Năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam – Trung đoàn 921 ra đời. Đơn vị được trang bị 36 tiêm kích MiG-17F. Vào thời điểm đó, đây là chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của không quân ta.Tiêm kích hạng nhẹ MiG-17F trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.145 km/h, tầm bay 2.060km, trần bay 16.600m. Máy bay trang bị một pháo 37mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 (160 viên đạn).Tuy hiện đại so với không quân ta, nhưng nếu so với chiến đấu cơ của Mỹ thì MiG-17F thua kém về nhiều mặt: không có radar, không có tên lửa, tốc độ cận âm, pháo chỉ hiệu quả trong tầm 400m. Nhưng, với trí thông minh, lòng dũng cảm, các phi công trẻ của Không quân Việt Nam đã sử dụng MiG-17 bắn hạ nhiều máy bay tối tân của địch. Trong ảnh là hình vẽ minh họa MiG-17 Việt Nam bắn hạ F-4 “Con ma” - tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ lúc đó.Không những dùng MiG-17 cho nhiệm vụ phòng không, Không quân Nhân dân Việt Nam còn dùng MiG-17 oanh tạc tàu chiến Mỹ làm chúng phải “kinh hồn bạt vía”. Ngày 19/4/1972, biên đội MiG-17F do phi công Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Xuân Dị điều khiển đã không kích tàu chiến Mỹ ngoài Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới 2, tàu chiến Mỹ “ăn bom” từ trên không.Cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu viện trợ những tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-21F13 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam.Ngoài MiG-21F13, trong suốt những năm đánh Mỹ, Liên Xô còn viện trợ thêm các biến thể MiG-21PF/PFM, MiG-21MF (4 giá treo tên lửa). Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM của không quân Việt Nam.Trong 2 cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, không quân ta đã dùng MiG-21 bắn hạ hàng trăm máy bay tối tân của địch, trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52. Biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 mà Việt Nam nhận được là MiG-21bis, trang bị động cơ Tumansky R-25-300, và mang 2.880 lít nhiên liệu. Nó có khả năng đốt nhiên liệu phụ trội tăng thêm 3 phút - tăng lực đẩy từ 7100 kgf lên 9900 kgf, tăng tốc từ 600 km/h lên 1100 km/h trong 18 giây. Hỏa lực cho pháo 23mm 2 nòng và 4 giá treo vũ khí mang được 2 đạn không đối không K-13 hoặc 4 đạn R-60.Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ phục vụ, MiG-21 đang lùi dần vào quá khứ, nhường chỗ cho các chiến đấu cơ hiện đại hơn.Ngoài các máy bay tiêm kích do Liên Xô viện trợ, năm 1969 không quân ta còn nhận một số tiêm kích đánh chặn J-6 do Trung Quốc sản xuất. Trên cơ sở số máy bay này, ta thành lập thêm Trung đoàn tiêm kích 925.Tiêm kích J-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-6A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.540km/h. Máy bay trang bị 3 pháo 30mm ở cánh và thân. Những chiếc J-6 với “bàn tay vàng, bộ óc sáng tạo” của phi công Việt Nam đã bắn hạ một số máy bay Mỹ.Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, không quân ta còn có sự góp mặt của 8 chiếc máy bay ném bom phản lực Il-28. Đây là những chiếc máy bay ném bom chuyên dụng duy nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam cho tới ngày nay. Il-28 mang được 3 tấn bom trong khoang và trang bị 4 pháo 23mm.Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam được “hiện đại hóa lần 1” với việc trang bị thêm một vài loại máy bay chiến lợi phẩm thu được của quân Ngụy. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5 (Mỹ sản xuất) phục vụ trong không quân ta sau 1975.Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 (hãng Cessna Mỹ sản xuất) trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 thiết kế với 8 giá treo trên cánh mang được 1,2 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không AIM-9, bom Mk 82 241kg, rocket 70mm, súng máy hoặc pháo.Máy bay cường kích cánh quạt AD-6 (hãng Douglas Mỹ sản xuất) từng phục vụ trong Không quân Việt Nam. Máy bay thiết kế với 15 giá treo trên cánh mang tới 3,6 tấn vũ khí gồm: bom, ngư lôi, rocket và pháo.Năm 1979, Liên Xô lần đầu viện trợ cho Việt Nam hàng chục chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M. Thời điểm đó, Su-22 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Việt Nam và cũng là loại duy nhất vươn tới được quần đảo Trường Sa.Ngoài Su-22M, không quân ta còn tiếp nhận thêm một số biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K.Cuối những năm 1980, không quân ta tiếp nhận biến thể hiện đại nhất của Su-22, gọi là Su-22M4. Đây là biến thể cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không, có khả năng sử dụng vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.Giữa những năm 1990, trước yêu cầu chiến đấu mới, Việt Nam nhập khẩu một vài tiêm kích đa năng Su-27SK của hãng Sukhoi (Nga). Su-27SK có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí gồm tên lửa đối không và bom không điều khiển.Không quân Nhân dân Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa với việc mua sắm nhiều tiêm kích đa năng Su-30MK2. Tính tới nay, không quân ta sẽ có tổng cộng 36 máy bay Su-30MK, Su-30MK2. Đây là những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nhất của lực lượng không quân ta. Su-30MK/MK2 có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa, bom dẫn đường chính xác cao.Video Toàn cảnh 3 Sư đoàn Không quân Việt Nam bắn ném mục tiêu trên biển - Nguồn: PhuDongTube
Năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam – Trung đoàn 921 ra đời. Đơn vị được trang bị 36 tiêm kích MiG-17F. Vào thời điểm đó, đây là chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của không quân ta.
Tiêm kích hạng nhẹ MiG-17F trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.145 km/h, tầm bay 2.060km, trần bay 16.600m. Máy bay trang bị một pháo 37mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 (160 viên đạn).
Tuy hiện đại so với không quân ta, nhưng nếu so với chiến đấu cơ của Mỹ thì MiG-17F thua kém về nhiều mặt: không có radar, không có tên lửa, tốc độ cận âm, pháo chỉ hiệu quả trong tầm 400m. Nhưng, với trí thông minh, lòng dũng cảm, các phi công trẻ của Không quân Việt Nam đã sử dụng MiG-17 bắn hạ nhiều máy bay tối tân của địch. Trong ảnh là hình vẽ minh họa MiG-17 Việt Nam bắn hạ F-4 “Con ma” - tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ lúc đó.
Không những dùng MiG-17 cho nhiệm vụ phòng không, Không quân Nhân dân Việt Nam còn dùng MiG-17 oanh tạc tàu chiến Mỹ làm chúng phải “kinh hồn bạt vía”. Ngày 19/4/1972, biên đội MiG-17F do phi công Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Xuân Dị điều khiển đã không kích tàu chiến Mỹ ngoài Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới 2, tàu chiến Mỹ “ăn bom” từ trên không.
Cuối năm 1965, Liên Xô bắt đầu viện trợ những tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-21F13 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam.
Ngoài MiG-21F13, trong suốt những năm đánh Mỹ, Liên Xô còn viện trợ thêm các biến thể MiG-21PF/PFM, MiG-21MF (4 giá treo tên lửa). Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM của không quân Việt Nam.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, không quân ta đã dùng MiG-21 bắn hạ hàng trăm máy bay tối tân của địch, trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52. Biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 mà Việt Nam nhận được là MiG-21bis, trang bị động cơ Tumansky R-25-300, và mang 2.880 lít nhiên liệu. Nó có khả năng đốt nhiên liệu phụ trội tăng thêm 3 phút - tăng lực đẩy từ 7100 kgf lên 9900 kgf, tăng tốc từ 600 km/h lên 1100 km/h trong 18 giây. Hỏa lực cho pháo 23mm 2 nòng và 4 giá treo vũ khí mang được 2 đạn không đối không K-13 hoặc 4 đạn R-60.
Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ phục vụ, MiG-21 đang lùi dần vào quá khứ, nhường chỗ cho các chiến đấu cơ hiện đại hơn.
Ngoài các máy bay tiêm kích do Liên Xô viện trợ, năm 1969 không quân ta còn nhận một số tiêm kích đánh chặn J-6 do Trung Quốc sản xuất. Trên cơ sở số máy bay này, ta thành lập thêm Trung đoàn tiêm kích 925.
Tiêm kích J-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực WP-6A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.540km/h. Máy bay trang bị 3 pháo 30mm ở cánh và thân. Những chiếc J-6 với “bàn tay vàng, bộ óc sáng tạo” của phi công Việt Nam đã bắn hạ một số máy bay Mỹ.
Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, không quân ta còn có sự góp mặt của 8 chiếc máy bay ném bom phản lực Il-28. Đây là những chiếc máy bay ném bom chuyên dụng duy nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam cho tới ngày nay. Il-28 mang được 3 tấn bom trong khoang và trang bị 4 pháo 23mm.
Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam được “hiện đại hóa lần 1” với việc trang bị thêm một vài loại máy bay chiến lợi phẩm thu được của quân Ngụy. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5 (Mỹ sản xuất) phục vụ trong không quân ta sau 1975.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 (hãng Cessna Mỹ sản xuất) trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 thiết kế với 8 giá treo trên cánh mang được 1,2 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không AIM-9, bom Mk 82 241kg, rocket 70mm, súng máy hoặc pháo.
Máy bay cường kích cánh quạt AD-6 (hãng Douglas Mỹ sản xuất) từng phục vụ trong Không quân Việt Nam. Máy bay thiết kế với 15 giá treo trên cánh mang tới 3,6 tấn vũ khí gồm: bom, ngư lôi, rocket và pháo.
Năm 1979, Liên Xô lần đầu viện trợ cho Việt Nam hàng chục chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M. Thời điểm đó, Su-22 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Việt Nam và cũng là loại duy nhất vươn tới được quần đảo Trường Sa.
Ngoài Su-22M, không quân ta còn tiếp nhận thêm một số biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K.
Cuối những năm 1980, không quân ta tiếp nhận biến thể hiện đại nhất của Su-22, gọi là Su-22M4. Đây là biến thể cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không, có khả năng sử dụng vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.
Giữa những năm 1990, trước yêu cầu chiến đấu mới, Việt Nam nhập khẩu một vài tiêm kích đa năng Su-27SK của hãng Sukhoi (Nga). Su-27SK có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí gồm tên lửa đối không và bom không điều khiển.
Không quân Nhân dân Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa với việc mua sắm nhiều tiêm kích đa năng Su-30MK2. Tính tới nay, không quân ta sẽ có tổng cộng 36 máy bay Su-30MK, Su-30MK2. Đây là những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nhất của lực lượng không quân ta. Su-30MK/MK2 có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa, bom dẫn đường chính xác cao.
Video Toàn cảnh 3 Sư đoàn Không quân Việt Nam bắn ném mục tiêu trên biển - Nguồn: PhuDongTube