Cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên Kakadu-2018 diễn ra với sự tham gia của tổng cộng 23 tàu chiến và tàu ngầm tới từ các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong đó có cả Trung Quốc kéo dài từ ngày 31/8 tới ngày 15/9 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.Cuộc tập trận diễn ra ở Darwin, nằm ở phía Bắc Australia và được tổ chức thường xuyên mỗi hai năm. Cuộc tập trận năm nay còn có sự tham gia của 21 máy bay và tổng cộng 300 lính tới từ lực lượng hải quân của 27 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Khác với vị thế trong khu vực của mình, Hải quân Trung Quốc chỉ cử một tàu hộ vệ tên lửa tới tham dự cuộc tập trận này với các khoa mục tham gia bao gồm vạch hải trình và tiếp tế hậu cần trên biển. Khoa mục đáng chú ý nhất là bắn đạn thật lại không có sự góp mặt của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Cuộc tập trận diễn ra ở Darwin - vùng biển được coi là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của các tuyến hàng hải ra - vào châu Á. Đây là thành phố chiến lược cực kỳ quan trọng của Australia và là căn cứ của Thuỷ quân Lục chiến từ năm 2011 trở lại đây. Nguồn ảnh: Sina.Trước đây, Australia tỏ ra phản đối các hành động của Trung Quốc với các vấn đề liên quan tới biển đảo. Tuy nhiên việc năm nay Australia mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Kakadu-2018 dường như là một động thái xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Sina.Tàu chiến duy nhất của Trung Quốc có mặt trong cuộc tập trận Kakadu-2018 năm nay thuộc lớp Type 054A. Tàu có số hiệu 570 và mang tên Hoàng Sơn. Nguồn ảnh: Sina.Khoa mục tiếp tế hậu cần trên biển giữa tàu vận tải của nước chủ nhà Australia và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Tàu hộ vệ Hoàng Sơn được Trung Quốc đóng theo lớp Type 054A và được hạ thuỷ trong khoảng năm 2012 tới năm 2013. Tàu được biên chế vào hạm đội biển Bắc của Trung Quốc và là một trong tổng số 26 tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Type 054A đang được Trung Quốc sở hữu. Nguồn ảnh: Sina.Giống với các tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Type 054A khác, Hoàng Sơn có độ giãn nước 4000 tấn, chiều dài 134 mét và lườn rộng 16 mét. Tàu được trang bị 4 động cơ diesel do Trung Quốc tự sản xuất với công suất 7600 sức ngựa mỗi động cơ cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 27 hải lý trên giờ. Nguồn ảnh: Sina.Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn cũng có khả năng mang theo một máy bay cỡ nhỏ, thường là loại Z-9C - phiên bản săn ngầm của trực thăng đa dụng Z-9 do Trung Quốc tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc.
Cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên Kakadu-2018 diễn ra với sự tham gia của tổng cộng 23 tàu chiến và tàu ngầm tới từ các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong đó có cả Trung Quốc kéo dài từ ngày 31/8 tới ngày 15/9 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc tập trận diễn ra ở Darwin, nằm ở phía Bắc Australia và được tổ chức thường xuyên mỗi hai năm. Cuộc tập trận năm nay còn có sự tham gia của 21 máy bay và tổng cộng 300 lính tới từ lực lượng hải quân của 27 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với vị thế trong khu vực của mình, Hải quân Trung Quốc chỉ cử một tàu hộ vệ tên lửa tới tham dự cuộc tập trận này với các khoa mục tham gia bao gồm vạch hải trình và tiếp tế hậu cần trên biển. Khoa mục đáng chú ý nhất là bắn đạn thật lại không có sự góp mặt của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc tập trận diễn ra ở Darwin - vùng biển được coi là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của các tuyến hàng hải ra - vào châu Á. Đây là thành phố chiến lược cực kỳ quan trọng của Australia và là căn cứ của Thuỷ quân Lục chiến từ năm 2011 trở lại đây. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đây, Australia tỏ ra phản đối các hành động của Trung Quốc với các vấn đề liên quan tới biển đảo. Tuy nhiên việc năm nay Australia mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Kakadu-2018 dường như là một động thái xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu chiến duy nhất của Trung Quốc có mặt trong cuộc tập trận Kakadu-2018 năm nay thuộc lớp Type 054A. Tàu có số hiệu 570 và mang tên Hoàng Sơn. Nguồn ảnh: Sina.
Khoa mục tiếp tế hậu cần trên biển giữa tàu vận tải của nước chủ nhà Australia và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu hộ vệ Hoàng Sơn được Trung Quốc đóng theo lớp Type 054A và được hạ thuỷ trong khoảng năm 2012 tới năm 2013. Tàu được biên chế vào hạm đội biển Bắc của Trung Quốc và là một trong tổng số 26 tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Type 054A đang được Trung Quốc sở hữu. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với các tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Type 054A khác, Hoàng Sơn có độ giãn nước 4000 tấn, chiều dài 134 mét và lườn rộng 16 mét. Tàu được trang bị 4 động cơ diesel do Trung Quốc tự sản xuất với công suất 7600 sức ngựa mỗi động cơ cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 27 hải lý trên giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn cũng có khả năng mang theo một máy bay cỡ nhỏ, thường là loại Z-9C - phiên bản săn ngầm của trực thăng đa dụng Z-9 do Trung Quốc tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc.