Theo tạp chí Quốc phòng Ukraine, tại khu vực vùng trời Kharkiv của Ukraine, hiện được bảo vệ bởi hai hệ thống phòng không hoàn toàn khác nhau và thậm chí đối lập nhau về nguồn gốc, đó là SPAAG Gepard có nguồn gốc từ NATO và Osa-AKM có nguồn gốc từ Liên Xô.Tờ Militarnyi của Ukraine cho biết, Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phòng không tự hành (SPAAG) Gepard của Đức viện trợ và hệ thống tên lửa phòng không chiến thuật cơ động Osa-AKM SAM của Liên Xô, để bảo vệ không phận Ukraine. Hai hệ thống phòng không trên hoàn toàn không tương thích về công nghệ, truyền dữ liệu, radar và chức năng. Vũ khí cũng hoàn toàn khác nhau (một loại toàn là pháo, một loại toàn là tên lửa). Tuy nhiên, việc thiếu các hệ thống phòng không có chất lượng, đã buộc chỉ huy quân đội Ukraine ở Kharkov, phải đưa ra quyết định tương tự. SPAAG Gepard có tầm bắn tối đa lên tới 4 km và tầm bắn tối thiểu là 100 mét, được thiết kế tiêu diệt cho các mục tiêu bay thấp của đối phương như UAV hoặc tên lửa hành trình. Tùy thuộc vào độ cao, máy bay và trực thăng của Nga cũng có thể nằm trong tầm tiêu diệt của pháo phòng không tự hành Gepard. Còn Osa-AKM là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm thấp, tầm ngắn (tùy loại tên lửa, tầm bắn tối đa từ 13-15 km); mục tiêu chủ yếu của nó là trực thăng, máy bay và máy bay chiến đấu bay thấp và trung bình; đều nằm trong tầm bắn của nó.Nhưng cả hai hệ thống phòng không này cũng có những điểm yếu, với Gepard SPAAG là cự ly và chiều cao phòng không hạn chế, còn với Osa-AKM thì chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu từ cự ly ngoài 2km và số lượng tên lửa cũng rất hạn chế (6 đạn tên lửa).Nhưng nếu kết hợp cả hai loại vũ khí trên, sẽ là sự bổ sung cho nhau về hỏa lực; do đó, Quân đội Ukraine sử dụng hai hệ thống vũ khí khác nhau, có nguồn gốc khác nhau và kết hợp lại với nhau, để chống lại các vật thể bay ở các độ cao khác nhau. Hiện khó khăn về đạn đối với loại pháo tự hành Gepard của Đức viện trợ cho Ukraine đã được khắc phục; Đức đã viện trợ 50.000 viên đạn 35mm dùng cho SPAAG Gepard và đã có khoảng 30 khẩu SPAAG Gepard được triển khai ở các khu vực chiến tuyến.Vào giữa năm, những khẩu pháo tự hành Gepard được đưa đến Ukraine nhưng không có đạn, vì vậy Quân đội Ukraine có pháo nhưng không bắn được. Lý do là loại đạn 35mm dùng cho loạt pháo này trong kho của Đức đã hết và Berlin buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác.Khi đó một nhà sản xuất đạn pháo 35mm của Na Uy đã đồng ý cung cấp đạn, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng, đạn của Na Uy không thể sử dụng trên SPAAG Gepard. Các nguồn tin cho rằng, các cuộc thử nghiệm đạn SPAAG Gepard và cả pháo đã diễn ra ở Đức.Vấn đề sau đó đã được giải quyết vào cuối tháng 8 khi đạn dùng cho pháo SPAAG Gepard được khắc phục, còn nguồn đạn pháo lấy ở đâu, thì không có thông tin cung cấp. Tuy nhiên với số đạn 50.000 viên, được sử dụng cho 30 khẩu, cũng có thể đáp ứng yêu cầu về đạn chiến đấu cho hết năm nay.Gepard là loại pháo phòng không tự hành (SPAAG) do Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trước kia phát triển, hiện đã loại khỏi biên chế chiến đấu từ năm 2010. SPAAG Gepard có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, chủ yếu dùng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao thấp.SPAAG Gepard được phát triển trên khung gầm của xe tăng Leopard 1 và được trang bị pháo tự động Oerlikon GDF 2 × 35 mm, mỗi khẩu có cơ số đạn là 320 viên đạn phòng không và 20 viên đạn chống tăng; ngoài ra còn có hai dàn phóng lựu đạn khói 76mm, nhằm mục đích ngụy trang.Phiên bản SPAAG Gepard 1A2 có một radar điều khiển hỏa lực và một radar tìm kiếm mục tiêu. Trước những năm 2000, Gepard 1A2 đã được hiện đại hóa nhiều lần, và hiện vẫn có mặt trong biên chế chiến đấu của nhiều quốc gia. SPAAG được trang bị động cơ đa nhiên liệu MTU 10 xi-lanh, công suất 830 HP.Còn 9K33 Osa là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, cơ động cao, được phát triển từ thời Liên Xô vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 của thế kỷ trước. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới của Quân đội Liên Xô chiến đấu ở tuyến đầu. 9K33 Osa đã trải qua rất nhiều cuộc chiến và đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột quân sự từ những năm 1980 đến nay, bao gồm các hoạt động quân sự gần đây ở Nagorno-Karabakh, Syria và cuộc nội chiến Libya vào năm 2020. Theo thông tin không chính thức, tổng cộng 1.200 xe phóng của hệ thống tên lửa 9K33 Osa đã được chế tạo. Hệ thống được trang bị động cơ diesel D20K300, cho tốc độ tối đa 80 km/h. 9K33 Osa nặng 17,5 tấn và kíp trắc thủ gồm 5 người. Vũ khí trang bị của 9K33 Osa bao gồm 6 tên lửa 9M33, 9M33M1, 9M33M2 hoặc 9M33M3 cho tầm bắn đến 15 km, độ cao phòng không tối đa lên tới 12 km. Hiện tại, 9K33 Osa đang phục vụ tại 24 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.Hiện các chuyên gia thắc mắc là liệu Ukraine có kết hợp được hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực của hệ thống 9K33 Osa và SPAAG Gepard thành một và nếu không kết hợp được, liệu mức độ hiệu quả có bằng với việc sử dụng các hệ thống cùng một "hệ" hay không?
Theo tạp chí Quốc phòng Ukraine, tại khu vực vùng trời Kharkiv của Ukraine, hiện được bảo vệ bởi hai hệ thống phòng không hoàn toàn khác nhau và thậm chí đối lập nhau về nguồn gốc, đó là SPAAG Gepard có nguồn gốc từ NATO và Osa-AKM có nguồn gốc từ Liên Xô.
Tờ Militarnyi của Ukraine cho biết, Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phòng không tự hành (SPAAG) Gepard của Đức viện trợ và hệ thống tên lửa phòng không chiến thuật cơ động Osa-AKM SAM của Liên Xô, để bảo vệ không phận Ukraine.
Hai hệ thống phòng không trên hoàn toàn không tương thích về công nghệ, truyền dữ liệu, radar và chức năng. Vũ khí cũng hoàn toàn khác nhau (một loại toàn là pháo, một loại toàn là tên lửa). Tuy nhiên, việc thiếu các hệ thống phòng không có chất lượng, đã buộc chỉ huy quân đội Ukraine ở Kharkov, phải đưa ra quyết định tương tự.
SPAAG Gepard có tầm bắn tối đa lên tới 4 km và tầm bắn tối thiểu là 100 mét, được thiết kế tiêu diệt cho các mục tiêu bay thấp của đối phương như UAV hoặc tên lửa hành trình. Tùy thuộc vào độ cao, máy bay và trực thăng của Nga cũng có thể nằm trong tầm tiêu diệt của pháo phòng không tự hành Gepard.
Còn Osa-AKM là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm thấp, tầm ngắn (tùy loại tên lửa, tầm bắn tối đa từ 13-15 km); mục tiêu chủ yếu của nó là trực thăng, máy bay và máy bay chiến đấu bay thấp và trung bình; đều nằm trong tầm bắn của nó.
Nhưng cả hai hệ thống phòng không này cũng có những điểm yếu, với Gepard SPAAG là cự ly và chiều cao phòng không hạn chế, còn với Osa-AKM thì chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu từ cự ly ngoài 2km và số lượng tên lửa cũng rất hạn chế (6 đạn tên lửa).
Nhưng nếu kết hợp cả hai loại vũ khí trên, sẽ là sự bổ sung cho nhau về hỏa lực; do đó, Quân đội Ukraine sử dụng hai hệ thống vũ khí khác nhau, có nguồn gốc khác nhau và kết hợp lại với nhau, để chống lại các vật thể bay ở các độ cao khác nhau.
Hiện khó khăn về đạn đối với loại pháo tự hành Gepard của Đức viện trợ cho Ukraine đã được khắc phục; Đức đã viện trợ 50.000 viên đạn 35mm dùng cho SPAAG Gepard và đã có khoảng 30 khẩu SPAAG Gepard được triển khai ở các khu vực chiến tuyến.
Vào giữa năm, những khẩu pháo tự hành Gepard được đưa đến Ukraine nhưng không có đạn, vì vậy Quân đội Ukraine có pháo nhưng không bắn được. Lý do là loại đạn 35mm dùng cho loạt pháo này trong kho của Đức đã hết và Berlin buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác.
Khi đó một nhà sản xuất đạn pháo 35mm của Na Uy đã đồng ý cung cấp đạn, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng, đạn của Na Uy không thể sử dụng trên SPAAG Gepard. Các nguồn tin cho rằng, các cuộc thử nghiệm đạn SPAAG Gepard và cả pháo đã diễn ra ở Đức.
Vấn đề sau đó đã được giải quyết vào cuối tháng 8 khi đạn dùng cho pháo SPAAG Gepard được khắc phục, còn nguồn đạn pháo lấy ở đâu, thì không có thông tin cung cấp. Tuy nhiên với số đạn 50.000 viên, được sử dụng cho 30 khẩu, cũng có thể đáp ứng yêu cầu về đạn chiến đấu cho hết năm nay.
Gepard là loại pháo phòng không tự hành (SPAAG) do Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trước kia phát triển, hiện đã loại khỏi biên chế chiến đấu từ năm 2010. SPAAG Gepard có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, chủ yếu dùng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao thấp.
SPAAG Gepard được phát triển trên khung gầm của xe tăng Leopard 1 và được trang bị pháo tự động Oerlikon GDF 2 × 35 mm, mỗi khẩu có cơ số đạn là 320 viên đạn phòng không và 20 viên đạn chống tăng; ngoài ra còn có hai dàn phóng lựu đạn khói 76mm, nhằm mục đích ngụy trang.
Phiên bản SPAAG Gepard 1A2 có một radar điều khiển hỏa lực và một radar tìm kiếm mục tiêu. Trước những năm 2000, Gepard 1A2 đã được hiện đại hóa nhiều lần, và hiện vẫn có mặt trong biên chế chiến đấu của nhiều quốc gia. SPAAG được trang bị động cơ đa nhiên liệu MTU 10 xi-lanh, công suất 830 HP.
Còn 9K33 Osa là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, cơ động cao, được phát triển từ thời Liên Xô vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 của thế kỷ trước. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới của Quân đội Liên Xô chiến đấu ở tuyến đầu.
9K33 Osa đã trải qua rất nhiều cuộc chiến và đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột quân sự từ những năm 1980 đến nay, bao gồm các hoạt động quân sự gần đây ở Nagorno-Karabakh, Syria và cuộc nội chiến Libya vào năm 2020.
Theo thông tin không chính thức, tổng cộng 1.200 xe phóng của hệ thống tên lửa 9K33 Osa đã được chế tạo. Hệ thống được trang bị động cơ diesel D20K300, cho tốc độ tối đa 80 km/h. 9K33 Osa nặng 17,5 tấn và kíp trắc thủ gồm 5 người.
Vũ khí trang bị của 9K33 Osa bao gồm 6 tên lửa 9M33, 9M33M1, 9M33M2 hoặc 9M33M3 cho tầm bắn đến 15 km, độ cao phòng không tối đa lên tới 12 km. Hiện tại, 9K33 Osa đang phục vụ tại 24 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.
Hiện các chuyên gia thắc mắc là liệu Ukraine có kết hợp được hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực của hệ thống 9K33 Osa và SPAAG Gepard thành một và nếu không kết hợp được, liệu mức độ hiệu quả có bằng với việc sử dụng các hệ thống cùng một "hệ" hay không?