Trước khi xe tăng chủ lực T-90S/SK xuất hiện trong biên chế của Quân đội Việt Nam thì T-62 là loại xe tăng chiến đấu mạnh nhất trong biên chế của binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nguồn ảnh: QPVN.Trong quá khứ, những mẫu xe tăng T-62 của Việt Nam rất ít được xuất hiện trên phương tiện truyền thông, đơn giản là do đây là thứ vũ khí "quốc bảo" của chúng ta, cần được giữ bí mật. Nguồn ảnh: QPVN.Mặc dù vậy kể từ khi T-90S/SK xuất hiện trong biên chế của chúng ta, những "cua đồng" T-62 đã dần xuất hiện trên phương tiện truyền thông với tần suất cao hơn, quy mô lớn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Trong quá khứ, T-62 cũng từng đóng vai trò dự bị chiến lược nhưng với sự xuất hiện của T-90S/SK, những cỗ xe tăng T-62 dường như sẽ được chuyển sang nhiệm vụ mới - đó là trực chiến. Nguồn ảnh: QPVN.Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng trong tương lai chúng ta sẽ tiến hành nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-62 Việt Nam này giống như cách chúng ta từng làm với loại xe tăng chủ lực T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.Ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, xe tăng T-62 của Việt Nam tới nay thường bị xem là mẫu xe tăng lỗi thời. Tuy nhiên trên thực tế, những mẫu xe tăng T-62 từng tham chiến ở Syria thời gian vừa qua lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: QPVN.Theo các thông tin được truyền thông quốc tế và Viện nghiên cứu hoà bình thế giới công bố, Việt Nam từng mua một số lượng nhỏ xe tăng T-62 trong giai đoạn từ năm 1978 tới năm 1979. Nguồn ảnh: QPVN.Ở thời điểm được chúng ta nhập biên, T-62 có thể coi là loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới. Dù có bề ngoài khá tương đồng với T-54/55, tuy nhiên hệ thống hoả lực và tháp pháo của cả hai xe đều có những điểm khác biệt rõ rệt. Nguồn ảnh: QPVN.Ở các nguyên mẫu đầu tiên, xe tăng T-62 được trang bị nòng pháo 100mm D-54. Tuy nhiên tới các nguyên mẫu sau này, xe đã được trang bị pháo nòng trơn 115mm U5S. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên được trang bị pháo nòng trơn do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: QPVN.Biến thể T-62 mà Việt Nam đang sở hữu được xác định là T-62 Obr.1960 - phiên bản đầu tiên được trang bị pháo nòng trơn cùng động cơ công suất lên tới 581 mã lực. Nguồn ảnh: QPVN.Xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 50 km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình 600 km, lội nước sâu tối đa 5 mét sau 30 phút chuẩn bị. Nguồn ảnh: QPVN. Video Những thước phim hiếm về xe tăng T-62 của Việt Nam trên sân tập.
Trước khi xe tăng chủ lực T-90S/SK xuất hiện trong biên chế của Quân đội Việt Nam thì T-62 là loại xe tăng chiến đấu mạnh nhất trong biên chế của binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá khứ, những mẫu xe tăng T-62 của Việt Nam rất ít được xuất hiện trên phương tiện truyền thông, đơn giản là do đây là thứ vũ khí "quốc bảo" của chúng ta, cần được giữ bí mật. Nguồn ảnh: QPVN.
Mặc dù vậy kể từ khi T-90S/SK xuất hiện trong biên chế của chúng ta, những "cua đồng" T-62 đã dần xuất hiện trên phương tiện truyền thông với tần suất cao hơn, quy mô lớn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá khứ, T-62 cũng từng đóng vai trò dự bị chiến lược nhưng với sự xuất hiện của T-90S/SK, những cỗ xe tăng T-62 dường như sẽ được chuyển sang nhiệm vụ mới - đó là trực chiến. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng trong tương lai chúng ta sẽ tiến hành nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-62 Việt Nam này giống như cách chúng ta từng làm với loại xe tăng chủ lực T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.
Ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, xe tăng T-62 của Việt Nam tới nay thường bị xem là mẫu xe tăng lỗi thời. Tuy nhiên trên thực tế, những mẫu xe tăng T-62 từng tham chiến ở Syria thời gian vừa qua lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo các thông tin được truyền thông quốc tế và Viện nghiên cứu hoà bình thế giới công bố, Việt Nam từng mua một số lượng nhỏ xe tăng T-62 trong giai đoạn từ năm 1978 tới năm 1979. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở thời điểm được chúng ta nhập biên, T-62 có thể coi là loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới. Dù có bề ngoài khá tương đồng với T-54/55, tuy nhiên hệ thống hoả lực và tháp pháo của cả hai xe đều có những điểm khác biệt rõ rệt. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở các nguyên mẫu đầu tiên, xe tăng T-62 được trang bị nòng pháo 100mm D-54. Tuy nhiên tới các nguyên mẫu sau này, xe đã được trang bị pháo nòng trơn 115mm U5S. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên được trang bị pháo nòng trơn do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: QPVN.
Biến thể T-62 mà Việt Nam đang sở hữu được xác định là T-62 Obr.1960 - phiên bản đầu tiên được trang bị pháo nòng trơn cùng động cơ công suất lên tới 581 mã lực. Nguồn ảnh: QPVN.
Xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 50 km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình 600 km, lội nước sâu tối đa 5 mét sau 30 phút chuẩn bị. Nguồn ảnh: QPVN.
Video Những thước phim hiếm về xe tăng T-62 của Việt Nam trên sân tập.