Trong chiến tranh thế giới, Đức được xem là một trong những quốc gia tiên phong sử dụng rộng rãi pháo tự hành khi áp dụng chiến thuật Chiến trnah chớp nhoáng đòi hỏi phải có hỏa lực mạnh đi theo kèm yểm trợ cho bộ binh và xe tăng. Nguồn ảnh: WikipediaNhìn chung, pháo tự hành giai đoạn này cơ bản vẫn coi là “sơ khai”, nó gần như là kết hợp đơn giản giữa việc mang khẩu pháo kéo lên xe bánh xích để cơ động nhanh. Trong ảnh là pháo tự hành Wespe được người Đức thiết kế chỉ trong vòng 1 năm, 676 khẩu được chế tạo. Khẩu pháo được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer II lắp lựu pháo 105mm leFH 18/2 L/28 với 40 viên đạn, tốc độ di chuyển 40km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTuy được đánh giá là khẩu pháo đáng tin cậy và cơ động, tuy nhiên Wespe cũng có nhiều nhược điểm: không quay được tháp pháo, giáp mỏng 5-30mm, không có mái che bảo vệ kíp pháo thủ 4 người. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là lựu pháo tự hành Hummel được phát xít Đức sản xuất từ năm 1943 với số lượng 714 khẩu. Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer III với pháo 150mm sFH 18/1 L/30 cùng 30 viên đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminHummel được đánh giá là khẩu pháo mạnh với hỏa lực 150mm đầy uy lực, cơ động cao nhờ khung gầm Panzer III. Tuy nhiên cũng như Wespe, Hummel thiếu sự bảo vệ ở nóc tháp pháo, pháo không thể chỉnh hướng nếu không quay cả thân xe. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCuối chiến tranh người Đức mới có khẩu pháo bọc giáp cực tốt ở mọi hướng – Siêu pháo tự hành Sturmtiger được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nặng Tiger 1 với lớp giáp bảo vệ từ 60-150mm. Khẩu pháo này trang bị "quả nòng cực bá" 380mm RW 61 bắn đạn phản lực tăng tầm nặng tới 125kg có thể phá hủy mọi công sự kiên cố nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTuy nhiên, "mạnh cũng có cái khổ của nó", khẩu pháo 380mm sau mỗi lần khai hỏa tỏa ra một lượng khói lớn và âm thanh khủng khiếp khiến chúng dễ bị quân đồng minh phát hiện và vây đánh. Bên cạnh đó, việc khó chế tạo và không có nhiều khung gầm Tiger I để chuyển đổi khiến chỉ có 18 khẩu được sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là pháo tự hành Sturmpanzer I được thiết kế và sản xuất đầu chiến tranh thế giới 2 trên khung gầm tăng hạng nhẹ Panzer 1. Nó được trang bị khẩu pháo 15cm uy lực mạnh nhưng cũng vướng nhược điểm thiếu sự bảo vệ ở đuôi và trên đầu. Nguồn ảnh: WikipediaKhẩu pháo tự hành "vĩ đại nhất" trong lịch sử phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 là khẩu Karl-Gerat có trọng lượng tới 124 tấn, trang bị siêu pháo 600mm bắn những viên đạn nặng 1,2 tấn đi xa 10km. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, cũng vì quá lớn, quá vĩ đại, quá phức tạp nên chỉ có 7 khẩu Gerat được chế tạo trong suốt CTTG 2. Phẩn lớn "kỳ quan quân sự" này đều bị phá hủy sau năm 1945, chỉ duy nhất bảo tàng Kubinka (Nga) lưu giữ một khẩu nguyên vẹn. Nguồn ảnh: WikipediaTuy có sức tàn phá kinh hoàng, nhưng khẩu siêu pháo này cũng có nhược điểm lớn ở cơ động (6-10km/h, dự trữ hành trình 40-60km), tốc độ bắn siêu chậm 1 viên/10 phút. Đổi lại những phát đạn nặng hơn 1 tấn của nó có thể phá hủy bất cứ công trình kiên cố nào của Liên Xô. Trong ảnh, tòa nhà Prudential ở Warsaw (Ba Lan) trúng đạn pháo Karl-Gerat. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài các loại lựu pháo tự hành, phát xít Đức còn nỗ lực phát triển các pháo phản lực tự hành nhưng cơ bản không để lại dấu ấn gì trước “cái bóng quá lớn” từ Kachiusa Liên Xô. Trong ảnh là pháo phản lực Panzerwerfer được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp SdKfz 4/1 với bệ phóng 10 nòng 150mm, tầm bắn khoảng 6,9km. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Wurfrahmen 40 được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp kiểu "half-track" SdKfz 251.Wurfrahmen 40 trang bị 6 giá phóng hai bên thành xe có thể phóng các quả đạn rocket 280-300-320mm nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: WikipediaẢnh: "Vua pháo phản lực phát xít Đức" phóng rocket hủy diệt phòng tuyến Warsaw. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video các khẩu siêu pháo Đức trong lịch sử chiến tranh. Nguồn: Youtube
Trong chiến tranh thế giới, Đức được xem là một trong những quốc gia tiên phong sử dụng rộng rãi pháo tự hành khi áp dụng chiến thuật Chiến trnah chớp nhoáng đòi hỏi phải có hỏa lực mạnh đi theo kèm yểm trợ cho bộ binh và xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, pháo tự hành giai đoạn này cơ bản vẫn coi là “sơ khai”, nó gần như là kết hợp đơn giản giữa việc mang khẩu pháo kéo lên xe bánh xích để cơ động nhanh. Trong ảnh là pháo tự hành Wespe được người Đức thiết kế chỉ trong vòng 1 năm, 676 khẩu được chế tạo. Khẩu pháo được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer II lắp lựu pháo 105mm leFH 18/2 L/28 với 40 viên đạn, tốc độ di chuyển 40km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy được đánh giá là khẩu pháo đáng tin cậy và cơ động, tuy nhiên Wespe cũng có nhiều nhược điểm: không quay được tháp pháo, giáp mỏng 5-30mm, không có mái che bảo vệ kíp pháo thủ 4 người. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là lựu pháo tự hành Hummel được phát xít Đức sản xuất từ năm 1943 với số lượng 714 khẩu. Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer III với pháo 150mm sFH 18/1 L/30 cùng 30 viên đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hummel được đánh giá là khẩu pháo mạnh với hỏa lực 150mm đầy uy lực, cơ động cao nhờ khung gầm Panzer III. Tuy nhiên cũng như Wespe, Hummel thiếu sự bảo vệ ở nóc tháp pháo, pháo không thể chỉnh hướng nếu không quay cả thân xe. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cuối chiến tranh người Đức mới có khẩu pháo bọc giáp cực tốt ở mọi hướng – Siêu pháo tự hành Sturmtiger được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nặng Tiger 1 với lớp giáp bảo vệ từ 60-150mm. Khẩu pháo này trang bị "quả nòng cực bá" 380mm RW 61 bắn đạn phản lực tăng tầm nặng tới 125kg có thể phá hủy mọi công sự kiên cố nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy nhiên, "mạnh cũng có cái khổ của nó", khẩu pháo 380mm sau mỗi lần khai hỏa tỏa ra một lượng khói lớn và âm thanh khủng khiếp khiến chúng dễ bị quân đồng minh phát hiện và vây đánh. Bên cạnh đó, việc khó chế tạo và không có nhiều khung gầm Tiger I để chuyển đổi khiến chỉ có 18 khẩu được sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là pháo tự hành Sturmpanzer I được thiết kế và sản xuất đầu chiến tranh thế giới 2 trên khung gầm tăng hạng nhẹ Panzer 1. Nó được trang bị khẩu pháo 15cm uy lực mạnh nhưng cũng vướng nhược điểm thiếu sự bảo vệ ở đuôi và trên đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu pháo tự hành "vĩ đại nhất" trong lịch sử phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 là khẩu Karl-Gerat có trọng lượng tới 124 tấn, trang bị siêu pháo 600mm bắn những viên đạn nặng 1,2 tấn đi xa 10km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, cũng vì quá lớn, quá vĩ đại, quá phức tạp nên chỉ có 7 khẩu Gerat được chế tạo trong suốt CTTG 2. Phẩn lớn "kỳ quan quân sự" này đều bị phá hủy sau năm 1945, chỉ duy nhất bảo tàng Kubinka (Nga) lưu giữ một khẩu nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có sức tàn phá kinh hoàng, nhưng khẩu siêu pháo này cũng có nhược điểm lớn ở cơ động (6-10km/h, dự trữ hành trình 40-60km), tốc độ bắn siêu chậm 1 viên/10 phút. Đổi lại những phát đạn nặng hơn 1 tấn của nó có thể phá hủy bất cứ công trình kiên cố nào của Liên Xô. Trong ảnh, tòa nhà Prudential ở Warsaw (Ba Lan) trúng đạn pháo Karl-Gerat. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các loại lựu pháo tự hành, phát xít Đức còn nỗ lực phát triển các pháo phản lực tự hành nhưng cơ bản không để lại dấu ấn gì trước “cái bóng quá lớn” từ Kachiusa Liên Xô. Trong ảnh là pháo phản lực Panzerwerfer được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp SdKfz 4/1 với bệ phóng 10 nòng 150mm, tầm bắn khoảng 6,9km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Wurfrahmen 40 được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp kiểu "half-track" SdKfz 251.Wurfrahmen 40 trang bị 6 giá phóng hai bên thành xe có thể phóng các quả đạn rocket 280-300-320mm nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ảnh: "Vua pháo phản lực phát xít Đức" phóng rocket hủy diệt phòng tuyến Warsaw. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video các khẩu siêu pháo Đức trong lịch sử chiến tranh. Nguồn: Youtube