Được hạ thủy ngày 30/7/2018, JS Maya được xem là một trong những tàu khu trục tên lửa lớn nhất của Nhật Bản với lượng giãn nước toàn tải lên tới 10.250 tấn, dài 169,9m, rộng 22m. Nếu như JS Izumo được phân loại đúng là tàu sân bay trực thăng thì JS Maya sẽ trở thành tàu khu trục lớn nhất Nhật Bản. Tuy vậy, Nhật Bản lại xếp JS Izumo là tàu khu trục (?!). Nguồn ảnh: DambievĐề án 27DDG được coi là phiên bản nâng cấp của đề án lớp Atago mà có hai chiếc được chế tạo vào các năm 2004 và 2008. So với "tiền nhiệm", JS Maya có thiết kế thân tương tự nhưng được kéo dài hơn cho phép tích hợp thêm nhiều loại vũ khí. Nguồn ảnh: DambievChi phí đóng tàu gồm cả trang thiết bị và vũ khí biến JS Maya trở thành một trong những tàu chiến đắt đỏ nhất của Phòng vệ Biển Nhật Bản – ước tính 1,5 tỷ USD/chiếc. Nguồn ảnh: DambievDự kiến JS Maya chính thức đưa vào biên chế năm 2020, trong khi đó chiếc thứ 2 thuộc đề án mang phiên hiệu DDG-180 dự kiến hạ thủy trong năm nay và biên chế vào năm 2021. Nguồn ảnh: DambievTrang bị trên con tàu vẫn chưa được tiết lộ hết, nhưng nó được cho là "tối tân chưa từng thấy". Theo các nguồn tin, nó sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis Baseline J7 và siêu radar phòng thủ tên lửa AN/SPY-1D(V) nổi danh của Mỹ. Nguồn ảnh: DambievMaya sở hữu khả năng chiến đấu tương đương các tàu khu trục Aegis của Mỹ với 96 ống phóng thẳng đứng Mk41 VLS cho phép triển khai 96 quả tên lửa các loại từ phòng không tới chống ngầm, đối đất... Nguồn ảnh: WikipediaHiện đã có các nguồn tin quả quyết rằng Nhật Bản sẽ trang bị cho JS Maya tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA (tầm bắn lên tới 2.500km, sử dụng đầu đạn động năng); tên lửa phòng không tầm xa SM-6 (tầm bắn lên tới 240km, độ cao tác xạ tới 34km). Nguồn ảnh: WikipediaCon tàu sẽ được tích hợp siêu tên lửa chống ngầm Type 07 do Nhật Bản sản xuất có tầm bắn 30km. Nguồn ảnh: WikipediaVề khả năng chống hạm, JS Maya sẽ trang bị hệ thống phóng Type 17 (8 ống phóng) cho phép triển khai tên lửa hành trình Type 12 có tầm phóng 200km. Nguồn ảnh: WikipediaTàu sẽ được trang bị hai bệ phóng ngư lôi Type 68 với các ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 73. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, con tàu sẽ có hệ thống pháo hạm mới nhất Mk-45 Mod 4 127mm với thiết kế tháp pháo tàng hình, hai bệ pháo CIWS Phalanx 20mm. Nguồn ảnh: WikipediaVideo JS Maya hạ thủy. Nguồn: Youtube
Được hạ thủy ngày 30/7/2018, JS Maya được xem là một trong những tàu khu trục tên lửa lớn nhất của Nhật Bản với lượng giãn nước toàn tải lên tới 10.250 tấn, dài 169,9m, rộng 22m. Nếu như JS Izumo được phân loại đúng là tàu sân bay trực thăng thì JS Maya sẽ trở thành tàu khu trục lớn nhất Nhật Bản. Tuy vậy, Nhật Bản lại xếp JS Izumo là tàu khu trục (?!). Nguồn ảnh: Dambiev
Đề án 27DDG được coi là phiên bản nâng cấp của đề án lớp Atago mà có hai chiếc được chế tạo vào các năm 2004 và 2008. So với "tiền nhiệm", JS Maya có thiết kế thân tương tự nhưng được kéo dài hơn cho phép tích hợp thêm nhiều loại vũ khí. Nguồn ảnh: Dambiev
Chi phí đóng tàu gồm cả trang thiết bị và vũ khí biến JS Maya trở thành một trong những tàu chiến đắt đỏ nhất của Phòng vệ Biển Nhật Bản – ước tính 1,5 tỷ USD/chiếc. Nguồn ảnh: Dambiev
Dự kiến JS Maya chính thức đưa vào biên chế năm 2020, trong khi đó chiếc thứ 2 thuộc đề án mang phiên hiệu DDG-180 dự kiến hạ thủy trong năm nay và biên chế vào năm 2021. Nguồn ảnh: Dambiev
Trang bị trên con tàu vẫn chưa được tiết lộ hết, nhưng nó được cho là "tối tân chưa từng thấy". Theo các nguồn tin, nó sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis Baseline J7 và siêu radar phòng thủ tên lửa AN/SPY-1D(V) nổi danh của Mỹ. Nguồn ảnh: Dambiev
Maya sở hữu khả năng chiến đấu tương đương các tàu khu trục Aegis của Mỹ với 96 ống phóng thẳng đứng Mk41 VLS cho phép triển khai 96 quả tên lửa các loại từ phòng không tới chống ngầm, đối đất... Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện đã có các nguồn tin quả quyết rằng Nhật Bản sẽ trang bị cho JS Maya tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA (tầm bắn lên tới 2.500km, sử dụng đầu đạn động năng); tên lửa phòng không tầm xa SM-6 (tầm bắn lên tới 240km, độ cao tác xạ tới 34km). Nguồn ảnh: Wikipedia
Con tàu sẽ được tích hợp siêu tên lửa chống ngầm Type 07 do Nhật Bản sản xuất có tầm bắn 30km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về khả năng chống hạm, JS Maya sẽ trang bị hệ thống phóng Type 17 (8 ống phóng) cho phép triển khai tên lửa hành trình Type 12 có tầm phóng 200km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu sẽ được trang bị hai bệ phóng ngư lôi Type 68 với các ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 73. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, con tàu sẽ có hệ thống pháo hạm mới nhất Mk-45 Mod 4 127mm với thiết kế tháp pháo tàng hình, hai bệ pháo CIWS Phalanx 20mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video JS Maya hạ thủy. Nguồn: Youtube