Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan và nhóm tác chiến đã đi qua eo biển Malacca và tiến vào Biển Đông vào ngày 12/10, theo trang tin USNI của Viện Hải quân Mỹ.Hộ tống tàu sân bay Mỹ là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam và tàu khu trục USS Halsey.Một thông báo của Hạm đội 7 cho biết: "Khi ở Biển Đông, nhóm tác chiến sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động trên không với cả máy bay cánh cố định và cánh xoay, diễn tập tác chiến trên biển, huấn luyện phối hợp chiến thuật giữa các đơn vị mặt nước và trên không".Trước khi đến Biển Đông, tàu USS Ronald Reagan hoạt động tại Ấn Độ Dương. Nhóm tác chiến tàu sân bay còn có chuyến hoạt động khác vào giữa tháng 8. Tàu USS Ronald Reagan sau khi rời cảng nhà ở Yokosuka, Nhật Bản, vào tháng 6 cũng đến Biển Đông.Việc tiếp tục triển khai tàu sân bay và tàu khu trục tới biển Đông cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế này.USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân. Đây là chiến hạm thứ 9 trong số 10 chiếc của lớp Nimitz được đóng.Tàu được đặt theo tên của Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40 tại vị từ năm 1981 đến năm 1989. Vào buổi lễ xuất xưởng năm 2001, nó là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống vẫn sống.Tính đến tháng 5/2012, USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Hoa Kỳ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương.Với khả năng mang tới 90 máy bay các loại, đây được coi là một lực lượng hùng hậu vượt qua sức mạnh của không quân các nước vừa và nhỏ.Giới chuyên gia nhận định, với sức mạnh của phi đội máy bay trên tàu sân bay này hoàn toàn có thể áp đảo các tàu sân bay của đối thủ.Trong một diễn biến khác, Mỹ đã điều động tàu chiến USS Barry di chuyển qua eo biển Đài Loan vào ngày 14/10/2020. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển kể từ ngày 31/8.Thông cáo của hải quân Mỹ nhấn mạnh chuyến hải trình thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.Giới chức Trung Quốc cho biết các lực lượng nước này đã giám sát hoạt động của tàu khu trục Mỹ trong thời gian di chuyển qua eo biển Đài Loan.
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan và nhóm tác chiến đã đi qua eo biển Malacca và tiến vào Biển Đông vào ngày 12/10, theo trang tin USNI của Viện Hải quân Mỹ.
Hộ tống tàu sân bay Mỹ là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam và tàu khu trục USS Halsey.
Một thông báo của Hạm đội 7 cho biết: "Khi ở Biển Đông, nhóm tác chiến sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động trên không với cả máy bay cánh cố định và cánh xoay, diễn tập tác chiến trên biển, huấn luyện phối hợp chiến thuật giữa các đơn vị mặt nước và trên không".
Trước khi đến Biển Đông, tàu USS Ronald Reagan hoạt động tại Ấn Độ Dương. Nhóm tác chiến tàu sân bay còn có chuyến hoạt động khác vào giữa tháng 8. Tàu USS Ronald Reagan sau khi rời cảng nhà ở Yokosuka, Nhật Bản, vào tháng 6 cũng đến Biển Đông.
Việc tiếp tục triển khai tàu sân bay và tàu khu trục tới biển Đông cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế này.
USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân. Đây là chiến hạm thứ 9 trong số 10 chiếc của lớp Nimitz được đóng.
Tàu được đặt theo tên của Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40 tại vị từ năm 1981 đến năm 1989. Vào buổi lễ xuất xưởng năm 2001, nó là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống vẫn sống.
Tính đến tháng 5/2012, USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Hoa Kỳ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương.
Với khả năng mang tới 90 máy bay các loại, đây được coi là một lực lượng hùng hậu vượt qua sức mạnh của không quân các nước vừa và nhỏ.
Giới chuyên gia nhận định, với sức mạnh của phi đội máy bay trên tàu sân bay này hoàn toàn có thể áp đảo các tàu sân bay của đối thủ.
Trong một diễn biến khác, Mỹ đã điều động tàu chiến USS Barry di chuyển qua eo biển Đài Loan vào ngày 14/10/2020. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển kể từ ngày 31/8.
Thông cáo của hải quân Mỹ nhấn mạnh chuyến hải trình thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Giới chức Trung Quốc cho biết các lực lượng nước này đã giám sát hoạt động của tàu khu trục Mỹ trong thời gian di chuyển qua eo biển Đài Loan.