Chiến dịch giải cứu con tin ở Iran hay còn có tên gọi là Operation Eagle Claw được Không quân Hải quân Mỹ thực hiện vào năm 1979 được coi là chiến dịch "mất mặt" nhất của lực lượng này trong suốt thế kỷ 20. Trong chiến dịch này, không những không một con tin nào được giải cứu mà thậm chí Mỹ còn mất rất nhiều lính thiện chiến cũng như máy bay. Nguồn ảnh: Wiki.Nguồn cơn của chiến dịch bắt đầu từ cuộc khủng hoảng ở Iran khi các lực lượng thân Liên Xô lật đổ chế độ thân Mỹ, dựng lên nhà nước Hồi Giáo Iran. Tất cả các nhân viên Đại Sứ Quán Mỹ ở Tehran bị bắt giữ làm con tin sau khi Đại sứ quán Mỹ bị đám đông phẫn nổ đập nát. Nguồn ảnh: C130.Tổng cộng có khoảng 52 con tin người Mỹ là nhân viên làm việc trong Đại Sứ Quán Mỹ tại thủ đô Tehran bị phía Iran bắt giữ. Trong cơn loạn lạc đã có 6 nhà ngoại giao khác chạy thoát được sang Đại Sứ Quán Canada. Tất cả những nhân viên ngoại giao trốn được sang Đại Sứ Quán Canada sau đó đã được CIA đưa về Mỹ an toàn. Nguồn ảnh: Associ.Tuy nhiên, 52 người còn lại bao gồm các nhà ngoại giao, lính Thủy quân Lục chiến Mỹ và một số công dân Mỹ khác vẫn bị phía Iran giam giữ. Sau một thời gian dài diễn ra cuộc khủng hoảng con tin Iran, CIA bắt đầu thu thập được các thông tin đáng tin cậy về nơi giam giữ những nhân viên này và bắt đầu lên kế hoạch giải cứu. Nguồn ảnh: CNN.Cuộc giải cứu được ấn định diễn ra trong thời gian từ ngày 24 tới ngày 25/4/1980 với sự tham gia của các lực lượng bao gồm CIA, tình báo quân đội, đặc nhiệm thủy quân, không quân hải quân và nhiều đơn vị hậu cần, thông tin khác, thậm chí, các đơn vị mật của CIA cũng ém quân sẵn xung quanh khu vực giam giữ con tin, sẵn sàng yểm trợ cho chiến dịch nếu cần. Nguồn ảnh: Wiki.Các máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch giải cứu con tin sẽ được sơn màu sơn rất sặc sỡ để có thể dễ dàng nhận ra nhau trên không nhằm bay đúng đội hình tiêu chuẩn. Yểm trợ chính cho cuộc hành quân là các máy bay F-4N hiện đại bậc nhất của Không quân Hải quân Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra còn có các trực thăng RH-53D được sơn màu sa mạc để dễ ngụy trang trong quá trình hành quân. Tất cả sẽ cùng được đặt trên tàu sân bay USS Nimitz-con tàu hiện đại nhất của Hải quân Mỹ thời bấy giờ và cũng là sở chủy huy tiền phương của toàn chiến dịch Eagle Claw. Nguồn ảnh: Wiki.Đoán trước được rằng đối phương sẽ bố trí phòng thủ rất chặt xung quanh Đại Sứ Quán Mỹ-nơi giam giữ các con tin, Mỹ đã huy động tổng cộng tới 93 đặc nhiệm Delta cùng với 13 lính đặc nhiệm khác từ đội Berlin ở Đức để tham gia cuộc đấu súng "chắc chắn sẽ xảy ra" này. Ảnh: Đội hình bay tiêu chuẩn của cuộc hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, cuộc hành quân này đã trở thành thảm họa và đã có nhiều đặc người Mỹ phải bỏ mạng từ trước khi đoàn máy bay tới được Tehran. Thảm họa đó bắt đầu từ việc tính toán tiếp nhiên liệu không chuẩn, dẫn tới việc một vài trực thăng của Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trên đường hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.Thêm vào đó, một trận bão cát nằm ngoài dự đoán của người Mỹ cũng xảy ra đúng trên đường hành quân bí mật của đoàn giải cứu. Kết cục là đã có ít nhất hai trực thăng của Mỹ va vào nhau trên không, buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Nguồn ảnh: Wiki.Chiếc máy bay chở nhiên liệu cho đoàn trực thăng là loại EC-130E thậm chí còn có số phận "thảm" hơn khi nó bị rơi tại chỗ do ảnh hưởng của bão cát khiến phi công mất tầm nhìn và các thiết bị điện tử trên khoang lái báo không chuẩn. Kết quả là cả đoàn quyết định quay về vì thương vong đã quá lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Chiến dịch bắt đầu từ 22:35 phút và kéo dài vỏn vẹn có hơn 1 tiếng đồng hồ trước khi được xem là thất bại hoàn toàn. Không một nỗ lực cứu hộ hoặc tìm xác nào được diễn ra, trong khi đó, phía Iran thông báo tìm thấy 9 thi thể tại hiện trường trong đó có 1 người Iran và 8 người Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Kết cục thảm hại này đã khiến Hải quân Mỹ mất mặt trước dư luận, kết luận cuối cùng được đưa ra là do phi công Mỹ không đủ khả năng bay đêm và hoàn toàn không có kỹ năng bay trong bão cát. Cuối cùng, 56 con tin Mỹ bị Iran bắt giữ đã được trao trả sau 444 ngày bị giam còn phía Mỹ đã không dám tổ chức bất cứ một cuộc giải cứu nào khác mà chỉ có thể trông chờ vào nỗ lực đàm phán ngoại giao. Nguồn ảnh: Wiki.Mời độc giả xem video: Khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979, sau Cách mạng Hồi giáo ở quốc gia Trung Đông này.
Chiến dịch giải cứu con tin ở Iran hay còn có tên gọi là Operation Eagle Claw được Không quân Hải quân Mỹ thực hiện vào năm 1979 được coi là chiến dịch "mất mặt" nhất của lực lượng này trong suốt thế kỷ 20. Trong chiến dịch này, không những không một con tin nào được giải cứu mà thậm chí Mỹ còn mất rất nhiều lính thiện chiến cũng như máy bay. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguồn cơn của chiến dịch bắt đầu từ cuộc khủng hoảng ở Iran khi các lực lượng thân Liên Xô lật đổ chế độ thân Mỹ, dựng lên nhà nước Hồi Giáo Iran. Tất cả các nhân viên Đại Sứ Quán Mỹ ở Tehran bị bắt giữ làm con tin sau khi Đại sứ quán Mỹ bị đám đông phẫn nổ đập nát. Nguồn ảnh: C130.
Tổng cộng có khoảng 52 con tin người Mỹ là nhân viên làm việc trong Đại Sứ Quán Mỹ tại thủ đô Tehran bị phía Iran bắt giữ. Trong cơn loạn lạc đã có 6 nhà ngoại giao khác chạy thoát được sang Đại Sứ Quán Canada. Tất cả những nhân viên ngoại giao trốn được sang Đại Sứ Quán Canada sau đó đã được CIA đưa về Mỹ an toàn. Nguồn ảnh: Associ.
Tuy nhiên, 52 người còn lại bao gồm các nhà ngoại giao, lính Thủy quân Lục chiến Mỹ và một số công dân Mỹ khác vẫn bị phía Iran giam giữ. Sau một thời gian dài diễn ra cuộc khủng hoảng con tin Iran, CIA bắt đầu thu thập được các thông tin đáng tin cậy về nơi giam giữ những nhân viên này và bắt đầu lên kế hoạch giải cứu. Nguồn ảnh: CNN.
Cuộc giải cứu được ấn định diễn ra trong thời gian từ ngày 24 tới ngày 25/4/1980 với sự tham gia của các lực lượng bao gồm CIA, tình báo quân đội, đặc nhiệm thủy quân, không quân hải quân và nhiều đơn vị hậu cần, thông tin khác, thậm chí, các đơn vị mật của CIA cũng ém quân sẵn xung quanh khu vực giam giữ con tin, sẵn sàng yểm trợ cho chiến dịch nếu cần. Nguồn ảnh: Wiki.
Các máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch giải cứu con tin sẽ được sơn màu sơn rất sặc sỡ để có thể dễ dàng nhận ra nhau trên không nhằm bay đúng đội hình tiêu chuẩn. Yểm trợ chính cho cuộc hành quân là các máy bay F-4N hiện đại bậc nhất của Không quân Hải quân Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra còn có các trực thăng RH-53D được sơn màu sa mạc để dễ ngụy trang trong quá trình hành quân. Tất cả sẽ cùng được đặt trên tàu sân bay USS Nimitz-con tàu hiện đại nhất của Hải quân Mỹ thời bấy giờ và cũng là sở chủy huy tiền phương của toàn chiến dịch Eagle Claw. Nguồn ảnh: Wiki.
Đoán trước được rằng đối phương sẽ bố trí phòng thủ rất chặt xung quanh Đại Sứ Quán Mỹ-nơi giam giữ các con tin, Mỹ đã huy động tổng cộng tới 93 đặc nhiệm Delta cùng với 13 lính đặc nhiệm khác từ đội Berlin ở Đức để tham gia cuộc đấu súng "chắc chắn sẽ xảy ra" này. Ảnh: Đội hình bay tiêu chuẩn của cuộc hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, cuộc hành quân này đã trở thành thảm họa và đã có nhiều đặc người Mỹ phải bỏ mạng từ trước khi đoàn máy bay tới được Tehran. Thảm họa đó bắt đầu từ việc tính toán tiếp nhiên liệu không chuẩn, dẫn tới việc một vài trực thăng của Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trên đường hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.
Thêm vào đó, một trận bão cát nằm ngoài dự đoán của người Mỹ cũng xảy ra đúng trên đường hành quân bí mật của đoàn giải cứu. Kết cục là đã có ít nhất hai trực thăng của Mỹ va vào nhau trên không, buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc máy bay chở nhiên liệu cho đoàn trực thăng là loại EC-130E thậm chí còn có số phận "thảm" hơn khi nó bị rơi tại chỗ do ảnh hưởng của bão cát khiến phi công mất tầm nhìn và các thiết bị điện tử trên khoang lái báo không chuẩn. Kết quả là cả đoàn quyết định quay về vì thương vong đã quá lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiến dịch bắt đầu từ 22:35 phút và kéo dài vỏn vẹn có hơn 1 tiếng đồng hồ trước khi được xem là thất bại hoàn toàn. Không một nỗ lực cứu hộ hoặc tìm xác nào được diễn ra, trong khi đó, phía Iran thông báo tìm thấy 9 thi thể tại hiện trường trong đó có 1 người Iran và 8 người Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Kết cục thảm hại này đã khiến Hải quân Mỹ mất mặt trước dư luận, kết luận cuối cùng được đưa ra là do phi công Mỹ không đủ khả năng bay đêm và hoàn toàn không có kỹ năng bay trong bão cát. Cuối cùng, 56 con tin Mỹ bị Iran bắt giữ đã được trao trả sau 444 ngày bị giam còn phía Mỹ đã không dám tổ chức bất cứ một cuộc giải cứu nào khác mà chỉ có thể trông chờ vào nỗ lực đàm phán ngoại giao. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem video: Khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979, sau Cách mạng Hồi giáo ở quốc gia Trung Đông này.