Trang Avia-pro cho biết, Nga đã triển khai khoảng một chục máy bay chiến đấu đến lãnh thổ Libya, bao gồm tiêm kích MiG-29, chiến đấu cơ đa năng Su-35 và máy bay ném bom tiền tuyến Su-24.Điều này được chứng minh bằng hình ảnh vệ tinh chụp tại căn cứ không quân Al-Jufra vào ngày 21/5/020 thông qua vệ tinh thương mại. Cho đến nay không có bình luận chính thức nào về chủ đề này từ Nga.Tuy nhiên đánh giá qua màu sắc của máy bay quân sự, giới chuyên môn nhận định rằng chúng ta thực sự có thể nói đây là các chiến đấu của lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.Theo quan sát, trong hình ảnh vệ tinh được trình bày, có thể thấy ít nhất 11 máy bay chiến đấu được cho là đến từ Syria, mà cụ thể là cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim 24 giờ trước đó.Ban đầu có báo cáo rằng tổng cộng 6 chiếc MiG-29, 2 chiếc Su-24 và 2 chiếc Su-35 được triển khai tới Libya, tuy nhiên trên thực tế số lượng máy bay chiến đấu tại đây lớn hơn nhiều.Lý do dẫn đến nhận định trên là bởi vì một vài chiếc trong số chúng có thể nằm trong các mái vòm, mặc dù tại thời điểm này không có thông tin chính thức từ Quân đội Quốc gia Libya (LNA).Trong lúc này, báo chí quốc tế không biết máy bay chiến đấu của không quân Nga được triển khai tới Libya nhằm mục đích gì, nhưng thực tế là Nga đã từng hỗ trợ lực lượng LNA do Nguyên soái Khalifa Haftar dẫn đầu.Những chiếc chiến đấu cơ nói trên có thể bắt đầu được sử dụng để tấn công vào các vị trí của lực lượng vũ trang thuộc Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Việc không quân Nga có thể phải tham chiến trực tiếp theo đánh giá xuất phát từ thực tế rằng phía LNA do họ hậu thuẫn đang gặp phải thất bại liên tiếp và có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.Trong diễn biến liên quan, trang Al Masdar News cho biết, Bộ Nội vụ của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya đã xác nhận, phi đội chiến đấu cơ hùng hậu vừa từ Syria đến Libya thuộc biên chế không quân Nga."Số chiến đấu cơ này mới được Nga tăng cường đến Syria hồi giữa tháng 5/2020 chứ không phải những chiếc của Nga được triển khai tại đây từ trước đó", ông Fathi Barshaga - chỉ huy lực lượng an ninh của GNA cho biết.Trước khi GNA khẳng định phi đội chiến đấu cơ tối tân thuộc về không quân Nga thì nhiều nguồn tin đã cho rằng đây là những máy bay được LNA âm thầm đặt mua của Nga từ trước đó."Quân đội Quốc gia Libya không đặt mua bất kỳ vũ khí nào từ nước ngoài trong mấy năm gần đây. Phần lớn số vũ khí họ mới được trang bị đều do các nguồn viện trợ từ bên ngoài", ông Fathi Barshaga nói thêm.Như vậy đây là đợt thứ 2 Nga tăng cường sự hiện diện tại Libya kể từ cuối tháng 4/2020. Trang DEBKAfiles của Israel từng cho biết, Nga đã tung 350 tay súng thuộc Quân đoàn 5 của Syria sang Libya để hậu thuẫn cho LNA.Tình hình chiến sự tại Libya rõ ràng đang diễn ra với chiều hướng ngày càng phức tạp, nguy cơ các cường quốc quân sự đối đầu trực tiếp khiến cuộc nội chiến Libya thành chiến tranh thế giới thu nhỏ đang dần trở thành hiện thực.Nhưng bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng quân đội chính quy của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tránh đối đầu trực tiếp với nhau và họ chỉ tấn công vào lực lượng vũ trang đồng minh của phía bên kia mà thôi.
Trang Avia-pro cho biết, Nga đã triển khai khoảng một chục máy bay chiến đấu đến lãnh thổ Libya, bao gồm tiêm kích MiG-29, chiến đấu cơ đa năng Su-35 và máy bay ném bom tiền tuyến Su-24.
Điều này được chứng minh bằng hình ảnh vệ tinh chụp tại căn cứ không quân Al-Jufra vào ngày 21/5/020 thông qua vệ tinh thương mại. Cho đến nay không có bình luận chính thức nào về chủ đề này từ Nga.
Tuy nhiên đánh giá qua màu sắc của máy bay quân sự, giới chuyên môn nhận định rằng chúng ta thực sự có thể nói đây là các chiến đấu của lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.
Theo quan sát, trong hình ảnh vệ tinh được trình bày, có thể thấy ít nhất 11 máy bay chiến đấu được cho là đến từ Syria, mà cụ thể là cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim 24 giờ trước đó.
Ban đầu có báo cáo rằng tổng cộng 6 chiếc MiG-29, 2 chiếc Su-24 và 2 chiếc Su-35 được triển khai tới Libya, tuy nhiên trên thực tế số lượng máy bay chiến đấu tại đây lớn hơn nhiều.
Lý do dẫn đến nhận định trên là bởi vì một vài chiếc trong số chúng có thể nằm trong các mái vòm, mặc dù tại thời điểm này không có thông tin chính thức từ Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Trong lúc này, báo chí quốc tế không biết máy bay chiến đấu của không quân Nga được triển khai tới Libya nhằm mục đích gì, nhưng thực tế là Nga đã từng hỗ trợ lực lượng LNA do Nguyên soái Khalifa Haftar dẫn đầu.
Những chiếc chiến đấu cơ nói trên có thể bắt đầu được sử dụng để tấn công vào các vị trí của lực lượng vũ trang thuộc Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc không quân Nga có thể phải tham chiến trực tiếp theo đánh giá xuất phát từ thực tế rằng phía LNA do họ hậu thuẫn đang gặp phải thất bại liên tiếp và có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong diễn biến liên quan, trang Al Masdar News cho biết, Bộ Nội vụ của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya đã xác nhận, phi đội chiến đấu cơ hùng hậu vừa từ Syria đến Libya thuộc biên chế không quân Nga.
"Số chiến đấu cơ này mới được Nga tăng cường đến Syria hồi giữa tháng 5/2020 chứ không phải những chiếc của Nga được triển khai tại đây từ trước đó", ông Fathi Barshaga - chỉ huy lực lượng an ninh của GNA cho biết.
Trước khi GNA khẳng định phi đội chiến đấu cơ tối tân thuộc về không quân Nga thì nhiều nguồn tin đã cho rằng đây là những máy bay được LNA âm thầm đặt mua của Nga từ trước đó.
"Quân đội Quốc gia Libya không đặt mua bất kỳ vũ khí nào từ nước ngoài trong mấy năm gần đây. Phần lớn số vũ khí họ mới được trang bị đều do các nguồn viện trợ từ bên ngoài", ông Fathi Barshaga nói thêm.
Như vậy đây là đợt thứ 2 Nga tăng cường sự hiện diện tại Libya kể từ cuối tháng 4/2020. Trang DEBKAfiles của Israel từng cho biết, Nga đã tung 350 tay súng thuộc Quân đoàn 5 của Syria sang Libya để hậu thuẫn cho LNA.
Tình hình chiến sự tại Libya rõ ràng đang diễn ra với chiều hướng ngày càng phức tạp, nguy cơ các cường quốc quân sự đối đầu trực tiếp khiến cuộc nội chiến Libya thành chiến tranh thế giới thu nhỏ đang dần trở thành hiện thực.
Nhưng bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng quân đội chính quy của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tránh đối đầu trực tiếp với nhau và họ chỉ tấn công vào lực lượng vũ trang đồng minh của phía bên kia mà thôi.