ-18 và YJ-12 (tầm bắn 540 km) và tên lửa không đối không PL-15 (300 km), vượt xa tên lửa Harpoons tầm bắn cận âm 240 km của Mỹ và 161 km của AIM 190D.Tên lửa hành trình YJ-18 được bố trí trên các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Type 052 và Type 055, trong khi tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị tên lửa chống hạm Harpoons và SM-6 đất đối không, loại sau có tầm bắn trong khoảng 230 và 250 km.Không quân Trung Quốc sẽ tận dụng khả năng tàng hình của tiêm kích J-20, kết hợp với tầm bắn xa của tên lửa không đối không PL-15, nhằm bắn hạ các loại máy bay ném bom, cảnh báo sớm, vận tải và tiếp dầu; thay vì đối đầu với những chiến đấu cơ của Mỹ.Niềm tự hào của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, có tầm bắn 1.500 km, có thể đe dọa tàu sân bay của Mỹ. Được ví là “sát thủ tàu sân bay”, tên lửa này có đường đạn giống như tên lửa hạt nhân chiến lược, với tốc độ rất nhanh và trần bay ngoài rìa vũ trụ.Loại tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) của Trung Quốc là loại đầu tên lửa đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) trên thế giới được thiết kế theo kiểu này; tuy nhiên mức độ chính xác của nó chưa hề được kiểm chứng.Đô đốc Harry Harris cựu Tư lệnh lực lượng hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận, Mỹ hiện “không có tên lửa nào tương đương” như tên lửa đạn đạo DF-26, có tầm bắn 4.000 km, có thể tấn công các căn cứ của Mỹ tại Guam.Theo ước tính của Lầu Năm Góc, có thể các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đang bị đe dọa bởi tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10, có tầm bắn đến 1.500 km, tương đương tầm bắn tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ.Trong khi các chuyên gia tin rằng, DF-21D sẽ không thể bắn trúng mục tiêu, nếu không có hệ thống trinh sát và dẫn đường tốt. Mà những hệ thống này, Trung Quốc hiện đang rất yếu.Tuy nhiên các tàu mang tên lửa dẫn đường chủ lực của Hải quân Mỹ, đang vượt Trung Quốc về khả năng mang tên lửa. Ví dụ tàu khu trục lớp Arleigh Burke và Ticonderoga trang bị 96 và 122 giếng phóng tên lửa thẳng đứng (VLS), so với 64 và 112 VLS của Type 052 và Type 55.Các chuyên gia cũng cảnh báo, Mỹ không chỉ tăng cường sự hiện diện lực lượng ở Tây Thái Bình Dương, mà còn phải tăng cường với các quốc gia xung quanh. Vì nếu không có căn cứ tại khu vực, Mỹ sẽ có tỷ lệ xuất kích máy bay kém hơn, tiến độ sửa chữa tàu hải quân và tái triển khai quân chậm hơn.Điều này làm cho Biển Đông càng trở nên xa hơn đối với quân đội Mỹ, vốn sẽ phải di chuyển từ các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Bản thân Nhật Bản cũng đang chứng kiến cảnh người dân Okinawa phản đối việc đặt căn cứ quân sự của Mỹ ở đó, yêu cầu lực lượng Mỹ rời khỏi hòn đảo này.Theo cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Ochmanek, Trung Quốc có thể chiếm ưu thế về lực lượng, trước Mỹ và Đài Loan với hàng nghìn tàu chiến và máy bay các loại nhờ "lợi thế sân nhà" và những vũ khí tiến công tầm xa; tuy nhiên Mỹ luôn biết cách vượt trước đối thủ, bằng cách đầu tư phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, vượt xa Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ. Tên lửa Tomahawk của Mỹ từng rất hiệu quả khi tham gia tác chiến phi đối xứng, tuy nhiên lại rất khó để loại tên lửa này có thể tạo ra khác biệt khi phải đối đầu với Trung Quốc. Nguồn: USNavy.
Khu vực Đông Á được coi là điểm nóng toàn cầu tiếp theo. Với việc hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, đang vận động cơ bắp quân sự của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; rất có thể điều này rất có thể biến thành một cuộc chiến tranh quy ước, một kết cục mà thế giới phải khiếp sợ.
Khu vực này có các điểm nóng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tổng lực đó là: Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan. Mỗi bên trong số này đều có Trung Quốc là một bên tranh chấp và Mỹ ở phe đối lập; nơi bất kỳ cuộc đụng độ nhỏ nào cũng có thể diễn đến xung đột.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, cần thận trọng khi xem xét tổng quan về cách các quốc gia chống lại nhau và quốc gia nào có lợi thế hơn, để có sự đánh giá khách quan về vấn đề này.
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang nắm giữ “lợi thế sân nhà” ở Biển Đông so với Mỹ, khi Trung Quốc đang chiếm giữ một số đảo trên Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và nếu cuộc chiến với Mỹ diễn ra trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn Mỹ trong việc bảo đảm hậu cần.
Thứ hai, học thuyết “Chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2/ AD)” của Trung Quốc, đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống vũ khí tầm cực xa của nước này, nhằm ngăn chặn đối phương từ xa và ngăn chặn Mỹ cận chiến.
Dựa trên quan điểm “không cho phép kẻ thù đến gần đất liền”, Trung Quốc đã phát triển tên lửa có tầm xa hơn bất kỳ loại vũ khí nào của Mỹ trong lớp đó. Ví dụ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh YJ-18 và YJ-12 (tầm bắn 540 km) và tên lửa không đối không PL-15 (300 km), vượt xa tên lửa Harpoons tầm bắn cận âm 240 km của Mỹ và 161 km của AIM 190D.
Tên lửa hành trình YJ-18 được bố trí trên các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Type 052 và Type 055, trong khi tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị tên lửa chống hạm Harpoons và SM-6 đất đối không, loại sau có tầm bắn trong khoảng 230 và 250 km.
Không quân Trung Quốc sẽ tận dụng khả năng tàng hình của tiêm kích J-20, kết hợp với tầm bắn xa của tên lửa không đối không PL-15, nhằm bắn hạ các loại máy bay ném bom, cảnh báo sớm, vận tải và tiếp dầu; thay vì đối đầu với những chiến đấu cơ của Mỹ.
Niềm tự hào của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, có tầm bắn 1.500 km, có thể đe dọa tàu sân bay của Mỹ. Được ví là “sát thủ tàu sân bay”, tên lửa này có đường đạn giống như tên lửa hạt nhân chiến lược, với tốc độ rất nhanh và trần bay ngoài rìa vũ trụ.
Loại tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) của Trung Quốc là loại đầu tên lửa đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) trên thế giới được thiết kế theo kiểu này; tuy nhiên mức độ chính xác của nó chưa hề được kiểm chứng.
Đô đốc Harry Harris cựu Tư lệnh lực lượng hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận, Mỹ hiện “không có tên lửa nào tương đương” như tên lửa đạn đạo DF-26, có tầm bắn 4.000 km, có thể tấn công các căn cứ của Mỹ tại Guam.
Theo ước tính của Lầu Năm Góc, có thể các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đang bị đe dọa bởi tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10, có tầm bắn đến 1.500 km, tương đương tầm bắn tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ.
Trong khi các chuyên gia tin rằng, DF-21D sẽ không thể bắn trúng mục tiêu, nếu không có hệ thống trinh sát và dẫn đường tốt. Mà những hệ thống này, Trung Quốc hiện đang rất yếu.
Tuy nhiên các tàu mang tên lửa dẫn đường chủ lực của Hải quân Mỹ, đang vượt Trung Quốc về khả năng mang tên lửa. Ví dụ tàu khu trục lớp Arleigh Burke và Ticonderoga trang bị 96 và 122 giếng phóng tên lửa thẳng đứng (VLS), so với 64 và 112 VLS của Type 052 và Type 55.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, Mỹ không chỉ tăng cường sự hiện diện lực lượng ở Tây Thái Bình Dương, mà còn phải tăng cường với các quốc gia xung quanh. Vì nếu không có căn cứ tại khu vực, Mỹ sẽ có tỷ lệ xuất kích máy bay kém hơn, tiến độ sửa chữa tàu hải quân và tái triển khai quân chậm hơn.
Điều này làm cho Biển Đông càng trở nên xa hơn đối với quân đội Mỹ, vốn sẽ phải di chuyển từ các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Bản thân Nhật Bản cũng đang chứng kiến cảnh người dân Okinawa phản đối việc đặt căn cứ quân sự của Mỹ ở đó, yêu cầu lực lượng Mỹ rời khỏi hòn đảo này.
Theo cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Ochmanek, Trung Quốc có thể chiếm ưu thế về lực lượng, trước Mỹ và Đài Loan với hàng nghìn tàu chiến và máy bay các loại nhờ "lợi thế sân nhà" và những vũ khí tiến công tầm xa; tuy nhiên Mỹ luôn biết cách vượt trước đối thủ, bằng cách đầu tư phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, vượt xa Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa Tomahawk của Mỹ từng rất hiệu quả khi tham gia tác chiến phi đối xứng, tuy nhiên lại rất khó để loại tên lửa này có thể tạo ra khác biệt khi phải đối đầu với Trung Quốc. Nguồn: USNavy.