Tình hình chiến sự giữa hai nước Armenia và Azerbaijan đã diễn ra cực kỳ căng thẳng kể từ ngày 27/9 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Xét về ưu thế tác chiến mặt đất thì Armenia đang có chút nhỉnh hơn khi đã tiêu diệt được nhiều tăng - thiết giáp của đối thủ, tuy nhiên xét về bầu trời thì Azerbaijan đã hoàn toàn áp đảo, gây ra nhiều khó khăn cho kẻ địch. Ảnh: Máy bay An-2 của Azerbaijan hoán cải thành UAV.Trong đó, tác chiến UAV được quân đội Azerbaijan đặc biệt chú trọng, khi họ sử dụng phương tiện bay không người lái (UAV) trong nhiều nhiệm vụ như trinh sát cung cấp tham số mục tiêu cho pháo binh, do thám trận địa đối phương, sử dụng các loại tên lửa tiêu diệt trực tiếp mục tiêu,… và đạt được nhiều thành công vang dội, có tính thực chiến cao. Điều này làm cho nhiều nước trên thế giới thực sự nhận ra sự quan trọng của tác chiến UAV trong chiến tranh. Ảnh: UAV vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, loại chủ lực của Azerbaijan hiện nayĐặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp đỡ Azerbaijan nâng cấp số lượng lớn máy bay vận tải hạng nhẹ An-2 hai tầng cánh lỗi thời của mình trở thành các UAV cỡ lớn, có thể bay vào trinh sát trận địa đối phương. Đây là phương án cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tạo chuyển biến lớn trên chiến trường. Ảnh: Số lượng lớn An-2 hoán cải thành UAV của Azerbaijan.An-2 UAV có tốc độ bay rất chậm, do đó khi lọt vào trận địa phòng không đối phương sẽ nhanh chóng thu hút hỏa lực của địch tập trung bắn phá, làm lộ vị trí vũ khí khí tài của địch từ đó truyền thông tin về cho sở chỉ huy. Ảnh: Máy bay An-2 UAV của Azerbaijan.Sau khi kẻ địch lộ trận địa, các UAV vũ trang đã chuẩn bị từ trước sẽ nhanh chóng tham chiến, dùng các loại hỏa lực được trang bị công kích mục tiêu, khiến đối phương trở tay không kịp dẫn đến kết cục tổn thất nặng nề. Đây có thể nói là một phương án tác chiến cực kỳ hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, lại có hiệu quả hơn nhiều so với các phương án tác chiến truyền thống, cực kỳ đáng học tập và áp dụng vào thực tiễn. Ảnh: UAV vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, đang được Azerbaijan trang bị số lượng lớn.Việc hoán cải An-2 thành UAV cỡ lớn thực ra đã có một số áp dụng từ trước. Có thể kể đến như Trung Quốc đã chuyển đổi một số máy bay vận tải Y-5 (phiên bản An-2 do nước này tự chế tạo) thành UAV cho mục đích vận chuyển hàng hóa dân sự cực kỳ hiệu quả và nó từng thực hiện được chiến bay với quãng đường dài 1.000km. Ảnh: Máy bay Y-5 UAV cho mục đích dân sự của Trung Quốc.Hiện nay, Không quân ta cũng đang sở hữu cơ số khá nhiều máy bay An-2 cũ do Liên Xô chế tạo và viện trợ. Theo báo cáo vào năm 2016, Việt Nam đã nhờ LB Nga hỗ trợ nâng cấp tới 40 chiếc An-2 để đáp ứng thông số kỹ thuật, tiếp tục sử dụng dù cho loại máy bay này đã có phần lỗi thời nhưng vẫn còn nhiều công dụng. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam - Nguồn: QĐNDNhìn từ cách chuyển đổi của Azerbaijan ta có thể thấy rằng những chiếc An-2 này khi biến thành UAV sẽ thu hút hỏa lực của đối phương cực kỳ tốt và tiết kiệm chi phí rất lớn trong khi lại có thể tận dụng một số lượng lớn máy bay già cỗi, khả năng vận hành không còn đảm bảo tình trạng kỹ thuật. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam.An-2 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai tầng cánh một động cơ cánh quạt đặt ở mũi, được nước bạn Liên Xô viện trợ cho ta từ những năm 1950-1960. Máy bay có chiều dài 12.4m, phi hành đoàn từ 1 - 2 người và có thể chở theo tối đa 12 người hoặc 2 tấn hàng hóa, vận tốc tối đa 258km/h, trần bay 4.5km, tầm bay tối đa 845km. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã từng sử dụng An-2 để cường kích mặt đất bằng cách lắp thêm các Pod rocket. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam.Với truyền thống vẻ vang của Không quân ta, việc nhanh chóng tiếp thu và phát triển các lối đánh mới, hiện đại trên thế giới là vô cùng cần thiết, giúp ta thích ứng tốt với các chuyển biến trên chiến trường, nắm bắt tốt ý định của địch cũng như đưa ra cách đối phó phù hợp trong thời đại tác chiến UAV đang nở rộ. Từ đó không làm Tổ quốc bị động, bất ngờ từ phía bầu trời, bảo vệ vững chứng hơn nữa chủ quyền quốc gia. Ảnh: Phi công tiêm kích Việt Nam thảo luận rút kinh nghiệm sau chuyến bay. Video Việt Nam chế tạo được UAV hiện đại - Nguồn: VTV
Tình hình chiến sự giữa hai nước Armenia và Azerbaijan đã diễn ra cực kỳ căng thẳng kể từ ngày 27/9 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Xét về ưu thế tác chiến mặt đất thì Armenia đang có chút nhỉnh hơn khi đã tiêu diệt được nhiều tăng - thiết giáp của đối thủ, tuy nhiên xét về bầu trời thì Azerbaijan đã hoàn toàn áp đảo, gây ra nhiều khó khăn cho kẻ địch. Ảnh: Máy bay An-2 của Azerbaijan hoán cải thành UAV.
Trong đó, tác chiến UAV được quân đội Azerbaijan đặc biệt chú trọng, khi họ sử dụng phương tiện bay không người lái (UAV) trong nhiều nhiệm vụ như trinh sát cung cấp tham số mục tiêu cho pháo binh, do thám trận địa đối phương, sử dụng các loại tên lửa tiêu diệt trực tiếp mục tiêu,… và đạt được nhiều thành công vang dội, có tính thực chiến cao. Điều này làm cho nhiều nước trên thế giới thực sự nhận ra sự quan trọng của tác chiến UAV trong chiến tranh. Ảnh: UAV vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, loại chủ lực của Azerbaijan hiện nay
Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp đỡ Azerbaijan nâng cấp số lượng lớn máy bay vận tải hạng nhẹ An-2 hai tầng cánh lỗi thời của mình trở thành các UAV cỡ lớn, có thể bay vào trinh sát trận địa đối phương. Đây là phương án cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tạo chuyển biến lớn trên chiến trường. Ảnh: Số lượng lớn An-2 hoán cải thành UAV của Azerbaijan.
An-2 UAV có tốc độ bay rất chậm, do đó khi lọt vào trận địa phòng không đối phương sẽ nhanh chóng thu hút hỏa lực của địch tập trung bắn phá, làm lộ vị trí vũ khí khí tài của địch từ đó truyền thông tin về cho sở chỉ huy. Ảnh: Máy bay An-2 UAV của Azerbaijan.
Sau khi kẻ địch lộ trận địa, các UAV vũ trang đã chuẩn bị từ trước sẽ nhanh chóng tham chiến, dùng các loại hỏa lực được trang bị công kích mục tiêu, khiến đối phương trở tay không kịp dẫn đến kết cục tổn thất nặng nề. Đây có thể nói là một phương án tác chiến cực kỳ hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, lại có hiệu quả hơn nhiều so với các phương án tác chiến truyền thống, cực kỳ đáng học tập và áp dụng vào thực tiễn. Ảnh: UAV vũ trang TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, đang được Azerbaijan trang bị số lượng lớn.
Việc hoán cải An-2 thành UAV cỡ lớn thực ra đã có một số áp dụng từ trước. Có thể kể đến như Trung Quốc đã chuyển đổi một số máy bay vận tải Y-5 (phiên bản An-2 do nước này tự chế tạo) thành UAV cho mục đích vận chuyển hàng hóa dân sự cực kỳ hiệu quả và nó từng thực hiện được chiến bay với quãng đường dài 1.000km. Ảnh: Máy bay Y-5 UAV cho mục đích dân sự của Trung Quốc.
Hiện nay, Không quân ta cũng đang sở hữu cơ số khá nhiều máy bay An-2 cũ do Liên Xô chế tạo và viện trợ. Theo báo cáo vào năm 2016, Việt Nam đã nhờ LB Nga hỗ trợ nâng cấp tới 40 chiếc An-2 để đáp ứng thông số kỹ thuật, tiếp tục sử dụng dù cho loại máy bay này đã có phần lỗi thời nhưng vẫn còn nhiều công dụng. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam - Nguồn: QĐND
Nhìn từ cách chuyển đổi của Azerbaijan ta có thể thấy rằng những chiếc An-2 này khi biến thành UAV sẽ thu hút hỏa lực của đối phương cực kỳ tốt và tiết kiệm chi phí rất lớn trong khi lại có thể tận dụng một số lượng lớn máy bay già cỗi, khả năng vận hành không còn đảm bảo tình trạng kỹ thuật. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam.
An-2 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai tầng cánh một động cơ cánh quạt đặt ở mũi, được nước bạn Liên Xô viện trợ cho ta từ những năm 1950-1960. Máy bay có chiều dài 12.4m, phi hành đoàn từ 1 - 2 người và có thể chở theo tối đa 12 người hoặc 2 tấn hàng hóa, vận tốc tối đa 258km/h, trần bay 4.5km, tầm bay tối đa 845km. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã từng sử dụng An-2 để cường kích mặt đất bằng cách lắp thêm các Pod rocket. Ảnh: Máy bay An-2 của Không quân Việt Nam.
Với truyền thống vẻ vang của Không quân ta, việc nhanh chóng tiếp thu và phát triển các lối đánh mới, hiện đại trên thế giới là vô cùng cần thiết, giúp ta thích ứng tốt với các chuyển biến trên chiến trường, nắm bắt tốt ý định của địch cũng như đưa ra cách đối phó phù hợp trong thời đại tác chiến UAV đang nở rộ. Từ đó không làm Tổ quốc bị động, bất ngờ từ phía bầu trời, bảo vệ vững chứng hơn nữa chủ quyền quốc gia. Ảnh: Phi công tiêm kích Việt Nam thảo luận rút kinh nghiệm sau chuyến bay.
Video Việt Nam chế tạo được UAV hiện đại - Nguồn: VTV