Loại máy bay chiến đấu mà Mỹ "không ưa", nhưng được Liên Xô ưa thích chính là máy bay chiến đấu P-39 "Rắn hổ mang bay" nổi tiếng. P-39 được công ty Bell của Mỹ phát triển vào năm 1937 và được trang bị cho Lực lượng Không quân Lục quân Mỹ (tiền thân của Không quân Mỹ ngày nay).P-39 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới, có thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, được trang bị pháo cỡ lớn 37mm (băng đạn 15 viên ở phiên bản đầu và 30 viên trong phiên bản sau). Trong thế chiến hai, máy bay chiến đấu của quân Đồng minh với những khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất, có thể được gọi là hỏa lực mạnh.Trong Thế chiến 2, thiết kế máy bay sử dụng động cơ piston với cánh quạt đã đạt tới đỉnh cao; máy bay P-39 thậm chí còn mang một thiết kế có tính cách mạng, khi động cơ được lắp sau buồng lái, trục dẫn động cánh quạt xuyên qua cabin.Với thiết kế như vậy, P-39 có thể sử dụng thiết bị hạ cánh ba điểm phía trước (như máy bay chiến đấu hiện nay), do đó phi công có tầm nhìn tốt hơn trong quá trình cất cánh và hạ cánh; đồng thời sự sắp xếp của toàn bộ máy bay hợp lý hơn và lực cản gió nhỏ hơn.Cùng với thiết kế tiên tiến, hỏa lực của máy bay chiến đấu P-39 lúc bấy giờ được đánh giá rất mạnh. Trên máy bay chiến đấu tiêu chuẩn P-39D được trang bị 4 súng máy 7,62 mm và 2 súng máy 12,7 mm, cộng với một khẩu pháo T-9 37 mm; P-39 là một trong những máy bay có hỏa lực mạnh nhất trong Thế chiến II.Vào thời điểm đó, thiết kế P-39 của Bell khá khác biệt so với những ý tưởng thiết kế máy bay chiến đấu chủ đạo của thế giới, khi chú trọng vào hiệu suất chiến đấu trong không gian thấp. Do bỏ qua hiệu suất bay cao và để tiết kiệm tiền, máy bay chiến đấu P-39 đã không lắp bộ tăng áp phổ biến vào thời điểm đó.Việc P-39 không lắp bộ phận tăng áp, khiến động cơ hoạt động yếu, dẫn đến khả năng cơ động cực kỳ kém trong các hoạt động tầm cao, và nó gần như trở thành "mục tiêu sống" của máy bay chiến đấu đối phương. Nhưng do khả năng hoạt động ở độ cao thấp vượt trội, P-39 có hiệu suất tuyệt vời trong các hoạt động tác chiến trên không ở độ cao dưới 4.000 mét.Ngoài ra, do P-39 được thiết kế với thân hoàn toàn bằng kim loại, nên việc bắn hạ P-39 không hề đơn giản. Cùng với hỏa lực cực mạnh, đặc biệt là pháo 37 mm và cơ số đạn 15-30 viên, mức này đã vượt xa máy bay ném bom bổ nhào JU-87G do Đức phát triển đặc biệt cho các hoạt động chống tăng. Có thể gọi P-39 một mẫu máy bay chiến đấu đa năng.Tuy nhiên, đối với Lực lượng Không quân Lục quân Mỹ, khi họ đang theo đuổi ưu thế trên không, nên P-39 có hiệu suất bay cao kém và buồng lái của nó sử dụng thiết kế mở bên hông tương tự như một chiếc ô tô, một khi máy bay bị trúng đạn thì việc nhảy dù rất khó khăn. Đồng thời, do có động cơ đặt phía sau nên việc bảo dưỡng máy bay rất bất tiện.Do đó cả phi công Mỹ và phi hành đoàn mặt đất đều không đánh giá cao chiếc P-39 có vẻ ngoài kỳ lạ này. Bị chỉ trích nhiều nhất là máy bay không có động cơ tăng áp, nên không thể đấu lại với các máy bay chiến đấu ME-109 và FW-190 của Đức lúc bấy giờ, hay thậm chí là máy bay chiến đấu Zero của Nhật.Vì những lý do trên P-39 nhanh chóng Quân đội Mỹ cho "ra rìa", và trực tiếp bị chuyển thành máy bay huấn luyện. Ngay cả được tham chiến trên chiến trường, P-39 cũng chỉ là "kép phụ" cho các máy bay chiến đấu P-51 và F-6F.Nhưng chính một chiếc “máy bay huấn luyện” bị quân đội Mỹ hoàn toàn coi thường, nhưng nó đã tỏa sáng trên chiến trường Xô-Đức và được Không quân Liên Xô đánh giá cao rất cao, đồng thời lập được những chiến tích vang dội.Do hoạt động kém hiệu quả, P-39 đã không được đưa vào biên chế trong Quân đội Mỹ và được sử dụng làm hàng viện trợ quân sự cho các đồng minh của họ. Tuy nhiên P-39 cũng không được Anh đánh giá cao và không sử dụng.Trên chiến trường Thái Bình Dương, trong những ngày đầu chiến tranh, do quân đội Mỹ bị quân Nhật tấn công bất ngờ, lượng máy bay dự trữ không nhiều, nên P-39 buộc "phải ra" chiến trường. Sau khi lực lượng không quân của Nhật Bản bị đánh bại và P-39 phải xuống làm máy bay huấn luyện. Video "Hổ mang bay" P-39: Máy bay chiến đấu hỏa lực mạnh nhất Thế chiến II - Nguồn: Historical Machines TVMô tả video
Loại máy bay chiến đấu mà Mỹ "không ưa", nhưng được Liên Xô ưa thích chính là máy bay chiến đấu P-39 "Rắn hổ mang bay" nổi tiếng. P-39 được công ty Bell của Mỹ phát triển vào năm 1937 và được trang bị cho Lực lượng Không quân Lục quân Mỹ (tiền thân của Không quân Mỹ ngày nay).
P-39 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới, có thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, được trang bị pháo cỡ lớn 37mm (băng đạn 15 viên ở phiên bản đầu và 30 viên trong phiên bản sau). Trong thế chiến hai, máy bay chiến đấu của quân Đồng minh với những khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất, có thể được gọi là hỏa lực mạnh.
Trong Thế chiến 2, thiết kế máy bay sử dụng động cơ piston với cánh quạt đã đạt tới đỉnh cao; máy bay P-39 thậm chí còn mang một thiết kế có tính cách mạng, khi động cơ được lắp sau buồng lái, trục dẫn động cánh quạt xuyên qua cabin.
Với thiết kế như vậy, P-39 có thể sử dụng thiết bị hạ cánh ba điểm phía trước (như máy bay chiến đấu hiện nay), do đó phi công có tầm nhìn tốt hơn trong quá trình cất cánh và hạ cánh; đồng thời sự sắp xếp của toàn bộ máy bay hợp lý hơn và lực cản gió nhỏ hơn.
Cùng với thiết kế tiên tiến, hỏa lực của máy bay chiến đấu P-39 lúc bấy giờ được đánh giá rất mạnh. Trên máy bay chiến đấu tiêu chuẩn P-39D được trang bị 4 súng máy 7,62 mm và 2 súng máy 12,7 mm, cộng với một khẩu pháo T-9 37 mm; P-39 là một trong những máy bay có hỏa lực mạnh nhất trong Thế chiến II.
Vào thời điểm đó, thiết kế P-39 của Bell khá khác biệt so với những ý tưởng thiết kế máy bay chiến đấu chủ đạo của thế giới, khi chú trọng vào hiệu suất chiến đấu trong không gian thấp. Do bỏ qua hiệu suất bay cao và để tiết kiệm tiền, máy bay chiến đấu P-39 đã không lắp bộ tăng áp phổ biến vào thời điểm đó.
Việc P-39 không lắp bộ phận tăng áp, khiến động cơ hoạt động yếu, dẫn đến khả năng cơ động cực kỳ kém trong các hoạt động tầm cao, và nó gần như trở thành "mục tiêu sống" của máy bay chiến đấu đối phương. Nhưng do khả năng hoạt động ở độ cao thấp vượt trội, P-39 có hiệu suất tuyệt vời trong các hoạt động tác chiến trên không ở độ cao dưới 4.000 mét.
Ngoài ra, do P-39 được thiết kế với thân hoàn toàn bằng kim loại, nên việc bắn hạ P-39 không hề đơn giản. Cùng với hỏa lực cực mạnh, đặc biệt là pháo 37 mm và cơ số đạn 15-30 viên, mức này đã vượt xa máy bay ném bom bổ nhào JU-87G do Đức phát triển đặc biệt cho các hoạt động chống tăng. Có thể gọi P-39 một mẫu máy bay chiến đấu đa năng.
Tuy nhiên, đối với Lực lượng Không quân Lục quân Mỹ, khi họ đang theo đuổi ưu thế trên không, nên P-39 có hiệu suất bay cao kém và buồng lái của nó sử dụng thiết kế mở bên hông tương tự như một chiếc ô tô, một khi máy bay bị trúng đạn thì việc nhảy dù rất khó khăn. Đồng thời, do có động cơ đặt phía sau nên việc bảo dưỡng máy bay rất bất tiện.
Do đó cả phi công Mỹ và phi hành đoàn mặt đất đều không đánh giá cao chiếc P-39 có vẻ ngoài kỳ lạ này. Bị chỉ trích nhiều nhất là máy bay không có động cơ tăng áp, nên không thể đấu lại với các máy bay chiến đấu ME-109 và FW-190 của Đức lúc bấy giờ, hay thậm chí là máy bay chiến đấu Zero của Nhật.
Vì những lý do trên P-39 nhanh chóng Quân đội Mỹ cho "ra rìa", và trực tiếp bị chuyển thành máy bay huấn luyện. Ngay cả được tham chiến trên chiến trường, P-39 cũng chỉ là "kép phụ" cho các máy bay chiến đấu P-51 và F-6F.
Nhưng chính một chiếc “máy bay huấn luyện” bị quân đội Mỹ hoàn toàn coi thường, nhưng nó đã tỏa sáng trên chiến trường Xô-Đức và được Không quân Liên Xô đánh giá cao rất cao, đồng thời lập được những chiến tích vang dội.
Do hoạt động kém hiệu quả, P-39 đã không được đưa vào biên chế trong Quân đội Mỹ và được sử dụng làm hàng viện trợ quân sự cho các đồng minh của họ. Tuy nhiên P-39 cũng không được Anh đánh giá cao và không sử dụng.
Trên chiến trường Thái Bình Dương, trong những ngày đầu chiến tranh, do quân đội Mỹ bị quân Nhật tấn công bất ngờ, lượng máy bay dự trữ không nhiều, nên P-39 buộc "phải ra" chiến trường. Sau khi lực lượng không quân của Nhật Bản bị đánh bại và P-39 phải xuống làm máy bay huấn luyện.
Video "Hổ mang bay" P-39: Máy bay chiến đấu hỏa lực mạnh nhất Thế chiến II - Nguồn: Historical Machines TVMô tả video