Cụ thể, đảo Đài Loan cần loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15 Eagle hoặc máy bay chiến đấu hạng nhẹ tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Nhưng Mỹ chỉ đồng ý bán F-16V, đây như một phương án thay thế, nhưng kém khả năng hơn.Việc Mỹ không bán tiêm kích F-15 hay F-35 không phải là Mỹ sợ sức ép từ Trung Quốc, mà vấn đề chủ yếu nằm ở một số yếu tố liên quan đến an ninh các công nghệ quốc phòng mới nhất của Mỹ.Khi bán thiết bị quân sự cho Đài Loan, Mỹ phải tính đến khả năng các công nghệ này có thể rơi vào tay Trung Quốc theo một số cách. Trước hết là hoạt động gián điệp từ Đại lục, khi chỉ nằm cách Đài Loan 130 km; đây là yếu tố chính, khiến Mỹ từ chối bán.Một khả năng khác có thể xảy ra, đó là các máy bay chiến đấu mà Mỹ bán cho Đài Loan, có thể trở thành “tài sản” của Quân đội Trung Quốc, nếu Đài Loan thống nhất với đại lục. Theo kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2030.Khi Trung Quốc thống nhất với Đài Loan, những máy bay chiến đấu mà thế hệ mới mà Mỹ bán cho Đài Loan, sẽ giúp Trung Quốc nghiên cứu và sao chép ngược; đồng thời biết những điểm mạnh, yếu để giành lợi thế trong một cuộc chiến trong tương lai.Ngay cả khi không thể xảy ra những trường hợp trên, thì việc Mỹ bán F-35 cho Đài Loan cũng là cơ hội để Trung Quốc “nghiên cứu”, do cự ly từ Đài Loan đến Đại lục có khoảng cách quá gần.Hiện nay Trung Quốc đã mua của Nga hệ thống phòng không tiên tiến S-400, radar cảnh giới của hệ thống S-400 là loại radar đa chế độ 92N6E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 600 km, có tầm bao phủ hoàn toàn đảo Đài Loan và vùng biển lân cận.Mặc dù F-35 có tính năng tàng hình và không thể bị radar 92N6E phát hiện ở khoảng cách quá xa, nhưng ở cự ly dưới 250 km (trong phạm vi của đảo Đài Loan), nó sẽ cung cấp cho PLA nhiều cơ hội để nghiên cứu cấu hình né tránh radar của F-35, bằng các cảm biến khác.Những thông tin thu thập theo thời gian sẽ rất hữu ích trong việc chống lại F-35 trong tương lai. Những thông tin này thậm chí sẽ được chia sẻ với Nga và Triều Tiên.Trái ngược với F-35 và các biến thể F-15 cao cấp, thiết kế của F-16 không thể hiện một công nghệ có độ nhạy cảm cao, ngay cả khi được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-16V.Chắc chắn Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng thiết kế, cũng như kinh nghiệm của các phi công của F-16 mà đồng minh Pakistan đang sử dụng. F-16 của Pakistan, được cho là đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế J-10 của Trung Quốc và JF-17 của liên doanh Trung Quốc – Pakistan.Đáng chú ý, động cơ của F-16V không có có gì quá khác biệt với động cơ của các mẫu F-16 tiêu chuẩn, đang biên chế trong Không quân Pakistan. Những động cơ này, khác xa động cơ của F-16 mà Mỹ bán cho UAE hoặc đang chào bán cho Ấn Độ.Về hệ thống điện tử hàng không của F-16V, theo đánh giá của các chuyên gia, cũng không có gì nổi bật và vượt trội hơn so với những chiến đấu cơ mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu như J-10C, J-16 và J-20.Do vậy Đài Loan mua F-35 hoặc F-15 tiên tiến, sẽ có nguy cơ thất thoát công nghệ rất lớn vào tay Trung Quốc; việc này sẽ làm suy yếu lợi ích quốc phòng của Mỹ và đối tác quốc phòng của Mỹ.Trong khi đó, một thiết kế máy bay hạng nhẹ gần 50 năm tuổi, đã được sử dụng bởi các đồng minh của Trung Quốc, không gây ra rủi ro như vậy đối với Mỹ.Trong điêu kiện như vậy, Đài Loan phải chấp nhận lấy F-16V làm trụ cột trong lực lượng không quân của họ đến tận năm 2050. Tuy nhiên những biến thể F-16V của Đài Loan sẽ được trang bị những vũ khí rất mạnh, đủ sức đương đầu với những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích chiến đấu F-16V - phiên bản mạnh nhất được Mỹ rao bán rộng rãi khắp thế giới. Nguồn: M1.
Cụ thể, đảo Đài Loan cần loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15 Eagle hoặc máy bay chiến đấu hạng nhẹ tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Nhưng Mỹ chỉ đồng ý bán F-16V, đây như một phương án thay thế, nhưng kém khả năng hơn.
Việc Mỹ không bán tiêm kích F-15 hay F-35 không phải là Mỹ sợ sức ép từ Trung Quốc, mà vấn đề chủ yếu nằm ở một số yếu tố liên quan đến an ninh các công nghệ quốc phòng mới nhất của Mỹ.
Khi bán thiết bị quân sự cho Đài Loan, Mỹ phải tính đến khả năng các công nghệ này có thể rơi vào tay Trung Quốc theo một số cách. Trước hết là hoạt động gián điệp từ Đại lục, khi chỉ nằm cách Đài Loan 130 km; đây là yếu tố chính, khiến Mỹ từ chối bán.
Một khả năng khác có thể xảy ra, đó là các máy bay chiến đấu mà Mỹ bán cho Đài Loan, có thể trở thành “tài sản” của Quân đội Trung Quốc, nếu Đài Loan thống nhất với đại lục. Theo kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2030.
Khi Trung Quốc thống nhất với Đài Loan, những máy bay chiến đấu mà thế hệ mới mà Mỹ bán cho Đài Loan, sẽ giúp Trung Quốc nghiên cứu và sao chép ngược; đồng thời biết những điểm mạnh, yếu để giành lợi thế trong một cuộc chiến trong tương lai.
Ngay cả khi không thể xảy ra những trường hợp trên, thì việc Mỹ bán F-35 cho Đài Loan cũng là cơ hội để Trung Quốc “nghiên cứu”, do cự ly từ Đài Loan đến Đại lục có khoảng cách quá gần.
Hiện nay Trung Quốc đã mua của Nga hệ thống phòng không tiên tiến S-400, radar cảnh giới của hệ thống S-400 là loại radar đa chế độ 92N6E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 600 km, có tầm bao phủ hoàn toàn đảo Đài Loan và vùng biển lân cận.
Mặc dù F-35 có tính năng tàng hình và không thể bị radar 92N6E phát hiện ở khoảng cách quá xa, nhưng ở cự ly dưới 250 km (trong phạm vi của đảo Đài Loan), nó sẽ cung cấp cho PLA nhiều cơ hội để nghiên cứu cấu hình né tránh radar của F-35, bằng các cảm biến khác.
Những thông tin thu thập theo thời gian sẽ rất hữu ích trong việc chống lại F-35 trong tương lai. Những thông tin này thậm chí sẽ được chia sẻ với Nga và Triều Tiên.
Trái ngược với F-35 và các biến thể F-15 cao cấp, thiết kế của F-16 không thể hiện một công nghệ có độ nhạy cảm cao, ngay cả khi được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-16V.
Chắc chắn Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng thiết kế, cũng như kinh nghiệm của các phi công của F-16 mà đồng minh Pakistan đang sử dụng. F-16 của Pakistan, được cho là đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế J-10 của Trung Quốc và JF-17 của liên doanh Trung Quốc – Pakistan.
Đáng chú ý, động cơ của F-16V không có có gì quá khác biệt với động cơ của các mẫu F-16 tiêu chuẩn, đang biên chế trong Không quân Pakistan. Những động cơ này, khác xa động cơ của F-16 mà Mỹ bán cho UAE hoặc đang chào bán cho Ấn Độ.
Về hệ thống điện tử hàng không của F-16V, theo đánh giá của các chuyên gia, cũng không có gì nổi bật và vượt trội hơn so với những chiến đấu cơ mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu như J-10C, J-16 và J-20.
Do vậy Đài Loan mua F-35 hoặc F-15 tiên tiến, sẽ có nguy cơ thất thoát công nghệ rất lớn vào tay Trung Quốc; việc này sẽ làm suy yếu lợi ích quốc phòng của Mỹ và đối tác quốc phòng của Mỹ.
Trong khi đó, một thiết kế máy bay hạng nhẹ gần 50 năm tuổi, đã được sử dụng bởi các đồng minh của Trung Quốc, không gây ra rủi ro như vậy đối với Mỹ.
Trong điêu kiện như vậy, Đài Loan phải chấp nhận lấy F-16V làm trụ cột trong lực lượng không quân của họ đến tận năm 2050. Tuy nhiên những biến thể F-16V của Đài Loan sẽ được trang bị những vũ khí rất mạnh, đủ sức đương đầu với những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích chiến đấu F-16V - phiên bản mạnh nhất được Mỹ rao bán rộng rãi khắp thế giới. Nguồn: M1.