Theo báo chí Nga, gần đây không quân nước này đã triển khai tiêm kích Su-35 cùng nhiều máy bay chiến đấu khác trên quần đảo Kuril nhằm đề phòng trường hợp có thể xảy ra đối đầu quân sự với Nhật Bản.Tuy nhiên theo nhận xét của tạp chí Military Industrial Courier, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga đơn giản là chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Tokyo.Trong trường hợp xảy ra xung đột, tổn thất máy bay chiến đấu Nga có thể sẽ rất lớn. Trên thực tế chúng ta đang nói về thất bại nặng nề của các tiêm kích mạnh nhất đang phục vụ trong không quân Nga trước chiến đấu cơ Nhật Bản.“Lực lượng không quân Đất nước Mặt trời mọc có quy mô phi đội máy bay chiến đấu chỉ bằng một nửa so với chúng ta. Nhưng điều đặc biệt cần quan tâm là sức mạnh của họ lại tỏ ra vượt trội"."Nhật Bản với những công nghệ tiên tiến của mình là nước tiên phong đưa radar mảng pha quét chủ động (AESA) vào sử dụng, hiện tại các máy bay của họ có khả năng phát hiện mục tiêu vượt trội so với Nga"."Mặc dù Nga có Su-35 và MiG-31 được trang bị radar tầm xa nhưng độ chính xác của chúng không thể so sánh với radar AESA vì chỉ là loại quét thụ động (PESA) lạc hậu hơn nhiều, chưa kể phạm vi hiệu quả kém xa cự ly tối đa"."Xét về tổng thể các phẩm chất, hiện tại chỉ có Su-35S là tạm đủ khả năng đối đầu trực diện với những tiêm kích F-15J cũng như F-2 nâng cấp mang radar AESA tối tân của Nhật Bản"."Nhưng trong nhóm máy bay chiến đấu hiện đại, ưu thế về quân số hoàn toàn thuộc về người Nhật, khi tiêm kích Su-35S của chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất ít"."Ngoài ra Nga còn gặp vấn đề với tên lửa hiện đại khi việc cung cấp các tên lửa không đối không thực sự có thể dùng để chống lại đối thủ như vậy chỉ mới bắt đầu", tạp chí Military Industrial Courier nói rõ.Hiện tại khoảng cách công nghệ tỏ ra còn lớn hơn nữa khi Nhật Bản đã đưa vào biên chế các tiêm kích tàng hình F-35A vượt trội Su-35S, nhất là khi Nga chưa nhận được chiếc Su-57 nào.Với diện tích phản xạ radar (RCS) rất nhỏ kết hợp cùng radar mảng pha quét chủ động tối tân, F-35A sẽ "thấy trước và bắn trước" khi đối đầu tiêm kích Nga có chỉ số RCS thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay.Để khắc phục chênh lệch công nghệ trên không hoàn toàn thuộc về Nhật Bản, Nga buộc phải đưa ra biện pháp bất đối xứng đó là dựa vào các tổ hợp tên lửa phòng không.Theo nguồn tin của Military Industrial Courier, Nga đã triển khai một số lượng lớn các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa tại quần đảo Kuril, điều này sẽ làm mất đi mọi lợi thế của không quân Nhật Bản.“Trong trường hợp đối đầu, Nhật Bản gần như ngay lập tức sẽ mất một nửa lực lượng không quân, Tokyo có thể nắm giữ một số lợi thế, tuy nhiên trong bức tranh chung, những ưu thế đó ít rõ ràng hơn”.Mặc dù vậy, có nhận định cho rằng sự tự tin của Nga là không có cơ sở, bởi các hệ thống tên lửa phòng không "độc nhất vô nhị" và "không thể đánh bại" của họ từ S-300, Pantsir-S... đều có màn thể hiện tồi tệ từ chiến trường Syria cho tới Nagorno-Karabakh.Chẳng có gì đảm bảo rằng sẽ không có một thất bại nặng nề nữa dành cho vũ khí Nga khi phải đối đầu lực lượng nắm trong tay những công nghệ quân sự hàng đầu như Nhật Bản.
Theo báo chí Nga, gần đây không quân nước này đã triển khai tiêm kích Su-35 cùng nhiều máy bay chiến đấu khác trên quần đảo Kuril nhằm đề phòng trường hợp có thể xảy ra đối đầu quân sự với Nhật Bản.
Tuy nhiên theo nhận xét của tạp chí Military Industrial Courier, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga đơn giản là chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Tokyo.
Trong trường hợp xảy ra xung đột, tổn thất máy bay chiến đấu Nga có thể sẽ rất lớn. Trên thực tế chúng ta đang nói về thất bại nặng nề của các tiêm kích mạnh nhất đang phục vụ trong không quân Nga trước chiến đấu cơ Nhật Bản.
“Lực lượng không quân Đất nước Mặt trời mọc có quy mô phi đội máy bay chiến đấu chỉ bằng một nửa so với chúng ta. Nhưng điều đặc biệt cần quan tâm là sức mạnh của họ lại tỏ ra vượt trội".
"Nhật Bản với những công nghệ tiên tiến của mình là nước tiên phong đưa radar mảng pha quét chủ động (AESA) vào sử dụng, hiện tại các máy bay của họ có khả năng phát hiện mục tiêu vượt trội so với Nga".
"Mặc dù Nga có Su-35 và MiG-31 được trang bị radar tầm xa nhưng độ chính xác của chúng không thể so sánh với radar AESA vì chỉ là loại quét thụ động (PESA) lạc hậu hơn nhiều, chưa kể phạm vi hiệu quả kém xa cự ly tối đa".
"Xét về tổng thể các phẩm chất, hiện tại chỉ có Su-35S là tạm đủ khả năng đối đầu trực diện với những tiêm kích F-15J cũng như F-2 nâng cấp mang radar AESA tối tân của Nhật Bản".
"Nhưng trong nhóm máy bay chiến đấu hiện đại, ưu thế về quân số hoàn toàn thuộc về người Nhật, khi tiêm kích Su-35S của chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất ít".
"Ngoài ra Nga còn gặp vấn đề với tên lửa hiện đại khi việc cung cấp các tên lửa không đối không thực sự có thể dùng để chống lại đối thủ như vậy chỉ mới bắt đầu", tạp chí Military Industrial Courier nói rõ.
Hiện tại khoảng cách công nghệ tỏ ra còn lớn hơn nữa khi Nhật Bản đã đưa vào biên chế các tiêm kích tàng hình F-35A vượt trội Su-35S, nhất là khi Nga chưa nhận được chiếc Su-57 nào.
Với diện tích phản xạ radar (RCS) rất nhỏ kết hợp cùng radar mảng pha quét chủ động tối tân, F-35A sẽ "thấy trước và bắn trước" khi đối đầu tiêm kích Nga có chỉ số RCS thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay.
Để khắc phục chênh lệch công nghệ trên không hoàn toàn thuộc về Nhật Bản, Nga buộc phải đưa ra biện pháp bất đối xứng đó là dựa vào các tổ hợp tên lửa phòng không.
Theo nguồn tin của Military Industrial Courier, Nga đã triển khai một số lượng lớn các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa tại quần đảo Kuril, điều này sẽ làm mất đi mọi lợi thế của không quân Nhật Bản.
“Trong trường hợp đối đầu, Nhật Bản gần như ngay lập tức sẽ mất một nửa lực lượng không quân, Tokyo có thể nắm giữ một số lợi thế, tuy nhiên trong bức tranh chung, những ưu thế đó ít rõ ràng hơn”.
Mặc dù vậy, có nhận định cho rằng sự tự tin của Nga là không có cơ sở, bởi các hệ thống tên lửa phòng không "độc nhất vô nhị" và "không thể đánh bại" của họ từ S-300, Pantsir-S... đều có màn thể hiện tồi tệ từ chiến trường Syria cho tới Nagorno-Karabakh.
Chẳng có gì đảm bảo rằng sẽ không có một thất bại nặng nề nữa dành cho vũ khí Nga khi phải đối đầu lực lượng nắm trong tay những công nghệ quân sự hàng đầu như Nhật Bản.