Những siêu vũ khí Nga là chủ đề được truyền thông quốc tế khai thác rất nhiều trong thời gian qua, tờ 19FortyFive của Mỹ dĩ nhiên cũng chẳng phải trường hợp ngoại lệ.Theo nhận xét, Nga đang cố gắng duy trì vị thế "một nhà buôn" vũ khí thành công, cũng như tiếp tục là một trong những cường quốc mạnh nhất về quân sự trên thế giới. Tuy nhiên việc sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại cần rất nhiều kinh phí.Các chuyên gia của tờ 19FortyFive đánh giá, Moskva hiện không có đủ tiền để thực hiện thành công những ý tưởng của mình trong lĩnh vực vũ khí, đó là lý do tại sao nhiều phát triển mới nhất không vượt quá thử nghiệm.Do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014, nước này bắt đầu rơi vào tính trạng thiếu kinh phí để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình.Kết quả là công thức “hoàn vốn tốt nhất” đã được thông qua, trong đó Nga chú trọng hơn đến việc phát triển các loại “siêu vũ khí” chất lượng cao, thu hút sự chú ý của toàn thế giới.Tuy nhiên nhiều "đột phá quân sự" nổi tiếng của Nga hóa ra chỉ là những màn trình diễn chỉ nhằm lấy thanh thế trước công chúng, những siêu vũ khí Nga sẽ còn rất lâu nữa mới đủ sức đảm đương vai trò lớn trong lực lượng vũ trang nước này.Có thể lấy ví dụ về trường hợp Su-57, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga hiện chỉ tồn tại 1 mẫu sản xuất duy nhất, mặc dù về lâu dài nó có thể trở thành một loại chiến đấu cơ giữ vai trò chủ lực.Tương tự như vậy, xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga có thể trở thành một trong những loại chiến xa tốt nhất thế giới, nhưng hiện tại nó vẫn liên tục trễ hẹn và mốc thời gian tiếp nhận lại bị đẩy lùi sang năm 2022.Trong lúc chờ được cấp đủ số tiền tài trợ cần thiết, nhiều vũ khí Nga lặng lẽ rút vào hậu trường. Chúng bao gồm tổ hợp robot mặt đất Uran-9, tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik và một máy bay không người lái trang bị súng trường tấn công Kalashnikov.Những mẫu vũ khí đơn lẻ như vậy đã gây chấn động trên các phương tiện truyền thông phương Tây một thời gian khá dài. Nhưng do nhiều sai sót, các hệ thống tác chiến này đang dần chìm vào quên lãng.Trước nhận xét trên, báo chí Nga bình luận rằng đánh giá của các nhà phân tích từ tạp chí 19FortyFive về tiêm kích Su-57, xe tăng T-14 và tên lửa Burevestnik thực sự có một phần sự thật, nhưng đối với tổ hợp Uran-9, họ hoàn toàn thiếu thông tin.Thực tế cho thấy loại xe tăng mini không người lái này đã được Quân đội Nga tiếp nhận và việc bàn giao hàng loạt của nó sẽ bắt đầu vào năm tới, sau khi đã khắc phục được mọi nhược điểm bộc lộ trước kia.Các siêu vũ khí còn lại mặc dù vẫn đối diện muôn vàn khó khăn nhưng chưa có bất cứ thông tin nào cho thấy Bộ Quốc phòng Nga đã hủy bỏ chương trình nghiên cứu phát triển.Bởi vậy việc tạp chí 19FortyFive của Mỹ cho rằng, nếu nhận định những siêu vũ khí Nga rơi vào tình cảnh thất bại và bị quên lãng theo nhận xét là quá vội vàng.
Những siêu vũ khí Nga là chủ đề được truyền thông quốc tế khai thác rất nhiều trong thời gian qua, tờ 19FortyFive của Mỹ dĩ nhiên cũng chẳng phải trường hợp ngoại lệ.
Theo nhận xét, Nga đang cố gắng duy trì vị thế "một nhà buôn" vũ khí thành công, cũng như tiếp tục là một trong những cường quốc mạnh nhất về quân sự trên thế giới. Tuy nhiên việc sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại cần rất nhiều kinh phí.
Các chuyên gia của tờ 19FortyFive đánh giá, Moskva hiện không có đủ tiền để thực hiện thành công những ý tưởng của mình trong lĩnh vực vũ khí, đó là lý do tại sao nhiều phát triển mới nhất không vượt quá thử nghiệm.
Do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014, nước này bắt đầu rơi vào tính trạng thiếu kinh phí để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình.
Kết quả là công thức “hoàn vốn tốt nhất” đã được thông qua, trong đó Nga chú trọng hơn đến việc phát triển các loại “siêu vũ khí” chất lượng cao, thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Tuy nhiên nhiều "đột phá quân sự" nổi tiếng của Nga hóa ra chỉ là những màn trình diễn chỉ nhằm lấy thanh thế trước công chúng, những siêu vũ khí Nga sẽ còn rất lâu nữa mới đủ sức đảm đương vai trò lớn trong lực lượng vũ trang nước này.
Có thể lấy ví dụ về trường hợp Su-57, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga hiện chỉ tồn tại 1 mẫu sản xuất duy nhất, mặc dù về lâu dài nó có thể trở thành một loại chiến đấu cơ giữ vai trò chủ lực.
Tương tự như vậy, xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga có thể trở thành một trong những loại chiến xa tốt nhất thế giới, nhưng hiện tại nó vẫn liên tục trễ hẹn và mốc thời gian tiếp nhận lại bị đẩy lùi sang năm 2022.
Trong lúc chờ được cấp đủ số tiền tài trợ cần thiết, nhiều vũ khí Nga lặng lẽ rút vào hậu trường. Chúng bao gồm tổ hợp robot mặt đất Uran-9, tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik và một máy bay không người lái trang bị súng trường tấn công Kalashnikov.
Những mẫu vũ khí đơn lẻ như vậy đã gây chấn động trên các phương tiện truyền thông phương Tây một thời gian khá dài. Nhưng do nhiều sai sót, các hệ thống tác chiến này đang dần chìm vào quên lãng.
Trước nhận xét trên, báo chí Nga bình luận rằng đánh giá của các nhà phân tích từ tạp chí 19FortyFive về tiêm kích Su-57, xe tăng T-14 và tên lửa Burevestnik thực sự có một phần sự thật, nhưng đối với tổ hợp Uran-9, họ hoàn toàn thiếu thông tin.
Thực tế cho thấy loại xe tăng mini không người lái này đã được Quân đội Nga tiếp nhận và việc bàn giao hàng loạt của nó sẽ bắt đầu vào năm tới, sau khi đã khắc phục được mọi nhược điểm bộc lộ trước kia.
Các siêu vũ khí còn lại mặc dù vẫn đối diện muôn vàn khó khăn nhưng chưa có bất cứ thông tin nào cho thấy Bộ Quốc phòng Nga đã hủy bỏ chương trình nghiên cứu phát triển.
Bởi vậy việc tạp chí 19FortyFive của Mỹ cho rằng, nếu nhận định những siêu vũ khí Nga rơi vào tình cảnh thất bại và bị quên lãng theo nhận xét là quá vội vàng.