Những chiếc máy bay tre của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến quân Đồng Minh tốn không ít bom đạn và nhân lực khi cố tấn công vào những trận địa giả này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Thậm chí các binh lính Nhật còn tốn công đắp hẳn những chiếc xe tăng bằng đất. Các máy bay trinh sát Mỹ thường bay ở độ cao vài trăm đến cả nghìn mét với tốc độ vài trăm kilomet 1 giờ chắc chắn sẽ không thể nhận ra được trận địa giả này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những trận địa giả thường được dùng để đánh lạc hướng tiến quân của Đồng Minh hoặc thậm chí phía Nhật còn tương kế tựu kế, bố trí phòng không dày đặc xung quanh trận địa giả để triệt hạ những máy bay Mỹ cố oanh tạc trận địa này. Phía Mỹ thấy trận địa đối phương được bảo vệ cẩn mật càng cố đổ thêm quân vào nhằm tiêu diệt mục tiêu được coi là "có giá trị cao" này mà nào đâu có biết họ đã rơi vào cái bẫy của người Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.Chiến thuật này được sử dụng phổ biến vào nửa sau của cuộc chiến tranh thế giới khi người Nhật đã thất thế hơn so với phe Mỹ trên chiến trường. Những "khí tài" thô sơ này có cấu tạo rất đơn giản và trọng lượng nhẹ, chỉ tốn một vài tiếng là có thể thu xếp được một trận địa với vài chục máy bay "dởm" khiến trinh sát Mỹ giật mình vì chỉ qua một đêm đối phương đã tập hợp được cả một lực lượng khổng lồ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những trận địa giả thường sẽ có tác dụng chia lửa cho trận địa thật hoặc thậm chí là điểm phục kích lý tưởng của lực lượng phòng không. Nguồn ảnh: Theatlantic.Bù nhìn cũng được trưng dụng, những lô cốt giả này sẽ có tác dụng tung hỏa mù vào các tin tình báo của Mỹ khiến chiến thuật tác chiến của họ bị rối loạn ngay từ lúc lập kế hoạch. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh sỹ Mỹ soi xét cỗ xe tăng gỗ của đối phương, trên thực tế thì tất cả các bên tham chiến đều sử dụng cách thức tương tự để tạo ra các "sư đoàn ma" để tung hỏa mù đối phương hay thậm chí là để... trấn an đồng minh. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ngày nay dù các hệ thống trinh sát hiện đại hơn, thế nhưng phương thức tác chiến trận địa giả vẫn được phát triển, nhưng không chỉ dừng lại ở tre và đất sét như cách đây hơn 70 năm nữa mà tiến tới những mô hình vũ khí giống như thật bằng cao su bơm hơi. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những chiếc máy bay tre của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến quân Đồng Minh tốn không ít bom đạn và nhân lực khi cố tấn công vào những trận địa giả này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Thậm chí các binh lính Nhật còn tốn công đắp hẳn những chiếc xe tăng bằng đất. Các máy bay trinh sát Mỹ thường bay ở độ cao vài trăm đến cả nghìn mét với tốc độ vài trăm kilomet 1 giờ chắc chắn sẽ không thể nhận ra được trận địa giả này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những trận địa giả thường được dùng để đánh lạc hướng tiến quân của Đồng Minh hoặc thậm chí phía Nhật còn tương kế tựu kế, bố trí phòng không dày đặc xung quanh trận địa giả để triệt hạ những máy bay Mỹ cố oanh tạc trận địa này. Phía Mỹ thấy trận địa đối phương được bảo vệ cẩn mật càng cố đổ thêm quân vào nhằm tiêu diệt mục tiêu được coi là "có giá trị cao" này mà nào đâu có biết họ đã rơi vào cái bẫy của người Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chiến thuật này được sử dụng phổ biến vào nửa sau của cuộc chiến tranh thế giới khi người Nhật đã thất thế hơn so với phe Mỹ trên chiến trường. Những "khí tài" thô sơ này có cấu tạo rất đơn giản và trọng lượng nhẹ, chỉ tốn một vài tiếng là có thể thu xếp được một trận địa với vài chục máy bay "dởm" khiến trinh sát Mỹ giật mình vì chỉ qua một đêm đối phương đã tập hợp được cả một lực lượng khổng lồ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những trận địa giả thường sẽ có tác dụng chia lửa cho trận địa thật hoặc thậm chí là điểm phục kích lý tưởng của lực lượng phòng không. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Bù nhìn cũng được trưng dụng, những lô cốt giả này sẽ có tác dụng tung hỏa mù vào các tin tình báo của Mỹ khiến chiến thuật tác chiến của họ bị rối loạn ngay từ lúc lập kế hoạch. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh sỹ Mỹ soi xét cỗ xe tăng gỗ của đối phương, trên thực tế thì tất cả các bên tham chiến đều sử dụng cách thức tương tự để tạo ra các "sư đoàn ma" để tung hỏa mù đối phương hay thậm chí là để... trấn an đồng minh. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày nay dù các hệ thống trinh sát hiện đại hơn, thế nhưng phương thức tác chiến trận địa giả vẫn được phát triển, nhưng không chỉ dừng lại ở tre và đất sét như cách đây hơn 70 năm nữa mà tiến tới những mô hình vũ khí giống như thật bằng cao su bơm hơi. Nguồn ảnh: Theatlantic.