Căn cứ không quân Kluzevo ở Ba Lan được Đức xây dựng từ năm 1935 (khi vùng đất này nằm trong tay người Đức) và sau năm 1945 thì căn cứ này tiếp tục được Không quân Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.Không quân Liên Xô đã sử dụng căn cứ này như một tiền đồn ở Đông Âu để kiểm soát vùng trời các quốc gia thuộc vùng biển Baltic trong thời gian suốt từ sau Thế chiến thứ 2 tới tận khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi Liên Xô tan rã, một số lượng lớn phi công cùng nhân viên mặt đất ở sân bay Kluzevo này đã... tự ý bỏ về nước do họ không còn nhận được hậu cần hay bất cứ chỉ thị gì khiến việc đưa máy bay về Nga bị đình trệ cho tới tận năm 1992. Nguồn ảnh: Sina.Ngày 10/7/1992 - nghĩa là gần một năm sau khi Liên Xô tan rã, các Không quân Nga mới huy động đủ lực lượng hậu cần, phi công và nhiên liệu để đưa 39 chiến đấu cơ Su-27 của Nga từ căn cứ này về nước. Nguồn ảnh: Sina.Toàn bộ những chiếc Su-27 này đều bay về nước trong tình trạng không có vũ khí. Các loại vũ khí của Liên Xô trước đây ở căn cứ sân bay này đều được đưa về nước bằng máy bay vận tải, một số loại ít có giá trị cũng bị bỏ lại trong kho cho Ba Lan tuỳ ý sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.Màu sơn của các máy bay Su-27 dưới thời Liên Xô có phần khá nhợt nhạt và khác hẳn với màu sơn hiện đại chúng mang trên người ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài các chiến đấu cơ Su-27, tại sân bay này còn có một vài loại trực thăng, máy bay cỡ nhỏ khác cũng được đưa về nước trong ngày này. Nguồn ảnh: Sina.Cuộc di tản của Không quân Liên Xô ra khỏi Ba Lan được tiến hành tới đầu năm 1993 thì hoàn thành. Sau Nga rút các máy bay của Liên Xô về nước, Quân đội Ba Lan sẽ tiếp quản và tuỳ ý sử dụng các căn cứ sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.Giống với Ukraine và nhiều quốc gia Đông Âu khác, Không quân Ba Lan cũng nhận được khá nhiều "lợi lộc" khi Nga không thể đưa toàn bộ các máy bay của họ trong các căn cứ này về nước mà sẽ phải bỏ lại một số lượng lớn máy bay hỏng, lỗi kỹ thuật hoặc đơn giản là do họ không có đủ phi công. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều loại máy bay được Liên Xô bỏ lại như MiG-29, Su-27,... sau này đã được Mỹ mua lại với giá khá cao từ các quốc gia Đông Âu này để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm cách đối phó. Nguồn ảnh: Sina.Về cơ bản tới năm 1993, toàn bộ các căn cứ quân sự của Liên Xô đặt tại các nước Đông Âu trước kia đều đã được Nga giải tán hết, bỏ lại sau lưng hàng vạn xe tăng, hàng triệu khẩu súng và nhiều nghìn máy bay các loại cho các nước Đông Âu tự xử lý. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên với những loại khí tài có giá trị và hiện đại như chiến đấu cơ hay máy bay ném bom chiến thuật, chiến lược,... Nga vẫn muốn mang được về nước càng nhiều càng tốt. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Su-27 của Nga thể hiện khả năng cơ động kinh hoàng trên không.
Căn cứ không quân Kluzevo ở Ba Lan được Đức xây dựng từ năm 1935 (khi vùng đất này nằm trong tay người Đức) và sau năm 1945 thì căn cứ này tiếp tục được Không quân Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Không quân Liên Xô đã sử dụng căn cứ này như một tiền đồn ở Đông Âu để kiểm soát vùng trời các quốc gia thuộc vùng biển Baltic trong thời gian suốt từ sau Thế chiến thứ 2 tới tận khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi Liên Xô tan rã, một số lượng lớn phi công cùng nhân viên mặt đất ở sân bay Kluzevo này đã... tự ý bỏ về nước do họ không còn nhận được hậu cần hay bất cứ chỉ thị gì khiến việc đưa máy bay về Nga bị đình trệ cho tới tận năm 1992. Nguồn ảnh: Sina.
Ngày 10/7/1992 - nghĩa là gần một năm sau khi Liên Xô tan rã, các Không quân Nga mới huy động đủ lực lượng hậu cần, phi công và nhiên liệu để đưa 39 chiến đấu cơ Su-27 của Nga từ căn cứ này về nước. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn bộ những chiếc Su-27 này đều bay về nước trong tình trạng không có vũ khí. Các loại vũ khí của Liên Xô trước đây ở căn cứ sân bay này đều được đưa về nước bằng máy bay vận tải, một số loại ít có giá trị cũng bị bỏ lại trong kho cho Ba Lan tuỳ ý sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Màu sơn của các máy bay Su-27 dưới thời Liên Xô có phần khá nhợt nhạt và khác hẳn với màu sơn hiện đại chúng mang trên người ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài các chiến đấu cơ Su-27, tại sân bay này còn có một vài loại trực thăng, máy bay cỡ nhỏ khác cũng được đưa về nước trong ngày này. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc di tản của Không quân Liên Xô ra khỏi Ba Lan được tiến hành tới đầu năm 1993 thì hoàn thành. Sau Nga rút các máy bay của Liên Xô về nước, Quân đội Ba Lan sẽ tiếp quản và tuỳ ý sử dụng các căn cứ sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với Ukraine và nhiều quốc gia Đông Âu khác, Không quân Ba Lan cũng nhận được khá nhiều "lợi lộc" khi Nga không thể đưa toàn bộ các máy bay của họ trong các căn cứ này về nước mà sẽ phải bỏ lại một số lượng lớn máy bay hỏng, lỗi kỹ thuật hoặc đơn giản là do họ không có đủ phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều loại máy bay được Liên Xô bỏ lại như MiG-29, Su-27,... sau này đã được Mỹ mua lại với giá khá cao từ các quốc gia Đông Âu này để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm cách đối phó. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản tới năm 1993, toàn bộ các căn cứ quân sự của Liên Xô đặt tại các nước Đông Âu trước kia đều đã được Nga giải tán hết, bỏ lại sau lưng hàng vạn xe tăng, hàng triệu khẩu súng và nhiều nghìn máy bay các loại cho các nước Đông Âu tự xử lý. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên với những loại khí tài có giá trị và hiện đại như chiến đấu cơ hay máy bay ném bom chiến thuật, chiến lược,... Nga vẫn muốn mang được về nước càng nhiều càng tốt. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Su-27 của Nga thể hiện khả năng cơ động kinh hoàng trên không.