Nguồn tin của RIA Novosti cho biết: "Tên lửa giống như máy bay, không phải là mới, nhưng chúng chưa bao giờ xuất hiện cùng nhau trước đây. Kế hoạch mới cũng mở rộng các kịch bản sử dụng tên lửa và máy bay". Tin tức này không gây xôn xao truyền thông, nhưng thực tế nó còn gây chú ý hơn việc Su-34 có thể mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.Dù mẫu tên lửa hành trình tầm xa cụ thể mà Su-34 có thể mang theo chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng đây là loại tên lửa chiến lược. Trước đây, những chiếc máy bay có thể mang tên lửa như vậy là máy bay ném bom chiến lược Tu-95, Tu-160 và Tu-22M. Như vậy, Su-34 trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng đầu tiên trên thế giới, có thể mang tên lửa chiến lược.Su-34 chắc chắn là độc nhất vô nhị. Xét về các thông số hiệu suất kỹ thuật chiến đấu và bay, không có máy bay chiến đấu nào của quốc gia nào có thể sánh được. Mặc dù Su-34 được coi là “bản sao về ý tưởng” của máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ, nhưng nó có sự khác biệt rất lớn.Su-34 kết hợp khả năng của máy bay chiến đấu hạng nặng, máy bay đánh chặn tầm xa và máy bay ném bom. Ngày nay, nó còn trở thành máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược. Trong số các kỷ lục thế giới do Su-34 thiết lập, có 7 kỷ lục vẫn chưa bị phá vỡ.Tiêm kích bom Su-34 có 12 giá treo vũ khí và có thể mang nhiều loại vũ khí, với trọng lượng tới 8 tấn. Về vũ khí đánh chặn tầm gần, nó được trang bị pháo GSh-30-1 30mm để cận chiến và khi cần, có thể tiêu diệt trực tiếp các mục tiêu trên mặt đất.Su-34 cũng có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không khác nhau có thể được gắn dưới cánh và bụng máy bay; một số loại có tầm bắn hàng trăm km. Nó cũng có thể mang đầy đủ các hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử. Tốc độ tối đa là 1.900 km/h và bán kính bay chuyển sân là 4.000 km.Tiêm kích bom Su-34 được trang bị hệ thống quang học và điện tử tiên tiến, đồng thời hiệu suất radar của nó cũng đặc biệt vượt trội. Dù là tên lửa hành trình Kh-32 hay Kh-55 được trang bị cho Su-34, nó sẽ trở thành cái gai đối với quân đội Ukraine và thậm chí cả NATO.Các chuyên gia tin rằng, các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa của Ukraine vào Sevastopol ở Crimea sẽ không bao giờ xảy ra, nếu Ukraine không có sự hỗ trợ của NATO; hoặc thậm chí có sự tham gia trực tiếp.Đầu tiên, những tên lửa này được Anh và Pháp cung cấp trước cho Ukraine. Thứ hai, các vệ tinh của Mỹ và máy bay trinh sát thuộc hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm trên không của NATO, đã cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động trinh sát ban đầu và chỉ thị mục tiêu.Thứ ba, các chuyên gia tin rằng, máy bay tiêm kích bom Su-24M của Ukraine, ban đầu có thể sẽ được bố trí và mang bom ở một quốc gia NATO giáp biên giới Ukraine. Sau khi cất cánh từ đó, bay ở độ cao cực thấp, vượt qua biên giới quốc gia, hạ cánh xuống sân bay tiếp sức ở Ukraine, phóng tên lửa rồi quay trở lại.Quân đội Nga muốn tiêu diệt máy bay ném bom Ukraine tại các sân bay này, nhưng cần sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hoặc Tu-160 để phóng tên lửa hành trình tầm xa. Nhưng mỗi lần họ cất cánh, những chiếc máy bay này có thể bị bộ phận tình báo kỹ thuật của NATO phát hiện.Những thông tin về đường bay và thậm chí cả việc phóng tên lửa của máy bay ném bom chiến lược Nga, sẽ được thông báo cho lực lượng phòng không Ukraine theo thời gian thực và lực lượng không quân Ukraine đương nhiên sẽ có biện pháp rút máy bay của mình để tránh bị tấn công.Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi đáng kể, vì các hệ thống cảnh báo của NATO khá khó để phản ứng trước mỗi lần cất cánh của tiêm kích bom Su-34; vì Su-34 là tiêm kích bom chủ lực của lực lượng Không quân Nga trên chiến trường Ukraine và hàng ngày xuất kích hàng chục lần chiếc. Thật khó để nói chính xác, loại vũ khí nào Su-34 mang theo mỗi lần xuất kích. Đồng thời, các sân bay ở khu vực hậu phương của Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa hành trình tầm xa trang bị trên máy bay Su-34.Sau khi Su-34 được trang bị tên lửa hành trình chiến lược, không chỉ Ukraine mà cả hệ thống phòng không của NATO sẽ buộc phải chuyển sang chế độ làm việc tần suất cao hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm quá tải tất cả các hệ thống và dẫn đến hậu quả bất lợi.Có thể nói chắc chắn rằng, việc biến Su-34 thành phương tiện mang tên lửa hành trình tầm xa, sẽ nâng cao đáng kể năng lực tên lửa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bao gồm cả ở mặt trận Ukraine. Như vậy Không quân Nga có thêm một loại máy bay mang vũ khí chiến lược.
Nguồn tin của RIA Novosti cho biết: "Tên lửa giống như máy bay, không phải là mới, nhưng chúng chưa bao giờ xuất hiện cùng nhau trước đây. Kế hoạch mới cũng mở rộng các kịch bản sử dụng tên lửa và máy bay". Tin tức này không gây xôn xao truyền thông, nhưng thực tế nó còn gây chú ý hơn việc Su-34 có thể mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Dù mẫu tên lửa hành trình tầm xa cụ thể mà Su-34 có thể mang theo chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng đây là loại tên lửa chiến lược. Trước đây, những chiếc máy bay có thể mang tên lửa như vậy là máy bay ném bom chiến lược Tu-95, Tu-160 và Tu-22M. Như vậy, Su-34 trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng đầu tiên trên thế giới, có thể mang tên lửa chiến lược.
Su-34 chắc chắn là độc nhất vô nhị. Xét về các thông số hiệu suất kỹ thuật chiến đấu và bay, không có máy bay chiến đấu nào của quốc gia nào có thể sánh được. Mặc dù Su-34 được coi là “bản sao về ý tưởng” của máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ, nhưng nó có sự khác biệt rất lớn.
Su-34 kết hợp khả năng của máy bay chiến đấu hạng nặng, máy bay đánh chặn tầm xa và máy bay ném bom. Ngày nay, nó còn trở thành máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược. Trong số các kỷ lục thế giới do Su-34 thiết lập, có 7 kỷ lục vẫn chưa bị phá vỡ.
Tiêm kích bom Su-34 có 12 giá treo vũ khí và có thể mang nhiều loại vũ khí, với trọng lượng tới 8 tấn. Về vũ khí đánh chặn tầm gần, nó được trang bị pháo GSh-30-1 30mm để cận chiến và khi cần, có thể tiêu diệt trực tiếp các mục tiêu trên mặt đất.
Su-34 cũng có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không khác nhau có thể được gắn dưới cánh và bụng máy bay; một số loại có tầm bắn hàng trăm km. Nó cũng có thể mang đầy đủ các hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử. Tốc độ tối đa là 1.900 km/h và bán kính bay chuyển sân là 4.000 km.
Tiêm kích bom Su-34 được trang bị hệ thống quang học và điện tử tiên tiến, đồng thời hiệu suất radar của nó cũng đặc biệt vượt trội. Dù là tên lửa hành trình Kh-32 hay Kh-55 được trang bị cho Su-34, nó sẽ trở thành cái gai đối với quân đội Ukraine và thậm chí cả NATO.
Các chuyên gia tin rằng, các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa của Ukraine vào Sevastopol ở Crimea sẽ không bao giờ xảy ra, nếu Ukraine không có sự hỗ trợ của NATO; hoặc thậm chí có sự tham gia trực tiếp.
Đầu tiên, những tên lửa này được Anh và Pháp cung cấp trước cho Ukraine. Thứ hai, các vệ tinh của Mỹ và máy bay trinh sát thuộc hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm trên không của NATO, đã cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động trinh sát ban đầu và chỉ thị mục tiêu.
Thứ ba, các chuyên gia tin rằng, máy bay tiêm kích bom Su-24M của Ukraine, ban đầu có thể sẽ được bố trí và mang bom ở một quốc gia NATO giáp biên giới Ukraine. Sau khi cất cánh từ đó, bay ở độ cao cực thấp, vượt qua biên giới quốc gia, hạ cánh xuống sân bay tiếp sức ở Ukraine, phóng tên lửa rồi quay trở lại.
Quân đội Nga muốn tiêu diệt máy bay ném bom Ukraine tại các sân bay này, nhưng cần sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hoặc Tu-160 để phóng tên lửa hành trình tầm xa. Nhưng mỗi lần họ cất cánh, những chiếc máy bay này có thể bị bộ phận tình báo kỹ thuật của NATO phát hiện.
Những thông tin về đường bay và thậm chí cả việc phóng tên lửa của máy bay ném bom chiến lược Nga, sẽ được thông báo cho lực lượng phòng không Ukraine theo thời gian thực và lực lượng không quân Ukraine đương nhiên sẽ có biện pháp rút máy bay của mình để tránh bị tấn công.
Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi đáng kể, vì các hệ thống cảnh báo của NATO khá khó để phản ứng trước mỗi lần cất cánh của tiêm kích bom Su-34; vì Su-34 là tiêm kích bom chủ lực của lực lượng Không quân Nga trên chiến trường Ukraine và hàng ngày xuất kích hàng chục lần chiếc.
Thật khó để nói chính xác, loại vũ khí nào Su-34 mang theo mỗi lần xuất kích. Đồng thời, các sân bay ở khu vực hậu phương của Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa hành trình tầm xa trang bị trên máy bay Su-34.
Sau khi Su-34 được trang bị tên lửa hành trình chiến lược, không chỉ Ukraine mà cả hệ thống phòng không của NATO sẽ buộc phải chuyển sang chế độ làm việc tần suất cao hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm quá tải tất cả các hệ thống và dẫn đến hậu quả bất lợi.
Có thể nói chắc chắn rằng, việc biến Su-34 thành phương tiện mang tên lửa hành trình tầm xa, sẽ nâng cao đáng kể năng lực tên lửa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bao gồm cả ở mặt trận Ukraine. Như vậy Không quân Nga có thêm một loại máy bay mang vũ khí chiến lược.