Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, pháo hạng nặng của Đức là một trong những loại pháo tốt nhất thế giới. Về số lượng pháo hạng nặng của quân đội Đức, đông hơn tất cả các đối thủ của họ cộng lại.Thời gian đầu của cuộc chiến, quân đội Đức có khoảng 3.500 khẩu pháo hạng nặng. Quân Đức vẫn giữ được ưu thế này trong suốt cuộc xung đột, nâng số lượng pháo hạng nặng lên 7.860 khẩu vào năm 1918, tổng cộng 1.660 khẩu đội.Trong số những khẩu pháo hạng nặng của Đức, có một loại pháo siêu mạnh, chính là khẩu cối 420 mm "Big Bertha". Trong chiến tranh, quân Đức đã sử dụng hiệu quả loại vũ khí này trong cuộc vây hãm các pháo đài kiên cố của Bỉ và Pháp. Đức bắt đầu phát triển súng cối siêu mạnh, như một phản ứng trước việc người Pháp tạo ra hệ thống công sự phòng thủ mạnh mẽ ở biên giới với Đức. Ban đầu công ty Krupp, đảm nhận việc chế tạo một loại vũ khí có thể xuyên thủng các tấm giáp dày tới 300 mm hoặc sàn bê tông dày tới 3 mét.Tuy nhiên đạn 305 mm không đủ mạnh, vì vậy các nhà thiết kế Đức đã tăng cỡ nòng và trọng lượng đạn lên tới 1200 kg. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tên gọi "Big Bertha" đã được áp dụng cho hai hệ thống pháo 420 mm khác nhau - một phiên bản bán cố định (loại Gamma) và một phiên bản di động nhẹ hơn trên xe bánh lốp (loại M).Vào cuối cuộc chiến tranh, quân Đức đã có ít nhất hai khẩu đội pháo 305 mm như vậy ở mặt trận. Loại pháo này có thể bắn đạn pháo nặng 333 kg ở khoảng cách 16,5 km.Giá của một khẩu "Big Bertha" là khoảng một triệu mark (theo thời giá ngày nay là hơn 5,4 triệu euro). Số lượng đạn đi kèm là khoảng 2000 viên. Mỗi phát đạn cối 420 mm bắn ra người Đức tiêu tốn 1.500 mark, theo giá ngày nay là khoảng 8100 euro.Phiên bản đầu tiên của "Big Bertha" là phiên bản cố định của súng cối 420 mm, được gọi là loại Gamma. Đến năm 1912, quân đội Đức đã có 5 khẩu súng như vậy, 5 khẩu nữa được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.Cối 420 mm có nòng dài 6,7 mét. Trọng lượng của hệ thống cối lên tới 150 tấn, riêng trọng lượng đầu nòng là 22 tấn. Cối phải tháo rời từng bộ phận để có thể vận chuyển được và phải sử dụng 10 toa tàu cùng một lúc để di chuyển nó.Khi triển khai khẩu cối khổng lồ này, cần một ngày để đào một cái hố lớn, mất một tuần nữa để làm cứng bê tông, có tác dụng đối phó với độ giật khi bắn của cối. Ngoài ra phải sử dụng cần trục có sức nâng 25 tấn. Bản thân bệ bê tông nặng tới 45 tấn và phải sử dụng 105 tấn bê tông khác để cân cối trong tư thế chiến đấu.Tốc độ bắn của súng cối 420 mm chỉ là 8 phát mỗi giờ. Đồng thời, hỏa lực từ hệ thống pháo "Gamma" được bắn ở góc nâng nòng từ 43 đến 63 độ. Theo thiết kế ban đầu, loại đạn được sử dụng phổ biến là đạn xuyên giáp nặng 1160 kg, chứa 25 kg thuốc nổ. Với tốc độ 400 m/s, tầm bắn tối đa của loại đạn này đạt 12,5 km.Thiết kế của loại đạn này không thay đổi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng trọng lượng của đạn giảm từ 920 xuống 800 kg và vận tốc đầu nòng tăng lên 450 m/s. Tầm bắn tối đa của đạn có sức nổ cao tăng lên 14,1 km và khối lượng của thuốc nổ cũng giảm từ 144 xuống 100 kg.Phiên bản di động có tên gọi là Loại M với khối lượng nhỏ hơn, được thiết kế bánh xe. Trọng lượng của một khẩu cối Loại M giảm xuống còn 47 tấn. Cối sử dụng các loại đạn nổ cao nặng 810 kg và 800 kg, khối lượng nổ lần lượt là 114 và 100 kg. Sơ tốc của đạn là 333 m/s, tầm bắn tối đa lên tới 12.250 mét.Súng cối 420 mm của Đức rất hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các pháo đài của Bỉ và Pháp, trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đạn nổ cao phát nổ tạo ra miệng hố có đường kính lên tới 13 mét và sâu 6 mét. Đồng thời có tới 15 nghìn mảnh vỡ được bắn ra, phạm vi sát thương lên đến hai km.Trận đánh đầu tiên của cối 420 mm là trận pháo kích vào pháo đài Liege của Bỉ. Để trấn áp pháo đài, 124 khẩu pháo đã được sử dụng cùng một lúc, trong đó có hai khẩu "Big Bertha". Mười hai pháo đài của Bỉ bị quân Đức chiếm đóng chỉ trong 10 ngày, phần lớn là do sức mạnh của pháo hạng nặng.Sau khi chiến tranh kết thúc, tất cả súng cối 420 mm còn lại đều bị phá hủy theo Hiệp ước Versailles đã ký. Thật kỳ diệu, quân Đức đã cứu được khẩu cối loại "Gamma" bị mất tại bãi thử của các nhà máy Krupp. Loại vũ khí này trở lại hoạt động vào nửa sau của những năm 1930 và được Đức Quốc xã sử dụng trong Thế chiến thứ hai.Người Đức đã sử dụng vũ khí này vào tháng 6 năm 1942 trong cuộc tấn công vào Sevastopol và sau đó là vào năm 1944 trong cuộc đàn áp cuộc nổi dậy Warsaw ở Ba Lan. Nguồn ảnh: Warhistory. Khẩu súng chống tăng cầm tay dùng một lần hiện đại nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: USarmy.
Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, pháo hạng nặng của Đức là một trong những loại pháo tốt nhất thế giới. Về số lượng pháo hạng nặng của quân đội Đức, đông hơn tất cả các đối thủ của họ cộng lại.
Thời gian đầu của cuộc chiến, quân đội Đức có khoảng 3.500 khẩu pháo hạng nặng. Quân Đức vẫn giữ được ưu thế này trong suốt cuộc xung đột, nâng số lượng pháo hạng nặng lên 7.860 khẩu vào năm 1918, tổng cộng 1.660 khẩu đội.
Trong số những khẩu pháo hạng nặng của Đức, có một loại pháo siêu mạnh, chính là khẩu cối 420 mm "Big Bertha". Trong chiến tranh, quân Đức đã sử dụng hiệu quả loại vũ khí này trong cuộc vây hãm các pháo đài kiên cố của Bỉ và Pháp.
Đức bắt đầu phát triển súng cối siêu mạnh, như một phản ứng trước việc người Pháp tạo ra hệ thống công sự phòng thủ mạnh mẽ ở biên giới với Đức. Ban đầu công ty Krupp, đảm nhận việc chế tạo một loại vũ khí có thể xuyên thủng các tấm giáp dày tới 300 mm hoặc sàn bê tông dày tới 3 mét.
Tuy nhiên đạn 305 mm không đủ mạnh, vì vậy các nhà thiết kế Đức đã tăng cỡ nòng và trọng lượng đạn lên tới 1200 kg. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tên gọi "Big Bertha" đã được áp dụng cho hai hệ thống pháo 420 mm khác nhau - một phiên bản bán cố định (loại Gamma) và một phiên bản di động nhẹ hơn trên xe bánh lốp (loại M).
Vào cuối cuộc chiến tranh, quân Đức đã có ít nhất hai khẩu đội pháo 305 mm như vậy ở mặt trận. Loại pháo này có thể bắn đạn pháo nặng 333 kg ở khoảng cách 16,5 km.
Giá của một khẩu "Big Bertha" là khoảng một triệu mark (theo thời giá ngày nay là hơn 5,4 triệu euro). Số lượng đạn đi kèm là khoảng 2000 viên. Mỗi phát đạn cối 420 mm bắn ra người Đức tiêu tốn 1.500 mark, theo giá ngày nay là khoảng 8100 euro.
Phiên bản đầu tiên của "Big Bertha" là phiên bản cố định của súng cối 420 mm, được gọi là loại Gamma. Đến năm 1912, quân đội Đức đã có 5 khẩu súng như vậy, 5 khẩu nữa được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cối 420 mm có nòng dài 6,7 mét. Trọng lượng của hệ thống cối lên tới 150 tấn, riêng trọng lượng đầu nòng là 22 tấn. Cối phải tháo rời từng bộ phận để có thể vận chuyển được và phải sử dụng 10 toa tàu cùng một lúc để di chuyển nó.
Khi triển khai khẩu cối khổng lồ này, cần một ngày để đào một cái hố lớn, mất một tuần nữa để làm cứng bê tông, có tác dụng đối phó với độ giật khi bắn của cối. Ngoài ra phải sử dụng cần trục có sức nâng 25 tấn. Bản thân bệ bê tông nặng tới 45 tấn và phải sử dụng 105 tấn bê tông khác để cân cối trong tư thế chiến đấu.
Tốc độ bắn của súng cối 420 mm chỉ là 8 phát mỗi giờ. Đồng thời, hỏa lực từ hệ thống pháo "Gamma" được bắn ở góc nâng nòng từ 43 đến 63 độ. Theo thiết kế ban đầu, loại đạn được sử dụng phổ biến là đạn xuyên giáp nặng 1160 kg, chứa 25 kg thuốc nổ. Với tốc độ 400 m/s, tầm bắn tối đa của loại đạn này đạt 12,5 km.
Thiết kế của loại đạn này không thay đổi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng trọng lượng của đạn giảm từ 920 xuống 800 kg và vận tốc đầu nòng tăng lên 450 m/s. Tầm bắn tối đa của đạn có sức nổ cao tăng lên 14,1 km và khối lượng của thuốc nổ cũng giảm từ 144 xuống 100 kg.
Phiên bản di động có tên gọi là Loại M với khối lượng nhỏ hơn, được thiết kế bánh xe. Trọng lượng của một khẩu cối Loại M giảm xuống còn 47 tấn. Cối sử dụng các loại đạn nổ cao nặng 810 kg và 800 kg, khối lượng nổ lần lượt là 114 và 100 kg. Sơ tốc của đạn là 333 m/s, tầm bắn tối đa lên tới 12.250 mét.
Súng cối 420 mm của Đức rất hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các pháo đài của Bỉ và Pháp, trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đạn nổ cao phát nổ tạo ra miệng hố có đường kính lên tới 13 mét và sâu 6 mét. Đồng thời có tới 15 nghìn mảnh vỡ được bắn ra, phạm vi sát thương lên đến hai km.
Trận đánh đầu tiên của cối 420 mm là trận pháo kích vào pháo đài Liege của Bỉ. Để trấn áp pháo đài, 124 khẩu pháo đã được sử dụng cùng một lúc, trong đó có hai khẩu "Big Bertha". Mười hai pháo đài của Bỉ bị quân Đức chiếm đóng chỉ trong 10 ngày, phần lớn là do sức mạnh của pháo hạng nặng.
Sau khi chiến tranh kết thúc, tất cả súng cối 420 mm còn lại đều bị phá hủy theo Hiệp ước Versailles đã ký. Thật kỳ diệu, quân Đức đã cứu được khẩu cối loại "Gamma" bị mất tại bãi thử của các nhà máy Krupp. Loại vũ khí này trở lại hoạt động vào nửa sau của những năm 1930 và được Đức Quốc xã sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
Người Đức đã sử dụng vũ khí này vào tháng 6 năm 1942 trong cuộc tấn công vào Sevastopol và sau đó là vào năm 1944 trong cuộc đàn áp cuộc nổi dậy Warsaw ở Ba Lan. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khẩu súng chống tăng cầm tay dùng một lần hiện đại nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: USarmy.